Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Phân tích:Câu sai: Câu 1, Câu 2, Câu 3

+ Câu 1: Sai về từ ngữ “ chót lọt” -> Câu không trong sáng

+ Câu 2: Sai về phong cách ngôn ngữ “ hết sức là” -> Câu không trong sáng

 Câu đúng: Câu 4, Câu 5

ppt22 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
giữ gìn sự trong sáng của tiếng việtA.Mục tiêu bài học:- Mục tiêu kiến thức: Giúp HS+ Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta+ Nắm được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt: Tính chuẩn mực, có quy tắc; sự không lai căng, lạm dụng ngôn ngữ khác; phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói- Mục tiêu kĩ năng: Giúp HS+ Biết cách sử dụng các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của tiếng Việt+Biết phát hiện và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt- Mục tiêu thái độ: Giúp HS+ Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông+ Có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của tiếng Việt+ Biết phê phán và loại trừ những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt B. Chuẩn bị của GV và HS- GV đọc SGK, SGV, STK; sưu tầm các ngữ liệu trong cuộc sống có liên quan tới việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị phiếu học tập, chuẩn bị máy chiếu.- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học	+ Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi	+ Sưu tầm ngữ liệu trên báo chí, trong đời sống hằng ngày có liên quan tới việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt	+ Chuẩn bị SGK, vở ghi đầy đủ	+ Chuẩn bị phiếu trả lời câu hỏi theo mẫuC. Phương pháp, phương tiện dạy học:- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp đàm thoại- Tổ chức dạy học kết hợp giữa 2 hình thức hợp tác theo nhóm và làm việc độc lập - Sử dụng phương tiện dạy học: SGK, máy chiếuD. Tiến trình tổ chức dạy học1. ổn định lớp2. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.Trong chương trình lớp 10, chúng ta đã học về “ Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt”. Vậy khi sử dụng tiếng Việt cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?HS trả lời ngắn gọn các yêu cầu của tiếng Việt GV dẫn vào bài mới: Khi sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết; về từ vựng, ngữ pháp; về phong cách ngôn ngữ tức là đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở những phương diện nào? Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. “ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được chia làm 2 tiết,hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu tiết 1I .Sự trong sáng của tiếng Việt1. Tìm hiểu VD* NGữ liệu 1- Cho các câu sau:+ Câu 1: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt+ Câu 2: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp+ Câu 3:Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc+ Câu 4: Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài – những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc + Câu 5: “Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”  Tre Việt Nam – Nguyễn Duy Hoạt động 1:Phân tích ngữ liệuGV chiếu ngữ liệu lên bảngHS ghi vào vở GV nêu câu hỏiCâu 1. Trong các câu trên đâu là câu đúng, đâu là câu sai? Chỉ rõ các lỗi.HS trả lời lần lượt theo các câuGV chiếu lên bảng HS ghi nhanh bài- Phân tích:Câu sai: Câu 1, Câu 2, Câu 3+ Câu 1: Sai về từ ngữ “ chót lọt” -> Câu không trong sáng+ Câu 2: Sai về phong cách ngôn ngữ “ hết sức là” -> Câu không trong sáng  Câu đúng: Câu 4, Câu 5GV nêu tiếp câu hỏiCâu 2: So sánh câu 3 với câu 4 và cho biết câu nào diễn đạt trong sáng, rõ ràng? Tại sao?HS trả lời, phân tích từng câu.GV chiếu lên bảng +Câu 4: Có nội dung mạch lạc: nói về tình cảm của nhà văn đối với đất nước, con người. Các quan hệ trong câu rõ ràng, đảm bảo sự chuẩn mực về ngữ nghiã, ngữ pháp -> Câu trong sángCâu 3: Hình tượng cây tre được Nguyễn Duy khắc hoạ cụ thể qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong 2 câu thơ trên? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? Tác dụng của nó ra sao?HS suy nghĩ phân tích .GV khẳng định .GV nêu câu hỏi tiếp theoVậy theo em việc sử dụng những từ “ lưng, áo, con” của tác giả có chuẩn xác không? Tại sao?HS đưa ra ý kiến của mình.GV chốt lại+ Câu 5: Từ ngữ, hình ảnh “lưng trần”, “phơi nắng phơi sương”, “manh áo cộc” kết hợp biện pháp ẩn dụ -> hình tượng thực về cây tre -> người phụ nữ Việt Nam: trung hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái. Các từ “lưng, áo, con” không chỉ diễn tả hình ảnh thực về cây tre, mà còn gợi lên một cách sâu sắc về hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam, đồng thời còn gửi gắm thái độ, tình cảm của tác giả. Cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở đây không chỉ chuẩn xác mà còn mang tính sáng tạo -> Câu trong sángGV mở rộng vấn đềViệc sáng tạo những cái mới đó có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng Việt. Và khi sáng tạo những cái mới phải đảm bảo yếu tố gì? Những tên tuổi nhà thơ, nhà văn nào luôn đi tìm tòi sáng tạo cái mới trong ngôn ngữ thơ ca, văn chương? Lấy VD.HS trình bày suy nghĩ hiểu biết của mìnhGợi ý Các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Du, Xuân Diệu, Nam Cao,..VD: 	“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi 	 Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa	Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” 	 Vội vàng- Xuân DiệuHoạt động 2: Rút ra kết luậnGV nêu câu hỏi:Qua việc phân tích các VD trên, em thấy sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện trước tiên ở những phương diện nào?HS đưa ra kết luậnGV chiếu lên màn hìnhHS ghi bài- Kết luận 1: Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện:+ Tính chuẩn mực về phát âm, chữ viết; về từ ngữ; về ngữ pháp; về phong cách ngôn ngữ, và phải tuân theo quy tắc chung của tiếng Việt.+ Sự sáng tạo cái mới phải phù hợp với quy tắc chung.Sự sáng tạo cái mới không những đảm bảo được sự trong sáng của việc tiếng Việt, mà còn góp phần phát triển tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạngNgữ liệu 2GV đưa ra ngữ liệu 2HS ghi bài - Cho các câu sau:+ Câu 1: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên của độc lập, tự do và hạnh phúc+ Câu 2: Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí file đồ hoạ, một hacker xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành.+ Câu 3: Liên hoan festival nghệ thuật Tây Nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuật+ Câu 4: Đơn vị đo dòng điện là vôn.+ Câu 5: Nước là hợp chất gồm hydro và oxy+ Câu 6: Các superstar thích dùng mobile phone loại xịnHoạt động 1: Tổ chức hội thảo theo nhómGV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cử nhóm trưởngGV nêu vấn đề: Các em đã đọc kĩ SGK ở nhà, bây giờ các em xem lại phần 2, kết hợp với ngữ liệu đã nêu, trả lời các câu trong phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HSHS trao đổi thảo luậnGV tổ chức cho các nhóm lần lượt trình bày, nhận xét, bổ sung theo từng câuGV hệ thống lạiNhững từ vay mượn nước ngoài 	cần thiết- Cách mạng, kỉ nguyên, độc lập, tự do, hạnh phúc- thuật ngữ chính trị -> Từ vay mượn tiếng Hán- Microsoft, cocoruder – danh từ riêng -> Từ vay muợn tiếng Anh- Hợp chất- thuật ngữ khoa học-> Từ vay muợn tiếng Hán- Vôn, hydro, oxy- thuật ngữ khoa học -> Từ vay mượn tiếng Anh=> Đây là những thuật ngữ chính trị, khoa học không có trong tiếng Việt, vì thế đó là những từ vay mượn cần thiếtNhững từ lạm dụng tiếng nước ngoài-File = tệp tin hacker= kẻ đột nhập trái phép vào hệ thống máy tính - Festival = liên hoan, lễ hội - Superstar = siêu sao- mobile phone = điện thoại di động => Đây là những từ ngữ có trong hệ thống từ vựng tiếng Việt vì thế không nên lạm dụng tiếng nước ngoài. Câu 2: GV để HS phát biểu suy nghĩ của mìnhĐịnh hướngCâu2:ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn. Trong quá trình hội nhập, phát triển, việc vận dụng, vay mượn ngôn ngữ nước ngoài là điều khó tránh khỏi nhưng phải có chừng mực, nếu không tiếng Việt sẽ ngày càng nghèo nàn. Câu 3. Từng nhóm đưa ra các VD của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.Hoạt động 2: Rút ra kết luận- Kết luận 2: Sự trong sáng của tiếng Việt không chấp nhận những yếu tố lai căng, pha tạp quá mức ngôn ngữ nước ngoài, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.Ngữ liệu 3- Cho VD –SGK/ T.33Hoạt động 1: Phân tích ngữ liệuGV nêu vấn đề:Cuộc đối thoại trích dẫn trong SGK diễn ra giữa 2 nhân vật: Lão Hạc – người nông dân chất phác, ông giáo – người tri thức nghèo khổ. “Hai nhân vật tuy sống trong ảnh thiếu thốn vất vả,...nhưng qua lời nói, mỗi người vẫn thể hiện một sự ứng xử văn hoá, lịch sự”- SGK/T.33Dựa vào kiến thức về phương châm lịch sự cũng như về Xưng hô trong hội thoại mà em đã học trong CT Ngữ văn lớp 9,hãy phân tích lời nói của các nhân vật để làm sáng tỏ nhận xét trên.HS suy nghĩ, phân tíchGV định hướng- Phân tích: Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ+ Cách xưng hô: Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con -> Thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi.Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông-> thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo+ Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “ vâng! Ông giáo dạy phải” -> Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo+ Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch sựGV mở rộng vấn đềBên cạnh những lời văn mang tính lịch sự, có văn hoá, ta vẫn bắt gặp trong văn chương những lời nói không đảm bảo tính lịch sự, trong sáng của tiếngViệt. VD Việt.VD( GV chiếu ngữ liệu mói ( GV chiếu ngữ liệu mới lên bảng) Tại sao lại có điêù đó?“Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?” ( Chí Phèo – Nam Cao) HS suy nghĩ trả lờiGV khẳng định lạiBởi tác giả muốn nhân vật trực tiếp bộc lộ tính cách đối với người đọc qua chính những ngôn ngữ của mìnhLời nói của Chí Phèo trong trích đoạn trên là lời nói của Chí khi đã bị tha hoá trở thành một tên côn đồ, bặm trợn, một con quỷ của làng Vũ ĐạiHoạt động 2: Rút ra kết luậnGV nêu câu hỏiVậy theo em, sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở phương diện nào?HS trả lời ngắn gọn.GV chốt lại- Kết luận 3:+ Việc sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.+ Cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. GV mở rộng vấn đềTrong cuộc sống ngày hôm nay, vẫn còn xuất hiện ở đâu đó, ở một số người những lời nói thô tục, thiếu văn hoá, lịch sự. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi chúng ta cần phải làm gì?Vấn đề này các em hãy suy nghĩ thêm để trao đổi vào buổi học hôm sauGV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thứcQua việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, em hãy rút ra kết luận về Sự trong sáng của tiếng Việt. Sau đó, tìm một VD tiêu biểu để phân tích=> Kết luận chung Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở các phương diện:- Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt- Không sử dụng các yếu tố lai căng, pha tạp- Đảm bảo tính lịch sử, có văn hoá trong lời nói.2. Luyện tậpBài 1.SGK/ 33 .GV hướng dẫn HS làm bàiBước 1: Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu của bàiBước 2: Yêu cầu HS tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả dùng để miêu tả diện mạo hoặc tính cách nhân vật trong Truyện KiềuBước 3: Yêu cầu HS tìm các từđồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các cụm từ trên để thay thế, sau đó so sánh đối chiếu với cách sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du.Bước 4: Rút ra nhận xét về các từ ngữ mà 2 tác giả đã sử dụngGợi ý: Các từ ngữ nói về các nhân vật:- Kim Trọng: rất mực chung tình- Thuý Vân: cô em gái ngoan- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt- Thúc Sinh: sợ vợ- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ- Tú Bà: màu da “ nhờn nhợt”- Mã Giám Sinh: “ mày râu nhẵn nhụi”- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “ xoen xoét”Bài 2.Tại sao việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt lại là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. GV đưa ra bài tập 2, tổ chức cho HS trao đổi, phát biểu suy nghĩ của mình tại lớpĐịnh hướng- Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp, là thứ của cải vô cùng quý giá cần phải giữ gìn- Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam- Trong giai đoạn hiện nay, khi VN gia nhập WTO, thì việc mở cửa hội nhập là nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến việc du nhập vào Việt Nam rất nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, mở ra nhiều xu hướng nhằm phát triển hệ thống ngôn ngữ của chúng ta, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức và nguy cơ làm vẩn đục tiếng Việt. Chính vì thế, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được dặt nên hàng đầu. - Tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng lời ăn tiếng nói thô tục, thiếu văn hoá đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều người, nhiều môi trường trong xã hội ngày nayBài 3: Đọc câu chuyện vui sau:“ Trong một lần nói chuyện cùng các cán bộ, có một cán bộ dùng từ: “ thiệt là một thắng lợi trời long đất lở”. Bác Hồ đã phê bình bằng một câu nói hóm hỉnh: “ Thế sau thắng lợi, Bác và chú sẽ ở đâu?””Suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Viết một đoạn văn nghị luận về hiện tượng sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn xác trong cuộc sống hôm nayGV yêu cầu HS về nhà làmKiểm tra vào giờ sauGV gợi ý cho HS- Suy nghĩ về mẩu chuyện trên:+ Là một mẩu chuyện vui nhưng đã phải ánh được một hiện tượng khá phổ biến về viêc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày: sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn xác+ Qua mẩu chuyện cho ta thấy được ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Bác Hồ.- Viết đoạn văn: Khoảng 20 dòng về các hiện tượng sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn xác. e.Các hoạt động tiếp nối sau giờ học:- GV yêu cầu HS về làm bài tập số 2 SGK/ T.34- Suy nghĩ về các vấn đề được mở ra trong giờ học- Sưu tầm trên đài, trên báo những hiện tượng làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt- Ôn tập lại kiến thức đã học chuẩn bị viết bài viết số 1

File đính kèm:

  • pptGiu_gin_su_trong_sang_cua_tieng_Viet.ppt
Bài giảng liên quan