Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Đàn ghi ta của Lor - Ca

 + Lorca là một nghệ sĩ có khát vọng đẹp, dũng cảm theo đuổi khát vọng của mình nhưng hết sức đơn độc. Sự tương phản chứa đựng trong hệ thống hình ảnh gợi nhiều liên tưởng: “tiếng đàn bọt nước”. Khát vọng cuộn xoáy mãnh liệt nhưng cũng hết sức mong manh, có thể “vỡ tan” lúc nào; “áo choàng đỏ gắt’ mạnh mẽ, chói sáng nhưng gần kề cái chết (đó cũng là màu đỏ gắt của máu); “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”, ước mơ, khát vọng đẹp, tha thiết theo đuổi miệt mài nhưng cái đích của khát vọng vẫn xa vời, mờ ảo

 + Lorca đơn độc nhưng dũng cảm đương đầu với nguy hiểm để thực hiện khát vọng. Đó là vẻ đẹp của một phong cách du ca lãng tử (Lorca như võ sĩ đấu bò tót, một mình đối diện với hiểm nguy, đương đầu với chế độ độc tài phát xít).

 

ppt25 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Đàn ghi ta của Lor - Ca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)I. Tiểu dẫn1. Tỏc giả, tỏc phẩm chớnh (SGK)2. Xuất xứ:-  In trong tập khối vuụng “Ru bớch”-  là bài thơ tiờu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo (sgk)Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)1. Tỡm hiểu nhan đề và lời đề từ Khi tụi chết hóy chụn tụi với cõy đàn ghi ta)-  Tỡnh yờu nghệ thuật, tỡnh yờu Tõy Ban Nha-  Phải biết chụn nghệ thuật của ễng để đi tới. ễng khụng muốn là “lực cản” đối với thế hệ sau.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)2. Đọc và tỡm hiểu bố cục (4 phần)những tiếng đàn bọt nướcTõy Ban Nha ỏo choàng đỏ gắtli- la li- la li- lađi lang thang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choỏngtrờn yờn ngựa mỏi mũnTõy Ban Nhahỏt nghờu ngaobỗng kinh hoàngỏo choàng bờ bết đỏLor-ca bị điệu về bói bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi ta nõubầu trời cụ gỏi ấytiếng ghi ta lỏ xanh biết mấytiếng ghi ta trũn bọt nước vỡ tantiếng ghi ta rũng rũngmỏu chảyĐoạn 1: Hỡnh tượng người “Kị sĩ văn chương” đơn độcĐoạn 2: Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “mỏu chảy”khụng ai chụn cất tiếng đàntiếng đàn như cỏ mọc hoanggiọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đỏy giếngđường chỉ tay đó đứtdũng sụng rộng vụ cựngLor-ca bơi sang ngangtrờn chiếc ghi ta màu bạcchàng nộm lỏ bựa cụ gỏi Di-ganvào xoỏy nướcchàng nộm trỏi tim mỡnhvào lặng yờn bất chậtli- la li- la li- laĐoạn 3: Những tiếng đàn khụng được tiếp tụcĐoạn 4: Suy tư về sự ra đi của Lor-caĐề 1: Hình tượng Lorca qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo. 1. Mở bàiGiới thiệu tác giả; giới thiệu bài thơ; hình tượng thơ (Lorca một thiên tài nghệ thuật của Tây Ban Nha).2. Thân bài:* GT Về Lorca và bối cảnh chính trị TBN. * Hình tượng Lorca qua bài thơ: Một nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật chết một cách bi thảm dưới bàn tay tàn bạo của bọn độc tài phát xít nhưng cuộc đời và nghệ thuật của ông bất tử cùng đất nước và nhân dân mình.- Lorca, một nghệ sĩ tự do và đơn độc:	những tiếng đàn bọt nước	Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt	li la li la li la 	đi lang thang về miền đơn độc	với vầng trăng chếnh choáng	trên yên ngựa mỏi mòn+ Lorca hiện lên qua đoạn thơ mang đậm bản sắc dân tộc Tây Ban Nha (hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi nhớ các võ sĩ đấu bò tót ở Tây Ban Nha; hình ảnh “vầng trăng”, “yên ngựa”, và “tiếng đànli la” gợi hình ảnh một kị sĩ lang thang giữa không gian mênh mông, hát những bản nhạc của mình bằng cây ghi ta, một nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha).	+ Lorca là một nghệ sĩ có khát vọng đẹp, dũng cảm theo đuổi khát vọng của mình nhưng hết sức đơn độc. Sự tương phản chứa đựng trong hệ thống hình ảnh gợi nhiều liên tưởng: “tiếng đàn bọt nước”. Khát vọng cuộn xoáy mãnh liệt nhưng cũng hết sức mong manh, có thể “vỡ tan” lúc nào; “áo choàng đỏ gắt’ mạnh mẽ, chói sáng nhưng gần kề cái chết (đó cũng là màu đỏ gắt của máu); “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”, ước mơ, khát vọng đẹp, tha thiết theo đuổi miệt mài nhưng cái đích của khát vọng vẫn xa vời, mờ ảo	+ Lorca đơn độc nhưng dũng cảm đương đầu với nguy hiểm để thực hiện khát vọng. Đó là vẻ đẹp của một phong cách du ca lãng tử (Lorca như võ sĩ đấu bò tót, một mình đối diện với hiểm nguy, đương đầu với chế độ độc tài phát xít).- Lorca một cái chết oan khuất, bi thảm: 	Tây Ban Nha	hát ngêu ngao	bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ	Lorca bị điệu về bãi bắn	chàng đi như người mộng du	Đây là đoạn thơ duy nhất trong bài thơ không nhuốm màu tượng trưng, siêu thực. Thanh Thảo đã dùng từ ngữ, hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp hoán dụ (“hát ngêu ngao” chỉ Lorca đang tự do; “áo choàng bê bết đỏ” chỉ cái chết của Lorca), đối lập (Lorca đang tự do bỗng cái chết đến thật kinh hoàng) nhằm khắc sâu ấn tượng về cái chết của Lorca: Tuy có dự cảm trước nhưng vẫn hết sức bất ngờ và quá bi thảm. (Những từ ngữ, hình ảnh: kinh hoàng, áo choàng bê bết đỏ, bị điệu về bãi bắn gợi niềm căm phẫn trước bạo lực tàn ác của bọn phát xít).+ Cái chết bi thảm ấy gợi lên trong Thanh Thảo cảm xúc trào dâng về thiên tài Lorca:	tiếng ghi ta nâu	bầu trời cô gái ấy	tiếng ghi ta lá xanh biết mấy	tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan	tiếng ghi ta ròng ròng 	máu chảy	Hàng loạt hình ảnh được diễn tả theo lối tượng trưng chuyển đổi cảm giác liên tục, mỗi hình ảnh một so sánh, ẩn dụ: “tiếng ghi ta nâu” Lorca hát về tình yêu; “tiếng ghi ta lá xanh” Lorca ngợi ca cái đẹp của cuộc sống tự do, của nghệ thuật; “tiếng ghi ta ròng ròng, máu chảy’’ tạo sự ám ảnh về cái chết đau đớn của Lorca. “Tiếng ghi ta” trong đoạn thơ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và số phận ngắn ngủi bi thảm của Lorca.- Lorca và tiếng đàn bất tử trong lòng đất nước và nhân loại.	+ Niềm xót tiếc hòa cùng niềm tin về sự bất diệt của Lorca thể hiện qua đoạn thơ:	không ai chôn cất tiếng đàn	tiếng đàn như cỏ mọc hoang	giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng 	“Tiếng đàn’’ đó chính là Lorca và nghệ thuật của ông: Một nghệ sĩ yêu tự do và khát khao cách tân nghệ thuật, một nhân cách đẹp. Lorca chết nhưng “tiếng đàn” của ông bất tử, sẽ lan nhanh với sức sống mạnh mẽ như “cỏ mọc hoang”.	Những hình ảnh thơ gợi xúc động sâu xa: “vầng trăng, đáy giếng” một thiên tài bị vùi sâu nơi đáy giếng nhưng Lorca sẽ bất tử như vầng trăng kia. ‘giọt nước mắt” liên tưởng đến nỗi đau của Lorca nhưng “giọt nước mắt vầng trăng-long lanh” lại liên tưởng đến cái chết đầy ý nghĩa, Lorca vẫn lấp lánh, sáng trong những khát vọng dở dang.+ Lorca giã từ cõi đời, bỏ lại lá bùa hộ mạng không có hiệu quả, bỏ lại “trái tim” với những trăn trở, mỏi mòn, nhưng vẫn không quên mang theo “chiếc ghi ta màu bạc” cùng âm thanh rộn ràng “li la li la li la”.3. Kết bài:- Hệ thống hình ảnh trùng điệp, đan xen, gợi cảm xúc đa chiều.- Lorca hiện lên qua bài thơ mang vẻ đẹp bi tráng của một nghệ sĩ thiên tài, chân chính trong môi trường thống trị tàn bạo.- Sự đồng cảm, thương tiếc sâu sắc của Thanh Thảo với Lorca.Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng Lorca trong phần đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lorca do Thanh Thảo sáng tác.	“những tiếng đàn bọt nước	Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt	li la li la li la	đi lang thang về miền đơn độc	với vầng trăng chếnh choáng	trên yên ngựa mỏi mòn” 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lorca.- Bài thơ mở đầu bằng những mảnh ký ức, rời rạc về Lorca:	“những tiếng đàn bọt nước	trên yên ngựa mỏi mòn”2. Thân bài: -GT về Lorcaa. Khổ thơ như một lời tự sự, kể lại về cuộc đời của nhân vật Lorca. Tác giả vẽ lên hình tượng nghệ sĩ Lorca với lí tưởng đẹp nhưng số phận thì bất hạnh (Giới thiệu về Ga xi a Lor ca).+ Câu thơ đầu “những tiếng đàn bọt nước”: ta thấy có sự chuyển đổi cảm giác. Âm thanh không chỉ nghe thấy bằng tai mà còn được cảm nhận bằng thị giác và cả một linh giác tinh tế nhạy cảm. Cây đàn luôn đi liền với Lorca. Nói đến anh người ta nói đến cây đàn cùng những khúc ca say xưa ca ngợi cuộc sống của anh, và đến ước mơ được chêt cùng ghi ta của anh. Hình ảnh bọt nước khiến ta liên tưởng đến sự mong manh nhưng không dễ gì tiêu diệt.=> Tiếng đàn đâu chỉ là tiếng đàn nữa mà còn là thứ âm thanh đầy dự cảm.+ Câu thơ thứ hai 	gợi ta liên tưởng tới khung cảnh của một đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm ở Tây Ban Nha. Mượn hình ảnh cuộc chiến của những võ sĩ đấu bò tót, Thanh Thảo muốn khắc họa cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lorca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua.+ Điệp khúc “li la li la li la” 	vừa gọi lên âm thanh tiếng đàn của chàng trai tài hoa, nhưng cũng là gắn với một loài hoa rất đẹp đã từng được nhắc tới nhiều trong thi ca: hoa li la (hoa tử đinh hương). Nó vang lên như một khúc đàn biểu tượng cho nghệ thuật của Lorca, vừa tha thiết, dìu dặt đắm say lòng người lại vừa đau đớn, xót xa.+ Trong tiếng đàn ấy Lorca bước đi:	“đi lang thang về miền đơn độc	với vầng trăng chếnh choáng	trên yên ngựa mỏi mòn”“đi lang thang” gọi ta nhớ hình ảnh Lorca với những bước chan phiêu du, thích đi khắp xứ sở như một gã di gan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình.“vầng trăng chếnh choáng – yên ngựa mỏi mòn ” gợi nhớ câu thơ của Lorca về “con ngựa đen vầng trăng đỏ”Những từ ngữ : chếnh choáng, mỏi mòn, đơn độc còn gợi hình ảnh Lorca trong cuộc đấu tranh ấy còn đơn độc,một mình đấu tranh. Phải chăng đó là bi kịch chung của những người chiến sĩ tiên phong? b. Đặc sắc nghệ thuật:- Bằng một vài câu thơ ngắn gọn mà nhà văn đã khái quat được cả một cuộc đời bất hạnh. Không tìm xa xăm, Thanh Thảo lấy chính những hình ảnh thơ , những nỗi đau, những dự cảm thường xuất hiện trong thơ Lorca để xxaay dựng nên bức chân dung tự họa của chính Lorca.- Kết hợp với các bút pháp tượng trưng, siêu thực Thanh thảo đã xây dựng thành công hình tương Lorca với lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh.3. Kết bài: Với mấy hình ảnh thơ được thể hiện bằng bút pháp của trường phái tượng trưng, siêu thực, Thanh thảo đã giúp ta cảm nhận được: trên bầu trời ảm đạm, lạnh lẽo của đất nước Tây Ban Nha xuất hiện chàng kị sĩ, nghệ sĩ Lorca đơn độc, mòn mỏi như biểu tượng cho người chiến sĩ đấu tranh cho tự do chống lại chế độ độc tài và nhà cahs tân nền nghệ thuật già nua.Đề 2: Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. 1. Mở bài:	Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và Đàn ghi ta của Lorca và tiếng đàn.2. Thân bài:	a. Tiếng đàn ghi ta là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ.Những câu thơ gợi tả tiếng đàn: “những tiếng đàn bọt nước”, “tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy – tiếng ghi ta lá xanh biết mấy – tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan – tiếng ghi ta ròng ròng, máu chảy”, “không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, và điệp khúc “li la li la li la” ở khổ đầu và kết thúc bài thơ, mô phỏng tiếng ngân của những nốt đàn ghi ta

File đính kèm:

  • pptDa_ghi_ta_cua_Lorca.ppt