Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Sóng - Trường THPT Đồng Yên
- Tính cách của sóng đối lập, vừa mạnh mẽ đến cuồng nhiệt vừa lắng sâu, dịu dàng; khi dịu êm khoan thai, khi dồn dập, dữ dội:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Đó là tính cách của người con gái đang yêu.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜLíp 12C1TRƯỜNG THPT ĐỒNG YÊN - BẮC QUANG – HÀ GIANG.KIỂM TRA BÀI CŨ Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Phân tích tính cách của sóng ở 2 câu thơ đầu. Hai khổ thơ đầu:Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bểÔi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ - Tính cách của sóng đối lập, vừa mạnh mẽ đến cuồng nhiệt vừa lắng sâu, dịu dàng; khi dịu êm khoan thai, khi dồn dập, dữ dội:Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽ Đó là tính cách của người con gái đang yêu.SãngXu©n QuúnhTiết: 38 (theo PPCT).SãngXu©n QuúnhI- Tiểu dẫn.1, Tác giả.2, Sự nghiệp sáng tác.II- Đọc, hiểu văn bản.1, Những cảm xúc và suy nghĩ về đặc tính của sóng, và tình yêu của Xuân Quỳnh (2 khổ thơ đầu).SãngXu©n QuúnhII- Đọc, hiểu văn bản.2, Nghĩ về “sóng” và cội nguồn của tình yêu lứa đôi (khổ 3, 4) Khổ 3 & 4 , tác giả bộc lộ điều gì ? Cách thể hiện như thế nào ? - Khi tình yêu đến, có một tâm lí tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu. Nhưng tự hiểu về mình rất khó, hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn. Vì tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, bí ẩn, huyền diệu, khó có thể lí giải bằng lí trí thông thương. Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên ?Sóng bắt đàu từ gióGió bắt đầu từ đâu ?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau- Điệp ngữ “Em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy tư của người con gái trước câu hỏi cội nguồn của “sóng” cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn đời và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn.Gió bắt đầu từ đâu ?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhauXuân Diệu viết:Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ?Có nghĩa gì đâu một buổi chiềuGặp người con gái thân thương ấyRồi nhớ, rồi thương, thế là yêu!Hàn Mặc Tử viết: Xin hãy làm thinh chớ nói nhiềuĐể nghe dưới đáy nước hồ reoĐể nghe tơ liễu run trong gióVà để nghe trời giải nghĩa yêu Em có nhận xét gì về 3 câu thơ “Gió bắt đầu từ đâu ? - Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau” ?- Câu hỏi Gió bắt đầu từ đâu ? không phải không giải thích được nhưng Em cũng không biết nữa. Đây là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước sự bí ẩn kì diệu của tình yêu. Như vậy, Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn rất chân thật có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng. Cội nguồn tình yêu được tác giả lí giải như thế nào ?- Tình yêu cũng như gió trời sóng bể, cũng tự nhiên hồn nhiên bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên.Đây là cách cắt nghĩa về tình yêu rất hồn nhiên, chân thành, nữ tính kiểu Xuân Quỳnh.3, Nghĩ về sóng và nỗi nhớ của em, tình yêu thuỷ chung của em (khổ 5, 6, 7). Hình tượng sóng được miêu tả như thế nào ? 3, Nghĩ về sóng và nỗi nhớ của em, tình yêu thuỷ chung của em (khổ 5, 6, 7).- Khổ thơ 5: Sóng được miêu tả gắn liền với nỗi nhớ.+ Nhớ bao trùm cả không gian dưới lòng sâu, trên mặt nước:Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nước+ Nhớ thao thức trong mọi thời gian:Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcPhép điệp, đối, từ cảm thán, nhân hóa để diễn tả nỗi nhớ nhung da diết.3, Nghĩ về sóng và nỗi nhớ của em, tình yêu thuỷ chung của em (khổ 5, 6, 7).+ Nhớ cả trong ý thức và đi vào tiềm thức, vô thức:Lòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức Em đã hoá thân vào sóng. Sóng hoà nhập vào tâm hồn em trở nên có linh hồn thao thức. Cấu trúc khổ thơ 5 có gì đặc biệt so với các khổ khác ?- Cấu trúc thơ thay đổi, nỗi nhớ được diễn tả bằng khổ thơ 6 dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của nữ sĩ. Nỗi nhớ nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ. Nỗi nhớ tiếp tục được diễn tả như thế nào ? Qua đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì ? - Khổ thơ 6:Dẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh – một phương+ Điệp từ dẫu khẳng định bao thử thách phải vượt qua.+ Phương bắc, phương nam chỉ sự cách xa trắc trở.+ Xuôi bắc, ngược nam chỉ sự đổi thay của cuộc sống, của thiên nhiên đất trời.+ Hướng về anh – một phương: Tình yêu son sắt, thủy chung.Tình yêu của người con gái thiết tha, mãnh liệt, trong sáng, giản dị, thủy chung, yêu hết mình và quên mình. Ở khổ 7, hình tượng “sóng” tiếp tục được miêu tả như thế nào ?- Khổ thơ 7:Ở ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở Nhà thơ mượn hình ảnh sóng vỗ bờ Con nào chẳng tới bờ để bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi. 4, Nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu của em (2 khổ kết).Nhận xét về nhịp thơ ở khổ 8 ?- Khổ thơ 8: Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xa Nhịp thơ chợt chùng lại, thấm đẫm suy tư. Đó là nỗi lo âu, sự trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian. Khao khát tình yêu của nhà thơ được thể hiện như thế nào ?- Khổ thơ 9: Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ Nhà thơ khao khát sẻ chia và hoà nhập vào cõi vĩnh hằng, vào mọi cuộc đời. Trái tim nồng nhiệt ấy ẩn chứa một khát vọng lớn lao được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.* Ghi nhớ (SGK – tr.157).CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP- HS đọc chậm Ghi nhớ SGK.- HS trao đổi thảo luận, làm BT theo yêu cầu SGK.CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.1. Anh cách em như đất liền xa cách bểNửa đêm sâu còn lắng sóng phương emEm thân thuộc sao thành xa lạ thếSắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm (Chế Lan Viên) CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP2. Anh không xứng là biển xanhNhưng anh muốn em là bờ cát trắngBờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê Bờ đẹp đẽ cát vàngThoai thoải hàng thông đứngNhư lặng lẽ mơ màngSuốt ngàn năm bên sóng Anh xin làm sóng biếcHôn mãi cát vàng emHôn thật khẽ, thật êmHôn êm đềm mãi mãiĐã hôn rồi, hôn lạiCho đến mãi muôn đờiĐến tan cả đất trờiAnh mới thôi dào dạt Cũng có khi ào ạtNhư nghiến nát bờ emLà lúc triều yêu mếnNgập bến của ngày đêm Anh không xứng là biển xanhNhưng cũng xin làm bể biếcĐể hát mãi bên gànhMột tình chung không hết (Biển - Xuân Diệu, 4/4/1962) CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP3. Thuyền Và Biển (Nhạc: Phan Huỳnh Điểu)HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.- Giờ sau học Làm Văn: Luyện tập vận dụng kết hợp kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.Xin c¶m ¬n QUÝ thÇy c« gi¸o vµ c¸c em häc sinh
File đính kèm:
- Tiet_39_Song_Xuan_Quynh.ppt