Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết thứ 39: Đàn ghi ta của Lor - Ca

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

 

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

 

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chật

 

li- la li- la li- la

 

ppt22 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết thứ 39: Đàn ghi ta của Lor - Ca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)I. Tiểu dẫn1. Tác giả, tác phẩm chính (SGK)2. Xuất xứ:-  In trong tập khối vuông “Ru bích”-  là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo (sgk)Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản1. Tìm hiểu nhan đề và lời đề từ-  Tình yêu nghệ thuật, tình yêu Tây Ban Nha-  Phải biết chôn nghệ thuật của Ông để đi tới. Ông không muốn là “lực cản” đối với thế hệ sau.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)(Thanh Thảo)II. Học văn bản2. Đọc và tìm hiểu bố cục (4 phần)những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli- la li- la li- lađi lang thang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mònTây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏLor-ca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi ta lá xanh biết mấytiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi ta ròng ròngmáu chảyĐoạn 1: Hình tượng người “Kị sĩ văn chương” đơn độcĐoạn 2: Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “máu chảy”Đàn ghi ta của Lor-caCLIP– HS đọc nhẩm bài thơ theo ca khúc “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”(Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta)II. Học văn bản2. Đọc và tìm hiểu bố cục (4 phần)không ai chôn cất tiếng đàntiếng đàn như cỏ mọc hoanggiọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếngđường chỉ tay đã đứtdòng sông rộng vô cùngLor-ca bơi sang ngangtrên chiếc ghi ta màu bạcchàng ném lá bùa cô gái Di-ganvào xoáy nướcchàng ném trái tim mìnhvào lặng yên bất chậtli- la li- la li- laĐoạn 3: Những tiếng đàn không được tiếp tụcĐoạn 4: Suy tư về sự ra đi của Lor-caĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảna. Đoạn 1(6 dòng đầu):Câu thơ thứ 2 gợi cho em liên tưởng đến khung cảnh nào thường thấy ở TBN?- Khung cảnh của đấu trường với những võ sĩ đấu Bò tót.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảna. Đoạn 1(6 dòng đầu):Đó có phải là cuộc chiến màThanh Thảo muốn khắc hoạ trong bài thơ này? Nếu khôngThì đó là cuộc chiến nào khác?- Thanh Thảo mượn cuộc chiến của những võ sĩ đấu Bò tót để khắc hoạ cuộc chiến giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật, của nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảna. Đoạn 1(6 dòng đầu):Trong cuộc chiến ấyhình tượng Lor-ca hiện lên ntn?- Hình ảnh áo choàng đỏ gắt- Tiếng đàn- Chuỗi hợp âm li-laNgười nghệ sĩ Lor-ca đang bay bổng với những giai điệu mới, với khát vọng cách tân nghệ thuật → đây là một hình tượng đẹp, cao cả của người nghệ sĩ tự do.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảna. Đoạn 1(6 dòng đầu):Em thấy có sự thay đổi nào ởhình tượng Lor-ca trongba câu thơ sau không?- Một Lor-ca đơn độc, mệt mỏi đầy khát vọng cách tân nhưng cũng chếnh choáng mỏi mònĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảna. Đoạn 1(6 dòng đầu):- Sáu dòng thơ đầu là “khúc tiền tấu” của bản độc tấu ghi ta mang tên Lor-ca có lúc vút lên mạnh mẽ hào hùng, có lúc lắng xuống day dứt mong manh.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnb. Đoạn 2(12dòng tiếp):Lor-ca bị chế độ độc quyền thân Phát xít giết hại, sự kiện ấy được thể hiện ntn?- Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ gợi cái chết thê thảm của Lor-ca ập đến một cách quá nhanh và phũ phàng giữa lúc Ông không ngờ tới (chàng vẫn còn đang hát nghêu ngao, không tin mình bị đưa về bãi bắn và đi như người mộng du)- Tiếng đàn ghi ta của người nghệ sĩ vang lên đâu đây nhưng không còn nguyên vẹn, nó đã vỡ ra thành (màu sắc, hình khối, dòng máu chảy)Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnb. Đoạn 2(12dòng tiếp):→ Cả đoạn:+ Là một hình dung về cái chết của Lor-ca+ Là nỗi tiếc thương của người tình chung thuỷ (tiếng ghi ta nâu, bầu trời cô gái ấy)+ Là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của con người, của nhà thơ trước hành trình dở dang của cách tân nghệ thuậttiếng ghi ta lá xanh biết mấytiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan+ Là nỗi đau của chúng ta trước cái chết thê thảm của người nghệ sĩ (tiếng ghi ta ròng ròng, máu chảy)Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnb. Đoạn 2(12dòng tiếp):Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnb. Đoạn 2(12dòng tiếp):Em có nhận xét gì về thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ này, nhất là ở 6 dòng thơ cuối?- Lặp lại 4 lần cụm từ tiếng ghi ta nhằm thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm xúc đa chiều..- Chuyển đổi cảm giác: góp phần tạo nên những cảm nhận mới, độc đáo phù hợp với nỗ lực và cách tân nghệ thuật của Lor-ca- Hai dòng thơ khép lại đoạn 2 thực chất là một dòng thơ nhưng Thanh Thảo cố tình ngắt ra diễn tả nỗi đau tan nát của một con người trước cái chết của Lor-ca - người nghệ sĩ giàu khát vọng và cống hiếnĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnc. Đoạn 3:Từ ý nghĩa biểu tượng của tiếng đàn, từ thông điệp nghệ thuật của Lor-ca, em hiểu hai dòng thơ đầu ntn?- Tiếng đàn như cỏ mọc hoang đồng nghĩa với nghệ thuật như cỏ mọc hoang, tức là nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đường,- Hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có người tiếp tục- Câu thơ: “không ai chôn cất tiếng đàn” là nỗi khát vọng lớn dường như không ai thực sự hiểu Lor-ca, hiểu những suy nghĩ sâu sắc của ông gửi lại cho hậu thế.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnc. Đoạn 3:Theo một số tài liệu, sau khi sát hại Lor-ca bọn giết người đã vứt xác của ông xuống giếng để phi tangtừ chi tiết này, em hiểu 2 câu thơ tiếp theo ntn?giọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếng-  Là hình ảnh thực và hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, là những hoán dụ nghệ thuật về người sĩ Lor-ca  Là nỗi buồn trong sáng và rất đẹp, là lý tưởng, khát vọng của Lor-ca không bao giờ lụi tắt trái lại: + Càng long lanh hơn + Vầng trăng của thiên nhiên, vầng trăng của nghệ thuật, càng soi tỏ một con người đã chết cho quê hươngĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnd. Đoạn 4 (9 dòng cuối):Em thấy thái độ của tác giả khi nói về cái chết của Lor-ca ntn?- Nói về cái chết của Lor-ca từ góc độ tướng số học (là định mệnh) đã được báo trước trên đường rãnh của bàn tay → chấp nhận.Có người cho rằng cách suy nghĩ về cái chết của Lor-ca mang nặng tư tưởng bi quan, định mệnh nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Lor-ca cần phải ra đi để không cản trở đến sự cách tân văn chương của người đến sau. Theo em ở bên kia đại dương Lor-ca sẽ nghiêng về ý kiến nào?- Có lẽ ông sẽ hài lòng với ý kiến 2 vì:+ Ông là nhà cách tân+ Ông đau đớn khi những khát vọng cách tân của ông không được người đời sau tiếp tục+ Nhưng ông còn đau đớn hơn nếu văn chương của ông, tên tuổi của ông là “lực cản” của thế hệ kế tiếpĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnd. Đoạn 4 (9 dòng cuối):- Vì thế:Lor-ca bơi sang ngangtrên chiếc ghi ta màu bạcLà cách ra đi nhẹ nhàng thanh thản- Và quyết định dứt khoát bằng hành độngchàng ném lá bùa cô gái Di-ganvào xoáy nướcchàng ném trái tim mìnhvào lặng yên bất chợtThanh Thảo hiểu, trân trọng, ngưỡng mộ Lor-ca nên “chọn” cho Lor-ca cách ra đi thật đẹp, thật sangĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)II. Học văn bản3. Phân tích văn bảnd. Đoạn 4 (9 dòng cuối):- Kết thúc bài thơ vang lên tiếng: li-la li-la li-la→ Một lần nữa tiếng đàn vang lên:+ Như một bài ca về sự bất tử của một con người.+ Như bản độc tấu ghi ta ngợi ca Lor-caĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)III. Tổng kết- Bài thơ thể hiện:+ Tình cảm yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với Lor-ca+ Thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca+ Sự kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từĐàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo)IV. Củng cố, hướng dẫn- Cảm nhận của em về hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “đàn ghi ta của Lor-ca”- Tiết sau học bài “Bác ơi”CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁOVÀ CÁC EM HỌC SINH.Tôi xin mượn clíp “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” do Kasim Hoàng Vũ trình bày để khép lại bài giảng hôm nay

File đính kèm:

  • pptDan_ghita_cua_Lorca.ppt