Bài giảng Ngữ văn 12 - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu

Ở Cỏ lau, chiến tranh không chỉ ám ảnh bằng hình ảnh núi Đợi với những người đàn bà ôm con chờ chồng đến mỏi mòn hóa đá, là bờ cỏ lau hoang dại có sức sống man rợ mà chua chát, đau đáu hơn vẫn là cảm giác cô đơn nơi Lực – một người lính quay lại quê hương sau cuộc chiến. Mọi thứ đối với anh đã được sắp xếp lại theo trật tự mới mà dẫu hoàn toàn ngoài ý muốn chủ quan của mình thì con người cũng trở nên bất lực. Bi kịch cuộc đời Lực cũng chính là bi kịch của chiến tranh. Anh “đã bị chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình” và cuối cùng trở thành người khách lạ ở ngay chính gia đình.

ppt28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) - Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An- Tham gia bộ đội từ năm 1950.1962 về công tác tại tại phòng văn nghệ quân đội.Sau đó sang làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.- Ông là nhà văn đi tiên phong trong thời kì đổi mới, , “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Năm 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuậtVợ chồng nhà văn Nguyễn Minh ChâuCặp da và quân phục mà nhà văn Nguyễn Minh Châu thường mặcNhững tác phẩm chínhNhĩ - nhân vật chính của truyện - từng đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời bị lâm bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự chuyển dịch lấy vài mươi phân trên chiếc phản gỗ kê bên cửa sổ. Nhưng chính lúc này, Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông của quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ. Và cũng phải đến lúc này, Nhĩ mới cảm nhận được hết sự tần tảo vất vả,  tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình là chị Liên. Trong lòng anh bỗng trào dâng một khao khát: được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giùm mình ước mơ ấy . Đứa con không hiểu ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, cậu ta lại sa vào đám chơi phá cờ trên hè phố và để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ tình huống này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người :"Con người ta trên đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo chùng chình trong cuộc sống.."Cuối truyện, khi thấy con đó ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của mình để đu mình nhô ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát y như đang khẩn thiết thúc giục “ Dấu chân người lính” là cả không khí hào sảng, rùng rùng “sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cả một dân tộc, cuộc hành quân vô tận của “một dòng thác người  đông đúc và ồn ào như dòng nước lũ, của tầng tầng lớp lớp người đang nối tiếp nhau hiện ra trên đồi, từ dưới suối, từ khắp ngõ ngách của rừng”, tiến vào Khe Sanh, bủa vây cứ điểm Tà Cơn quyết chiến quyết thắng Với Cửa sông, Nguyễn Minh Châu viết về hình ảnh một làng quê hiền hoà bên sông Kiều, dòng sông thơ mộng, những con người hồn hậu và bình dị của ngôi làng nhỏ bé ven sông, nhưng trong khói lửa chiến tranh, mỗi người đều được trui rèn, hun đúc và trở thành những người con quả cảm và gan dạ bên bến sông, kể cả cô giáo Thuỳ bé nhỏ và hiền dịu năm nào..."... Thuỳ cảm thấy trong khuôn ngực bé nhỏ của mình như có một con chim đang vỗ cánh chực bay tung ra. Cô thở rất mạnh. Tuy đã ở làng Kiều bao nhiêu năm, đã ra vào cái trụ sở hợp tác xã này bao nhiêu lần, nhưng hôm nay, đứng ở đây, cô vẫn không sao khỏi bỡ ngỡ như người vừa mới đến. Thuỳ nhìn lá cờ đỏ, trong lòng rất xúc động nghĩ đến bao nhiêu người đảng viên cộng sản của làng Kiều đã ngã xuống..." Ở Cỏ lau, chiến tranh không chỉ ám ảnh bằng hình ảnh núi Đợi với những người đàn bà ôm con chờ chồng đến mỏi mòn hóa đá, là bờ cỏ lau hoang dại có sức sống man rợ mà chua chát, đau đáu hơn vẫn là cảm giác cô đơn nơi Lực – một người lính quay lại quê hương sau cuộc chiến. Mọi thứ đối với anh đã được sắp xếp lại theo trật tự mới mà dẫu hoàn toàn ngoài ý muốn chủ quan của mình thì con người cũng trở nên bất lực. Bi kịch cuộc đời Lực cũng chính là bi kịch của chiến tranh. Anh “đã bị chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình” và cuối cùng trở thành người khách lạ ở ngay chính gia đình.Chiếc thuyền ngoài xaMột vài tác phẩm khác: 1. Tiểu thuyết: Miền cháy (1977), Những vùng trời khác nhau (1970), Lửa từ trong những ngôi nhà (1977) 2. Bút kí: Núi rừng yên tĩnh (1981) 3. Tác phẩm viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (1974), Những ngày lưu lạc (1981), Đảo đá kì lạ (1985) 4. Tiểu luận phê bình: Người viết trẻ và cánh rừng già (1973), Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1985). Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu: - Qua hai chặng đường sáng tác, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu tập trung chủ yếu vào những đề tài chính sau đây: a, Đề tài chiến tranh:  • Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đi nhiều, viết nhiều. Ông giành hết tâm huyết để viết về những người lính với phẩm chất, tâm hồn cao quý.Tiểu thuyết “Cửa sông”, “Dấu chân người lính”, truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” là những thành công lớn của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mĩ - Viết về chiến tranh tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang âm hưởng lạc quan, nhân vật của Nguyễn Minh Châu được nhìn từ gó nhìn lí tưởng hoá. Đó là những con người trong sáng, lãng mạn, trẻ trung, những con người mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý, như “sợi chỉ óng ánh”. Suốt cuộc đời của mình Nguyễn Minh Châu không hề mệt mỏi để đi tìm và khám phá “hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn con người Việt Nam” • Sau 1975, trước hiện thực bề bộn của cuộc sống sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở thể nghiệm một cách viết mới. Những cuốn tiểu thuyết “Lửa từ những ngôi nhà”, “Miền cháy”, “Những người đi từ trong rừng ra” bắt đầu có dấu hiệu đổi mới  + Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu về hiện thực và về con người đa chiều hơn. Ngoài cái đẹp, cái cao cả, anh hùng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu còn đề cập đến cái bi, cái hèn, cái xấu. Nhân vật người lính sau chiến tranh được đặt trong nhiều mối quan hệ, kể cả mối quan hệ với chính mình b, Đề tài nông dân: Những tác phẩm tiêu biểu: “Mảnh đất tình yêu”, “Khách ở quê ra”, “Phiên chợ Giát”  - Nhân vật của Nguyễn Minh Châu là những con người chất phác, gắn bó với đất, “tưới đến cạn kiệt mồ hôi và cả máu” cho mảnh đất của mình. “Khách ở quê ra”, “Phiên chợ Giát” là chùm truyện ngắn liên hoàn về đề tài này,bộc lộ khả năng nắm bắt tâm lí người nông dân của Nguyễn Minh Châu - Viết về đề tài nông dân,những trang văn của ông thấm đượm tinh thầnnhân đạo.Nhà văn không ngần ngại chỉ ra những cái lạc hậu, trì trệ của họ nhưng trên hết là lòng cảm thông và khẳng định phẩm chất của người nông dân c, Đề tài đời tư - thế sự: -Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở chặng đường sau là quá trình khám phá thế giới bên trong của con người trước những vấn đề nghiệt ngã của cuộc sống. - Nhiều truyện ngắn ra đời từ mảng hiện thực đa chiều đó: “Sắm vai”, “Mẹ con chị Hằng”, “Đứa ăn cắp”, “Bến quê”. Ở những truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã nhìn con người dưới góc nhìn cá thể hoá, tôn trọng phầm đời tư của mỗi con người. Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ để nhìn thấu đáo hơn về con người, đó là điều làm nên giá trị nhân bản sâu sắc trong các tác phẩm của ông• Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn trăn trở trên từng trang viết về chức năng của văn học và thiên chức của người nghệ sĩ. Ông quan niệm viết văn là đi tìm “hạt ngọc ẩn” trong tâm hồn con người. + Trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu đi tìm hạt ngọc ẩn đó trong những thử thách của chiến tranh (“Mảnh trăng cuối rừng” là hành trình đi tìm cái đẹp, cái đẹp không lồ lộ phơi bày mà thấp thoáng, ẩn hiện, khơi gợi kiếm tìm). + Sau năm 1975, nhà văn đi tìm và phát hiện cái đẹp qua những bề bộn, phức tạp của cuộc sống thường nhật ( nhân vật trong “Cỏ lau”, “Bến quê” là cái đẹp giữa lấm láp đời thường).Tác giả quan niệm văn chương phải vì con người. Ông khẳng định và nhấn mạnh thiên chức của nhà văn: “ nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thếNhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”.Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Minh Châu cho rằng tính chân thật là yếu tố quan trọng của văn chương nghệ thuật. Ông tâm sự : “Nhà văn muốn có tầm cỡ thời đại thì lại phải ngụp sâu vào dân tộc mình, nhân dân mình..” - Nhà văn quan niệm nghệ thuật và cuộc sống phải có mối liên hệ chặt chẽ. Các tác phẩm của ông ngày càng bộc lộ rõ quan điểm đa chiều về hiện thực => Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thành công một quan niệm đã trở thành chân lí: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ mạch ngầm đời sống; văn chương nghệ thuật phải phản ánh chân thật hiện thực. Đây không chỉ là hiện thực bên ngoài mà là hiện thực đa chiều của cuộc sống kể cả mảng hiện thực trừu tượng là hiện thực tâm hồn; văn học nghệ thuật phải quan tâm đến vấn đề cốt lõi là số phận con người; cái đẹp không tách rời cái chân thậtMột số nhận xét của các nhà văn về tác giả Nguyễn Minh Châu Nhà phê bình N.I.Niculin trong bài viết Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh nhận xét: “niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” “Đường văn của Nguyễn Minh Châu là một hành trình kiếm tìm không ngừng nghỉ. Một cuộc kiếm tìm với nhiều khát khao trăn trở, đau đớn và cố nhiên cũng có cả niềm hân hoan chính đáng của sự sáng tạo”  (Nguyễn Văn Long) “Anh là nhà văn có biệt tài sử dụng chi tiết miêu tả chân dung, khắc hoạ tâm lí chỉ trong ít nét mà làm hiện lên một vẻ sống sinh động” (Trần Đình Sử) “Sự nhận xét quan sát của Nguyễn Minh Châu mang tính phát hiện, khiến người đọc phải thốt lên: “Ồ! Đúng là như vậy”  (Xuân Thiều) “Một trong những người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất”  (Nguyên Ngọc) “Nguyễn Minh Châu vừa góp phần mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của văn xuôi tự sự, vừa làm giảm bớt tính loại biệt ước lệ và sự gián cách của nội dung, nghệ thuật với hiện thực đời sống” (Lã Nguyên) NGÂN HÀNG ĐỀ THI VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM1) Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). (Đề đại học khối C - 2009) 2) Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.  (Đề đại học khối D - 2009)3) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh/chị hãy làm rõ điều đó. (Đề thi đại học C - 2006) CỦNG CỐ KIẾN THỨC Đề 1: Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 2: Phân tích tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” Đề 3: Phân tích những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 4: Tính luận đề trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 5: Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 6: Phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để thấy cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thương và nỗi lo cho con người. Đề 7: Phân tích các nhân vật trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để làm nổi bật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Minh Châu.Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe

File đính kèm:

  • pptchiec_thuyen_ngoai_xa.ppt