Bài giảng Ngữ văn 12 - Trả bài làm văn số 3

II. YÊU CẦU CỤ THỂ:

1. Mở bài:

- Có rất nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi đất nước ta đang trên đà phát triển.

- Lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại.

 

 

ppt26 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Trả bài làm văn số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3ĐỀ BÀI:Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước tình trạng lãng phí hiện nay.I. YÊU CẦU CHUNG: Hiểu đúng các yêu cầu của đề: 1. Về kiểu bài: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống 2. Về nội dung: nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí 3. Về tư liệu: Trong đời sống xã hội.II. YÊU CẦU CỤ THỂ: 1. Mở bài:- Có rất nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi đất nước ta đang trên đà phát triển.- Lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại.2. Thân bài: * Giải thích hiện tượng: - Lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tổ chức, tiến hành những việc làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích. - Lãng phí biểu hiện ở mọi phương diện của đời sống, ở nhiều đối tượng khác nhau: của cải, vật chất, thời gian* Chứng minh hiện tượng: - Biểu hiện của sự lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng, phong phú, ở cả cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành và toàn thể xã hội):+ Việc tổ chức cưới hỏi, tang lễ trong nhiều gia đình còn rất lãng phí, không cần thiết.+ Việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các dịp kỉ niệm, lễ hội phung phí nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng không cao.+ Có những dự án kinh tế, nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về không cao, làm lãng phí nguồn ngân sách nhà nước, tiền thuế của nhân dân.- Lãng phí cũng là hiện tượng nổi bật trong đời sống giới trẻ hiện nay: + Lãng phí những thứ hữu hình: Không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như chưng diện quần áo, sắm xe cộ, điện thoại, giày dép đắt tiền, không phù hợp và không cần thiết đối với học sinh.+ Lãng phí những thứ vô hình: Có những bạn trẻ dành hầu hết thời gian cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như chơi điện tử, chơi game, đọc truyện tranh bạo lực  Đây là những phí đáng lo ngại nhất nhưng họ cũng khó nhận biết nhất.* Bình luận hiện tượng:- Tác hại của hiện tượng lãng phí: + Gây thiệt hại về tiền bạc, công sức + Không còn điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách + Lãng phí thời gian, cơ hội là lãng phí lớn nhất của tuổi trẻ.- Hành động của tuổi trẻ để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí: + Chung sức cùng với xã hội chống lại hiện tượng, thực hành tiết kiệm + Phải biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng không nên lãng phí những năm tháng của tuổi trẻ.c. Kết bài:Liên hệ bản thân: - Đã lãng phí những gì? - Làm gì để khắc phục?II. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:* Điểm 10 : Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ; bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.* Điểm 9 – 8 : Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ; bố cục rõ ràng, hợp lí ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi). * Điểm 7 – 6 : Hiểu và đáp ứng khá tốt (2/3) yêu cầu của đề bài; bố cục tương đối rõ ràng; diễn đạt khá, có cảm xúc; có thể mắc 3 - 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.* Điểm 5 : Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng có đôi chỗ còn sơ sài; bố cục tương đối rõ ràng; diễn đạt rõ ràng; có thể mắc lỗi 4 - 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. * Điểm 4 - 3 : Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài; khai thác vấn đề còn chung chung, có chỗ lang man ; tư tưởng có biểu hiện sai lệch; bố cục chưa rõ ; diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.* Điểm 2 – 1 : Không hiểu và không đáp ứng được yêu cầu của đề bài ; có chỗ sai kiến thức cơ bản; tư tưởng, tình cảm có biểu hiện chưa đúng; bố cục không hợp lí; diễn đạt yếu; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.* Điểm 00 : Viết một vài dòng không rõ ý.1/ Öu ñieåm : - Tính chuẩn xác: + đa số nhận biết được yêu cầu của đề bài, không có hiện tượng xa đề, lạc đề + Một số bài viết đáp ứng gần đầy đủ yêu cầu đề bài, ý phong phú, chuẩn xác- Hình thức kết cấu: Nắm được phương pháp làm bài văn về hiện tượng đời sống, biết cách lựa chọn dẫn chứng thực tế, tiêu biểu, chuẩn xác.- Năng lực diễn đạt: + Diễn đạt rõ ràng, ít sai lỗi ngữ pháp, chính tả. + Nhiều bài diễn đạt lưu loát, câu văn linh hoạt, thể hiện được tình cảm của người viết + Chữ viết nhiều bài rõ, đẹp; trình bày sạch sẽ, nghiêm túc.2/ Khuyeát ñieåm : Một số bài chưa đi vào trọng tâm; chỉ chú ý nêu nhận thức; Xác định trách nhiệm, hành động cho bản thân, mọi người còn sơ lược. Đề cập việc lãng phí nhan sắc  không cần thiết- Diễn đạt:+ Chính tả: Vẫn còn hiện tượng sai chính tả * ngạy khó ngại khó* phun sài lãn phí tiêu xài hoang phí* mặt dù mặc dù* ăn chơi trát tán. lợi ít ăn chơi trác táng, lợi ích* nhanh chống, nan giãi nhanh chóng, nan giải- Diễn đạt:+ Ngữ pháp: Dùng từ, diễn đạt* “Lãng phí cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng” Diễn đạt không đúng yêu cầu  Viết lại câu văn * “Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta phát triển về mọi mặt” Câu sai ngữ pháp do ngắt câu không đúng  Bỏ dấu chấm, thay bằng dấu phẩy* Câu văn rất dài, dùng rất nhiều dấu phẩy thay thế dấu chấm câu Tách câu hợp lí (khi có đủ Chủ - Vị)* “Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường phải biết quý trọng những gì mình đang có” Thiếu chủ ngữ  thêm dấu “,” sau “nhà trường” và chủ ngữ “Chúng ta”* “ thì thôi khỏi phải nói nó luôn luôn hoạt động...”. “thế là hết một đời”, “tiền hết về xin cha mạ việc gì phải lo” dùng từ khẩu ngữ  lược bỏ* “ có từ 5  6” viết tắt, dùng kí hiệu* Keát quaû : Lôùp + Gioûi : + Khaù : + Trung bình : DẠNG ĐỀ BÀI: Phân tích một đoạn thơ

File đính kèm:

  • pptTra_bai_viet_so_4_vominhnhut.ppt