Bài giảng Ngữ văn 12 - Truyện và kí giai đoạn 1945 - 1975
• Làng
• Lặng lẽ SaPa
• Những ngôi sao xa xôi
• Chiếc lược ngà
• Những đứa con trong gia đình
• Vợ nhặt
• Rừng xà nu
• Vợ chồng A Phủ
• Khuynh hướng hiện thực
• Khuynh hướng trữ tình, lãng mạn
• Khuynh hướng sử thi
• Khuynh hướng chính luận
Chào mừng tất cả các thầy cô giáo và tất cả các emTruyện và kí giai đoạn 1945-1975Tiết 2: Các khuynh hướng và những phong cách tiêu biểuGiới thiệu tài liệu học tập và nghiên cứu:a. Tác phẩm:- Các tập truyện ngắn, kí Việt Nam 1945-1975- Các tiểu thuyết tiêu biểu cho các chặng đường)b. Tài liệu nghiên cứu- Nguyễn Đăng Mạnh, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Văn Long, Trần Hữu Tá, Nguyễn Trác: Văn học Việt Nam (1945-1975). Tập I, II. Nxb Giáo dục 1988. Phong Lê: Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1975. Nxb Khoa học xã hội, 1972 - Nguyễn Văn Long: Văn học Việt Nam trong thời đại mới”. Nxb Giáo dục, 2003.- Các trang Web: Chuyên mục nhà văn Việt Nam thế kỷ XX; Văn học Việt Nam 1945- 1954; Vnexpress: Một số ảnh tư liệu về kháng chiến chống Pháp và MỹCác khuynh hướng và những phong cách tiêu biểuLàngLặng lẽ SaPaNhững ngôi sao xa xôiChiếc lược ngàNhững đứa con trong gia đìnhVợ nhặtRừng xà nuVợ chồng A Phủ Khuynh hướng hiện thựcKhuynh hướng trữ tình, lãng mạnKhuynh hướng sử thiKhuynh hướng chính luậnNêu các tác phẩm văn xuôi đã học ở chương trường phổ thông? Từ đó hãy xác định các khuynh hướng của VH 45-75?Các khuynh hướng và những phong cách tiêu biểuNêu những tiền đề về văn hóa xã hội hình thành khuynh hướng hiện thực?1. Khuynh hướng hiện thựca. Cơ sở hình thành: - Kháng chiến đem đến cho văn nghệ hiện thực mới, nguồn cảm hứng mới.- Lực lượng sáng tác mới hình thành: Nhà văn- chiến sỹ, những người trực tiếp cầm bút lên chiến trường, đối mặt với sinh tử.- Dưới sự định hướng của Đảng các nhà văn đi thực tế, nhận đường -> Hiện thực không phải bằng cái nhìn, bằng sự chứng kiến mà bằng sự trải nghiệm chân thực, sống động-> Hiện thực 30-45 là hiện thực phê phán, hiện thực Vh 45-75 là hiện thực xã hội chủ nghĩab. Đặc điểmb1. Nội dung chủ đề- Theo sát từng bước đi của lịch sử, những chuyển biến của đời sống kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.*Giai đoạn 1945- 1954* Giai đoạn 1955-1965* Giai đoạn 1965-1975 - Xây dựng những hình tượng lớn như công- nông binh: anh hùng trên mặt trận sản xuất và anh hùng trên mặt trận chiến đấu b2: Hình thức đặc trưng: + Đầy ắp những chi tiết hiện thực cụ thể, sống động, chân thực + Xây dựng hình tượng điển hình (điển hình văn học đồng nhất với điển hình xã hội)Nêu đặc trùng nội dung và hình thức của khuynh hướng hiện thực?c. Phong cách tiêu biểu- Hiện thực nông thôn, xây dựng XHCN: + Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Kiên, Nguyễn Văn Bổng, Đào Vũ đề cập đến hiện thực nông thôn bức tranh đen tối, ngột ngạt xã hội cũ, nỗi đau khổ, bất hạnh của số phận nô lệ,...đề cập đến những vấn đề mới mẻ, sâu sắc của người nông dân trong hợp tác xã nông nghiệp , với vấn đề xây dựng cuộc sống mới, vùng kinh tế mới - Hiện thực kháng chiến: + Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng ghi chép, phản ánh kịp thời các sự kiện của cuộc kháng chiến, dựng lại khung cảnh của một chiến dịch, mặt trận+ Hồ Phương, Hữu Mai, Lê Khâm, Phù Thăng phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dộiNhững tác giả nào tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực, hãy lí giải bằng các tác phẩm cụ thểc. Tích cực và hạn chế- Tích cực: + Văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của đất nước : tổ quốc và xã hội chủ nghĩa, hiện thực chiến tranh và hiện thực nông thôn.+ Tái hiện bức tranh toàn diện vừa bao quát, cụ thể vừa sống động, chân thực đời sống kháng chiến của toàn dân tộcHạn chế: + Hiện thực XHCN chi phối việc xử lí đề tài, xây dựng cốt truyện và nhân vật với nguyên tắc phản ánh: vận động tích cực theo xu thế CM+ Hiện thực được hình dung trước, vận động theo một chiều hướng được biết trước+ Hiện thực có định hướng, hiện thực được điều chỉnh-> hiện thực được tô hồng (nói mặt trái, mặt xấu là bôi đen)Những điểm tích cực và hạn chế của khuynh hướng hiện thực 2. Khuynh hướng lãng mạn, trữ tình.a. Cơ sở hình thành:- Lý tưởng cách mạng chi phối quan điểm sáng tác: mô típ gác tình riêng vì nghĩa lớn, nén đau thương để trưởng thành trong tranh đấu, hướng về chiến thắng, niềm tin, tương lai.- Lí tưởng cống hiến, hi sinh vì tổ quốc của toàn dân tộc-> Lãng mạn cách mạng, trữ tình cách mạngTại sao văn học giai đoạn này lại mang khuynh hướng lãng mạn., nét riêng của khuynh hướng lãng mạn giai đoạn này b. Đặc điểmb1. Nội dung chủ đề Trữ tình:- Đề cập đến đề tài thế sự và riêng tư: - Khẳng định sự đổi đời, hồi sinh và khát vọng hạnh phúc của những người lao động vốn chịu thiệt thòi, bất hạnh.- Phản ánh quan hệ tốt đẹp giữa người với người, cá nhân và tập thể trong thời đại mớiNét riêng của khuynh hướng trữ tình lãng mạn trong VH 45-75?* Lãng mạn- Ca ngợi con người từ phương diện lí tưởng, sức mạnh tinh thần- Đề cập đến niềm vui, niềm tin, sự lạc quan, tin tưởng, hướng đến tương lai và hi vọng- Đề cao tinh thần chiến đấu, sự cống hiến, đề cao ý chí và sự quyết tâm, chủ yếu nói đến chiến công, chiến thắng. b2. Hình thức đặc trưng: -- Sự vận động của cốt truyện, tính cách và số phận nhân vật đều vươn từ hiện tại tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ đau khổ đến niềm vui.- Nhân vật được xây dựng theo bút pháp lí tưởng hoá và lãng mạn hoá.c. Phong cách tiêu biểu- Anh Đức (Bùi Đức ái) Nguyễn Thế Phương đề cập đến vấn đề đời tư, số phận cá nhân, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của người phụ nữ vượt qua thử thách, đau thương của cuộc chiến đấu.- Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Đình Thi đã khám phá các mối quan hệ tình yêu, tình vợ chồng, tình cha con...và chiều sâu vô tận, bí ẩn của thế giới tinh thần con người- Nguyễn Tuân: nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cho ra đời áng văn bay bổng, trữ tình Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng lãng mạn trữ tình. Nét riêng của các tác giả? d. Tích cực và hạn chế- Tích cực: Cảm hứng chủ đạo nâng đỡ con người vượt qua gian khổ, tổn thất, mất mát để hướng tới chiến thắng, tương lai, hy vọng, góp phần cũng cố ý chí, niềm tin vào lý tưởng- Hạn chế: Cách nhìn nhận cuộc sống phiến diện, đơn giản, xuôi chiềuMặt tích cực và hạn chế của khuynh hướng trữ tình lãng mạn Khuynh hướng sử thia. Cơ sở hình thành- Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, vấn đề dân tộc được đặt lên hàng đầu, văn học không còn là tiếng nói riêng của cá nhân, cá thể mà phải là tiếng nói của cộng đồng, dân tộc.- “Hãy cho thời đại anh hùng một nền văn học anh hùng”- Phạm Văn ĐồngVì sao nói khuynh hướng sử thi là khuynh hướng bao trùm văn xuôi giai đoạn nàyb. Đặc điểmb1. Nội dung chủ đề:- Đề cập đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc, phản ánh sự kiện lịch sử, số phận cộng đồng, những vấn đề lớn như chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa yêu nước - Nhân vật trung tâm gắn bó số phận mình và số phận dân tộc, biểu hiện khát vọng và ý chí chiến đấu của cả dân tộc, kết tinh cho sức mạnh và phẩm chất của cả cộng đồng- Con người được khám phá ở tư cách công dân, con người bổn phận, trách nhiệm, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn b2. Hình thức đặc trưng:- Giọng điệu: trang nghiêm, hào hùng, sùng kính và ngợi ca- Lời văn: tráng lệ, đẹp đẽĐặc điểm nội dung và hình thức của khuynh hướng sử thi trong văn xuôi 45-75c. Các phong cách tiêu biểu:- Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành: xây dựng những nhân vật là người anh hùng của thời đại kết tinh phẩm chất của cộng đồng, đại diện cho giai cấp, dân tộc- Nguyên Hồng đã tái hiện bức tranh rộng lớn, hoành tráng, nhiều mặt về xã hội Việt Nam đau thương mà quật khởi.- Nguyễn Huy Tưởng với cảm hứng khai thác đề tài lcịh sử, tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tái hiện toàn cảnh chiến dịch, khí thế chiến đấu, tinh thần toàn dân.Nêu những phong cách tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi? Đặc điểm của khuynh hướng ấy ở mỗi tác giả? d. Tích cực và hạn chế- Tích cực: Dựng lại bức tranh chân thực về giai đoạn lịch sử của dân tộc với nhiều biến cố trọng đại gian khổ, hi sinh nhưng hào hùng, oanh liệt.- Hạn chế: Số phận, tình cảm, tình cách của cá nhân không được chú trọng4. Khuynh hướng chính luậna. Cơ sở hình thành- Lịch sử có nhiều biến động về chính trị và xã hội- Vấn đề xung đột giai cấp và đấu tranh tư tưởng phức tạp: cải cách ruộng đât, giáo lí thiên chúa giáo với lí tưởng cách mạng, cá nhân và tập thể trong hợp tác xã nông nghiệpb. Đặc điểm- Đề cập đến những vấn đề chính luận thời sự- Khám phá, phân tích những vấn đề của đời sống chính trị- xã hộiĐặc điểm và phong cách tiêu biểu của khuynh hướng chinh luậnc. Phong cách tiêu biểu:- Nguyễn Khải vốn nhạy cảm với chính trị , có tầm nhìn xa về tư tưởng, có sức mạnh của tình cảm cách mạng kết hợp với khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề sắc sảo, toàn diên nên ở lĩnh vực chính luận ông chiếm vị trí nổi bật (gần như độc tôn trong thể văn xuôi).+ Xung đột: Cuộc đấu tranh giữa chân lí của Đảng và giáo lí của chúa, đấu tranh để dành niềm tin cách mạng+ Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa: đề cập phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, tưởng tư hữu, tư lợi với tư tưởng cộng sản... 5. Tổng kết: Đánh giá chung- Văn xuôi kháng chiến phong phú và đa dạng về mặt thể loại và khuynh hướng nghệ thuật- Văn xuôi kháng chiến đã đóng góp vào lịch sử văn học những bức tranh rộng lớn, toàn diện, chân thực, sinh động về một giai đoạn lịch sử gian khổ mà hào hùng, đau thương mà oanh liệt của dân tộc- Sự phân chia các khuynh hướng chỉ mang tính tương đối, có những tác giả và tác phẩm vừa là đại diện cho khuynh hướng này vừa tiêu biểu cho khuynh hướng khác Từ việc tìm hiểu những khuynh hướng tiêu biểu của văn xuôi 45-75, hãy nêu những nhận xét, đánh giá cxhung?Cảm ơn tất cả các thầy cô và các emBài học kết thúc
File đính kèm:
- truyen_va_ki_4575.ppt