Bài giảng Ngữ văn 12 - Tuần 13 - Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Ở các nước phát triển, GDP và GNP thường cách nhau không xa. Vì phần của nước ngoài sản xuất tại nước đó cũng xấp xỉ với phần do dân nước đó sản xuất ở nước ngoài, và người ta chuyển sang dùng GDP cho tiện lợi. Nhưng với những nước đang phát triển như nước ta, đầu tư ra nước ngoài còn ít mà nhận đầu tư của nước ngoài lại nhiều thì GNP bao giờ cũng thấp hơn GDP. Đầu tư của nước ngoài càng lớn thì khoảng cách GDP- GNP lại càng xa. Mà đối với nhân dân, tăng trưởng GNP bao nhiêu phần trăm chắc chắn quan trọng hơn là tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm.
Vì thế, việc dùng chỉ tiêu GNP bên cạnh GDP vẫn còn hết sức cần thiết.
(Theo Hải Văn, Không để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta!, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 23-11-2007)
LÀM VĂNLUYỆN TẬPVẬN DỤNG KẾT HỢPCÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠTTRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNTuần 13- Tiết 39- Chương trình Cơ bảnI. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU CẢM- TỰ SỰ- MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNA. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU 1Hỡi đồng bào cả nước!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến- Hồ Chí Minh)YÊU CẦU2. Đoạn trích trên đã sử dụng những yếu tố biểu cảm nào?3. Những yếu tố biểu cảm đó có tác dụng gì trong văn bản? Câu cảm thán.+ Thích hợp với lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.+ Bộc lộ tình cảm yêu nước mãnh liệt và niềm tin vào ý chí chiến đấu của dân tộc.1. Cho biết ý chính của đoạn trích trên. Nêu lên tình thế của đất nước và cuộc kháng chiến của dân tộc ta sau CMT Tám.I. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU CẢM- TỰ SỰ- MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNB. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU 2 ‘’Số phận của ông đã được quyết định như vậy: một phút ánh sáng rực rỡ để chứng tỏ rằng sứ mệnh đã hoàn thành, tác phẩm đã thắng lợi; rồi khi quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống. Đô-xtoi- ép- xki qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1881. Một cơn run rẩy lay động toàn nước Nga; một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thỏa thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đại biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông, song đã quá chậm, than ôi! Ai ai cũng muốn nhìn thấy người quá cố mà họ đã lãng quên suốt cả cuộc đời. Phố Thợ Rèn nơi quàn linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng...và chen chúc quanh quan tài ôngĐám đông mỗi lúc một siết chặt quanh thi hài; cái quan tài lắc lư sắp đổ. Người quả phụ và mấy đứa con hãi hùng phải giữ vững nó lại” (Đô-xtoi- ép-xki- X. Xvai- gơ)YÊU CẦU1. Cho biết ý chính của đoạn trích trên.2. Đoạn trích trên đã sử dụng những yếu tố nào trong lời văn nghị luận? Chỉ ra.3. Những yếu tố đó có tác dụng gì trong văn bản nghị luận về một tác gia văn học?1. Kể về sự ra đi của Đô-xtoi-ep-xki và lòng thương tiếc của nhân dân Nga.2. Đã sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.3. Bày tỏ thái độ ngưỡng mộ một con người- nhà văn vĩ đại của dân tộc Nga và của nhân loại.Hãy trả lời các câu hỏi sau:Câu 1: Khi nào thì người viết văn nghị luận cần và nên đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận?Câu 2: Cần có lưu ý gì trong việc đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận?I. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU CẢM- TỰ SỰ- MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNTRẢ LỜI CHO NGỮ LIỆU 2Trường hợp sử dụng các PT biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh trong bài văn nghị luậnCác PTTrường hợp sử dụng trong bài văn nghị luậnBiểu cảmTự sự &Miêu tảThuyết minhLƯU Ý: Việc vận dụng kết hợp các PTBĐ trong bài văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luậnKhi cần cho văn bản có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động mạnh mẽ tới tình cảm người tiếp nhậnKhi cần cho luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơnKhi cần cung cấp những tri thức khách quan, khoa học để hiểu chính xác, rõ ràng vấn đề NLII. PHƯƠNG THỨC THUYẾT MINH TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNC. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU 3 Bấy lâu, ở Việt Nam, các bản báo cáo kinh tế định kỳ công bố rộng rãi thường chỉ nhắc đến GDP (tổng sản phẩm quốc nội), là giá trị tính bằng tiền của tổng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trên lãnh thổ nước ta trong một năm. Theo định nghĩa, những thứ do người nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ Việt nam đều được gộp vào GDP của Việt Nam. Chỉ số GDP lạnh lùng không cho biết bao nhiêu phần trăm trong đó được dành cho người Việt. Trong khi đó, GNP (tổng sản phẩm quốc dân) của Việt Nam là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do những người mang quốc tịch Việt Nam sản xuất ra trong một năm, ở cả trong và ngoài lãnh thổ nước mình. Chỉ tiêu này sẽ cho biết rõ thu nhập bình quân trong một năm mà mỗi người Việt Nam được hưởng. Song đã từ lâu lắm, chỉ tiêu này không được nhắc đến trong các báo cáo định kỳ cũng như trong các bản tin của giới truyền thông. Ở các nước phát triển, GDP và GNP thường cách nhau không xa. Vì phần của nước ngoài sản xuất tại nước đó cũng xấp xỉ với phần do dân nước đó sản xuất ở nước ngoài, và người ta chuyển sang dùng GDP cho tiện lợi. Nhưng với những nước đang phát triển như nước ta, đầu tư ra nước ngoài còn ít mà nhận đầu tư của nước ngoài lại nhiều thì GNP bao giờ cũng thấp hơn GDP. Đầu tư của nước ngoài càng lớn thì khoảng cách GDP- GNP lại càng xa. Mà đối với nhân dân, tăng trưởng GNP bao nhiêu phần trăm chắc chắn quan trọng hơn là tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm. Vì thế, việc dùng chỉ tiêu GNP bên cạnh GDP vẫn còn hết sức cần thiết. (Theo Hải Văn, Không để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta!, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 23-11-2007)II. PHƯƠNG THỨC THUYẾT MINH TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNYÊU CẦU & TRẢ LỜIII. PHƯƠNG THỨC THUYẾT MINH TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN1. Hãy cho biết đoạn trích trên bàn về vấn đề gỉ?Có nên chỉ dựa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hằng năm của người Việt Nam không, hay cần tính đến cả chỉ số GNP nữa?2. Trong đoạn trích, chúng ta thấy sự có mặt của yếu tố thuyết minh. Em hãy chỉ ra các yếu tố ấy.Tác giả đã cung cấp cho người tiếp nhận những tri thức về GDP và GNP.3. Những tri thức từ PT thuyết minh có hiệu quả gì trong việc bàn luận về các loại chỉ số GDP và GNP?Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, vì nó đưa lại những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ, giúp người tiếp nhận có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế- xã hội đang được nêu ra thảo luận.III. LUYỆN TẬPViết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ” do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường tổ chức.A. Bài tậpB. Gợi ý- Xác định chủ đề của bài phát biểu: chọn và phát biểu về nhà văn nào? Ở những phương diện nào?- Xây dựng những luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ chủ đề của bài phát biểu. Sắp xếp các luận điểm đó thành dàn ý rành mạch, hợp lý.- Cần vận dụng kết hợp những PTBĐ nào, ở những chỗ nào và vận dụng như thế nào để bài phát biểu có sức thuyết phục và hấp dẫn.Hướng dẫn học bàiHướng dẫn chuẩn bị bài ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA (Thanh Thảo) Về nhà làm bài tập (Mục II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ, tr. 161)1. Đọc và rút ra những nét chính về tác giả và phong cách thơ Thanh Thảo2. Đọc, chia bố cục bài thơ. Tìm hiểu văn bản theo câu hỏi trong SGK, tr. 166
File đính kèm:
- bai Luyen tap van dung cac phuong thuc bieu dat.ppt