Bài giảng Ngữ văn 12 - Tuyên ngôn Độc Lập - Lê Thành Trung

I. TÌM HIỂU CHUNG:

 1.Hoàn cảnh sáng tác:

 Ngày 19-8-1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tuyên ngôn Độc Lập - Lê Thành Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tuyên ngôn Độc LậpHồ Chí MinhTuần 3, tiết 7 – 8, Ban cơ bảnGiáo viên: Lê Thành TrungTUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhI.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập. - Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tranh ảnh, phim tư liệu, máy chiếu projecter  III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV có thể tổ chức lớp học theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi ý, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, nêu vấn đề.IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ. 2.Giới thiệu bài mới. 3.Giảng bài mới.TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhTUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	I. Tìm hiểu chung:	1. Hoàn cảnh sáng tác	2. Đối tượng tiếp nhận	3. Giá trị bản Tuyên ngôn	4. Bố cục	II. Đọc hiểu văn bản:	III. Tổng kết: IV. Luyện tập: V. Xem phim tư liệu về Bác:TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhI. TÌM HIỂU CHUNG:	1.Hoàn cảnh sáng tác:	Ngày 19-8-1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.	Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhI. TÌM HIỂU CHUNG:	2. Đối tượng tiếp nhận:	* Quốc dân đồng bào trên toàn quốc.	* Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới.	* Bọn thực dân đế quốc nhất là thực dân Pháp đang lăm le hòng chiếm lại nước ta.	Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, hãy cho biết đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhI. TÌM HIỂU CHUNG:	3.Giá trị bản Tuyên ngôn:	 a.Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến và mở ra kỷ nguyên hoà bình, độc lập, tự do ở nước ta. b.Giá trị văn học: Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận xuất sắc, một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhI. TÌM HIỂU CHUNG:	4. Bố cục văn bản: 	Chia ra làm 3 phần:	- Phần 1: “Hỡi đồng bào  Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”: Nguyên lý chung của bản Tuyên ngôn.	- Phần 2: “Thế mà hơn 80 nay Dân tộc đó phải được độc lập”: Tố cáo tội ác thực dân Pháp, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa trong qúa trình đấu tranh của nhân dân ta, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.	- Phần 3: “Vì những lẽ trên giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”: Lời tuyên ngôn và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do.TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:	1.Nguyên lý chung của bản Tuyên ngôn	Mở đầu bản tuyên ngôn, Người đã trích dẫn lời văn của hai bản tuyên ngôn:	- Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ 1776.	- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1791.	Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trích dẫn lời văn của những bản tuyên ngôn nào?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn có nhiều ý nghĩa:	- Tăng sức thuyết phục cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta.	- Trang luận ngầm với Pháp và Mỹ.	- Thể hiện lòng tự hào dân tộc.	Vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập lại mở đầu bằng việc trích dẫn lời văn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	Hai bản tuyên ngôn được Bác vận dụng một cách linh hoạt, đầy sáng tạo: từ quyền bình đẳng và tự do của con người được Bác nâng lên thành quyền bình đẳng và tự do của các dân tộc trên toàn thế giới.	Những đoạn văn trích trong hai bản tuyên ngôn đã được Người vận dụng như thế nào? (sáng tạo, linh hoạt không?)TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	Tác giả đã vận dụng cách lập luận theo kiểu so sánh (so sánh tương đồng – loại suy) : tự một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự, có chung một logic bên trong.	Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.	Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. 	Bản Tuyên ngôn Độc lập đã lật tẩy bản chất đen tối, xảo quyệt của thực dân Pháp núp dưới chiêu bài “bảo hộ”, “khai hóa” bằng những lý lẽ và những sự thật lịch sử nào?	Em có nhận xét gì về cách trình bày lập luận của tác giả? (biện pháp tu từ, câu văn, từ ngữ, hình ảnh).TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	Bảo hộ: Che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất; Cai trị bằng cách dùng bộ máy chính quyền thực dân đặt lên chính quyền bản xứ còn tồn tại về hình thức.	Khai hoá: Mở mang văn hoá cho một dân tộc lạc hậu, mông muội.2.TỐ CÁO TỘI ÁC THỰC DÂN PHÁP VÀ NÊU CAO NGỌN CỜ CHÍNH NGHĨA CỦA DÂN TỘC:	a.Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:	- Vạch trần tội ác dã man, tàn bạo của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam hơn 80 năm qua:	+ Chúng kể công “khai hóa” Việt Nam, thì bản Tuyên ngôn buộc tội chúng thủ tiêu mọi quyền tự do, chia rẽ ba kỳ, đàn áp phong trào cách mạng, thi hành chính sách ngu dân, áp bức, bóc lột, đẩy dân tộc ta tới nguy cơ diệt chủng trong nạn đói năm 1945.	+ Chúng kể công “bảo hộ” Việt Nam thì bản Tuyên ngôn kể tội chúng trong 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	Bằng biện pháp liệt kê, Bác đã nêu hàng loạt những tội ác của thực dân Pháp trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và ngoại giao trong đó tập trung nhấn mạnh tội ác về chính trị, kinh tế.	- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào  Chúng thi hành những luật pháp dã man  Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học  Chúng ràng buộc dư luận 	- Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ  Chúng cướp không ruộng đất Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý 	-> Câu văn ngắn gọn, giàu hình ảnh, điệp từ, lặp cấu trúc, ngôn ngữ sắc sảo, lý lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực với những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi.	Thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để mị dân và che giấu những hành động phi nhân đạo.	Mỹ, Anh, Trung Hoa dân quốc nhân danh Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương để tước khí giới phát xít Nhật. Chúng ủng hộ Pháp chiếm lại nước ta. Nhưng giữa Việt Minh và Pháp, ai trung thành, ai phản bội Đồng minh, ai xứng đáng làm chủ nhân chân chính của Việt Nam?	Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật chiếm đóng. Nay Nhật đã hàng Đồng minh nên Đông Dương hiển nhiên phải thuộc quyền của Pháp. Em nghĩ thế nào về luận điệu của Pháp?TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	b.Nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam:	- Ta đứng về phe Đồng minh để chống phát xít, nhân dân lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.	- Pháp đê hèn, tàn bạo và phản động “khủng bố Việt Minh” và “giết nốt số đông tù chính trị”, Ta nhân đạo, khoan hồng đã cứu giúp nhiều người Pháp. - Nhân dân ta chiến đấu ngoan cường chống lại chế độ thực dân, phong kiến để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.	- Tuyên bố thoát lý với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp.	- Căn cứ vào các nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở Têhêrăng và Cựu Kim Sơn để tuyên bố độc lập.	TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh	3.Lời tuyên ngôn và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do:	- Trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.	- Quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do bằng tất cả tinh thần, tính mệnh và của cải của toàn dân tộc.TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố độc lập và thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do như thế nào?	Em có nhận xét thế nào về văn phong chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 	Hãy chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực được thể hiện ở: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí MinhIII.KẾT LUẬN: - Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. - Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh Em có nhận xét thế nào về giá trị nội dung và nghệ thuật của bản Tuyên ngôn?	1.Bản Tuyên ngôn Độc lập được Bác viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là đúng hay sai?	A.Đúng.	B.Sai.	2. Theo em, đối tượng chính mà bản Tuyên ngôn Độc lập hướng đến là ai?	A.Quốc dân đồng bào trong cả nước.	B.Nhân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới.	C.Bọn đế quốc thực dân.	D.Cả A, B, C.

File đính kèm:

  • pptTuyen_ngon_Doc_lap.ppt