Bài giảng Ngữ văn 12 - Việt bắc, Tố Hữu (phần hai: tác phẩm)

 Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (20 dòng đầu): Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng về xuôi.

Phần 2 (70 dòng tiếp): Nỗi nhớ mênh mang của người về xuôi về thiên nhiên, con người

ppt17 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Việt bắc, Tố Hữu (phần hai: tác phẩm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Việt BắcViệt BắcViệt Bắc	Tố HữuPhần hai: Tác phẩmI. Giới thiệu chungHoàn cảnh sáng tác - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi mở ra một trang sử mới cho đất nước: hòa bình được lập lại, miền Bắc bắt tay xây dựng cuộc sống mới- Tháng 10-1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”- một đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.Một số hình ảnh về nhà thơ Tố Hữu và chiến khu Việt Bắc.Nhà thơ Tố Hữu*Nội dung và bố cục: bài thơ gồm 150 câu, chia làm 2 phần: Phần 1: Tái hiện lại những kỷ niệm về cách mạng và cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng.- Phần 2: Gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ với toàn dân tộc2. Văn bản đoạn trích- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ.- Chủ đề: + Nỗi nhớ thương da diết của người về xuôi với thiên nhiên và con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình+ Khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Bác Hồ Cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt của bài thơ là nỗi nhớ tha thiết, khôn nguôi. Bố cục: 2 phần+ Phần 1 (20 dòng đầu): Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng về xuôi.+ Phần 2 (70 dòng tiếp): Nỗi nhớ mênh mang của người về xuôi về thiên nhiên, con người Việt Bắc, về cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùngII. Đọc - hiểu văn bản1. Cuộc chia tay đầy lưu luyến (20 dòng thơ đầu)a/ Bốn dòng thơ đầu: lời giãi bày của người Việt BắcMình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn* Nghệ thuật: 	Sử dụng cặp đại từ “mình”- “ta” độc đáo, các câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, ngắt nhịp thơ đều đặn Tạo nên âm điệu du dương của nỗi nhớ da diết, khắc khoải, tình cảm gắn bó sâu nặng, thủy chung của người Việt Bắc với người về xuôi => Việt Bắc là quê hương, cội nguồn của cách mạng, của kháng chiến.b/ Bốn dòng thơ tiếp: Lời của người về xuôi bộc cảm xúcTiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay.* Hai câu trên: nỗi nhớ thương da diết, mênh mông của người về xuôi. Nó không còn giấu kín, thầm lặng trong lòng mà biểu lộ rõ trong cử chỉ bịn rịn, dùng dằng, không muốn rời xa: “Bước đi một bước giây giây lại dừng”* Hai câu dưới:Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay... Tình cảm trào dâng mãnh liệt, xúc động không nói nên lời. Mọi tình cảm nồng ấm, luyến lưu đều được gửi gắm trong cử chỉ cầm tay thân mật. Người về xuôi không chỉ nhớ cảnh mà còn nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ ảnh, nhớ người. =>Tiểu kết:	Tám câu thơ tái hiện một cuộc chia tay trên bối cảnh núi rừng Việt Bắc thật lưu luyến, bịn rịn, ấm nồng tình cảm của kẻ ở, người đi. c/ Lời người Việt Bắc khơi gợi lại những kỷ niệm * Những kỷ niệm đồng hiện trong lòng kẻ ở, người đi- Về thiên nhiên Việt Bắc: Mưa nguồn, suối lũ những mây cùng mù=>Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, đặt ra bao khó khăn, gian khổ- Về những ngày kháng chiến: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.Khó khăn, thiếu thốn, gian khổ nhưng sáng lên tình cảm đồng bào, đồng chí, lòng căm thù giặc, ý chí kiên định vào lý tưởng.- Về rừng núi với những sản vật đặc trưng: trám bùi, măng maiNghệ thuật nhân hóa: nỗi nhớ như lan tỏa vào núi rừng,vào từng nhành cây, kẽ lá. Trong nỗi nhớ ấy có nỗi buồn chia li- Về con người Việt Bắc: những nhà, hắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonKhông gian hoang vu, cuộc sống thiếu thốn, nhưng thấm đẫm tình quân dân, tấm lòng son sắt của người Việt Bắc dành cho Cách mạng.- Về những địa danh lịch sử và chặng đường kháng chiến: khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh; Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa=> Những câu thơ nhắc đến từng kỷ niệm cụ thể nhưng mang ý nghĩa khái quát cao: một giai đoạn kháng chiến, đậm đà nghĩa tình quân-dân - Điệp từ “nhớ” (7 lần):* Nghệ thuật: 	+ Mỗi lần nhắc đến nỗi nhớ lại mang sắc thái khác nhau: Mình đi, có nhớ? Mình về, có nhớ?	+ Nhắc nhớ đến từng đối tượng cụ thể: nhớ những ngày, nhớ chiến khu, rừng núi nhớ, nhớ những nhà, nhớ núi non... - Đại từ “mình” được điệp lại nhiều lần, mang tính đa nghĩa: “Mình đi, mình có nhớ mình”  vừa chỉ người Việt Bắc, vừa chỉ người về xuôi. Sự đồng vọng trong tâm trạng, trong nỗi nhớ mênh mang, da diết của cả kẻ ở, người đi. Đoạn thơ là lời nhắn nhủ ân tình của người Việt Bắc lúc chia tay; cũng là lời người về xuôi tự nhắc nhở, khắc cốt ghi tâm về những ân tình của đất và người Việt Bắc, cũng là không quên chính mình, đánh mất chính mình. Lý tưởng, ân tình của Cách mạng, của kháng chiến	Xin chân thành cảm ơn quý thày cô và các em đã chú ý theo dõi bài giảng!

File đính kèm:

  • pptViet_Bac_tiet_1.ppt