Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Trường Thpt Mỹ Đức A
b.Cuộc đời và số phận của Mị.
* Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra.
-Ngày xưa Mị đẹp như đoá hoa rừng và rất yêu đời. Tâm hồn của cô gửi cả vào tiếng sáo “Mị thổi sáo giỏi, thổi kèn lá hay như thổi sáo”.Mị cũng từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ vách của người yêu.
Món nợ truyền kiếp đã biến cô trở thành món hàng bị đem đi gạt nợ.
Tô Hoài tố cáo bọn chúa đất, thống lí tàn ác lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân chúng đã biến một cô gái yếu đuối thành kẻ nô lệ chung thân.
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘIĐỌC VĂN TIẾT: Giáo viên: TRẦN VĂN CHÍNVợ chồng A Phủ(trích)- TôHoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920 tại Hà nội.- Trước cách mạng ông nổi tiếng với tác phẩm “Dế mèn phưu lưu kí” (1941), sau CM tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài là tập truyện “Tây Bắc” (1953).2. Xuất xứ- In trong tập truyện “Tây Bắc” -> là tập truyện được giải nhất của Hội văn nghệ việt Nam (1954 – 1955)I.Tiểu dẫn1.Tác giảII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN1. Nhân vật Mị.a. Hình ảnh Mị qua cách giới thiệu của nhà văn.- Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hìnhmà ở phía thân phận, một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri vô giác: tảng đá, tàu ngựa => một thân phận đau khổ, éo le.- Mị không nói, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Người đàn bà ấy bị cầm tù trong địa ngục trần gian, nơi Mị ở chỉ là “một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay trông ra ngoài không biết là sương hay nắng”.- “sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa trong nhà, lúc nào cũng chỉ thấy cúi mặt, không nói-Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống.- Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức.- Mị vô cảm không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau.Với cách giới thiệu này Tô Hoài đã gieo vào lòng độc giả một sự ám ảnh cũng như nỗi sót thương cho cuộc đời đầy đau khổ của Mị. b.Cuộc đời và số phận của Mị.* Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra.-Ngày xưa Mị đẹp như đoá hoa rừng và rất yêu đời. Tâm hồn của cô gửi cả vào tiếng sáo “Mị thổi sáo giỏi, thổi kèn lá hay như thổi sáo”.Mị cũng từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ vách của người yêu.Món nợ truyền kiếp đã biến cô trở thành món hàng bị đem đi gạt nợ.Tô Hoài tố cáo bọn chúa đất, thống lí tàn ác lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân chúng đã biến một cô gái yếu đuối thành kẻ nô lệ chung thân. *Khi về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra.- Bị bắt về nhà Pá Tra, đêm nào cô cũng khóc “mấy tháng dòng đêm nào Mị cũng khóc”.Mị định tự tử => Đây là cách phản kháng duy nhất của một cô gái yếu đuối. Cô không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, bị đối sử bất công như một con vật.- A sử xem Mị nhưMột đồ vật mà bố nóbắt về vì thế mà nóngứa chân thì đạp,ngứa tay thì đánh. c. Sức sống tiềm tàng của Mị (đêm tình mùa xuân)* Tín hiệu báo mùa xuân về trên bản làng người Mông: Mùa đông năm ấy “gió và rét dữ dội” nhưng mùa xuân vẫn cứ đến. Khi những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá tai mèo xoè ra như con bướm; lũ trẻ gọi nhau chơi quay ném còn trên khoảng đất trống trước nhà; ngoài đầu núi tiếng sáo gọi bạn cũng bắt đầu vọng lại“Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nươngTa chưa có con trai con gáiTa đi tìm người yêu”“Lời” của tiếng sáo dản dị, mộc mạc nhưng là khát vọng của tự do, là tình người, tinh đời thiết tha, là sức mạnh của sự sống bất diệt.Tiếng sáo là tác nhân chính đánh thức quá khứ tươi đẹp trong Mị sống dậy, cũng như khát vọng yêu đương, khát vọng hạnh phúc* Sự hồi sinh trong tâm hồn của Mị:“Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát” trong một trạng thái thật khác thường. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say, nhưng tâm hồn cô thì từ phút giây ấy đã tỉnh lại thực sự. Cô uống rượu mà như thể nuốt cái đắng cay của phần đời đã qua và uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Mị với cõi lòng phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ mà rất chân thực: “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không còn buồn nhớ lại nữa”.=> Niềm khao khát sống hồi sinh, tự nó trở thành một mãnh lực không ngờ, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với cái trạng thái vô nghĩa lí của thựcc tại.Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho căn buồng sáng lên, Mị mặc áo váy mới để chuẩn bị đi chơi “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở phía trong vách” Mị làm những việc ấy như mơ mà lại rất thự trước mắt A Sử, không cần biết A Sử bước vào đứg đó; không cần nghe A Sử nói gì, hỏi gì. Khi bị trói đứng vào cột nhà bằng cả thúng dây đay “Mị vẫn vùng bước đi” theo tiếng sáo. Mị sống trong trạng thái chập chờn giữa mê và tỉnh, giữa hơi rượu nồng nàn và tiếng sáo gọi bạn thiết tha thiết tha bồi hồiMị nhận ra hoàn cảnh sống thực của mình “không bằng con trâu con ngựa trong nhà”. Thật đau xót. Khi sức sống tiềm tàng trong nhân vật hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hoá thành hành động phản kháng táo bạo 2. NHÂN VẬT A PHỦ* Số phận:Tuổi thơ mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị người làng bắt đem bán cho người Thái, A Phủ gan bướng trốn thoát lên núi, lạc tới Hồng Ngài. Trở thành chàng trai Mông khẻo mạnh “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. A Phủ không có bạc trắng, không thể nào lấy nổi vợ.* Cá tính:- A Phủ có cá tính gan góc, mạnh mẽ và táo bạo. Ở vùng cao bọn thống lí Pá tra là một thứ “con trời”, con trai Pá Tra là con của trời vì thế không ai dám động tới. Nhưng A Phủ không sợ. Với A Phủ, A Sử chỉ là đứa phá đám cuộc chơi cần phải đánh. * A Phủ trở thành nô lệ đặc biết cho nhà thống lí:Khi phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, A Phủ vẫn là một chàng trai tự do, dù phải quanh năm một thân một mình “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa”Có thể nói, nhân vật A Phủ được khắc hạo thành công. sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người là hai yếu tố đã giúp nhà văn, chỉ với mấy nét đơn sơ đã tạo dựng được một hình tượng đặc sắc.3. Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ.* Hoàn cảnh gặp gỡ:+ A Phủ: Khi rừng đói, vì mải bẫy nhím, để hổ bắt mất bò, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về. => A Phủ bị trói đứng vào cột.+ Mị: Hàng đêm Mị thường thức dậy làm bạn với bếp lửa.* Diễn biến:- Lúc đầu khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột Mị dửng dưng => cô mất hết khả năng quan sát, người bị trói đứng trong nhà xảy ra như cơm bữa.Qua ánh lửa Mị thấy “mắt A Phủ vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đen lại” => Mị động lòng thương. Dòng nước mắt của A Phủ đã khiến “Mị nhớ đêm năm trước Mị cũng bị trói đứng thế kia”. Hình ảnh cái chết cứ chập chờn khiến cô phải hành động: chống lại cha con thống lí: cắt dây trói cứu A Phủ. sức sống của tuổi trẻ, niềm khao khát tự do và hạnh phúc trong tâm hồn Mị đã đến độ chín muồi. Vì thế nó giúp cô thoát ra khỏi địa ngục trần gian 4. Những đặc sắc về nghệ thuật- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuậtmiêu tả tâm lí nhân vật:+ Cả Mị và A Phủ đều mang những nét tính cách của người dân lao động miền núi. Cả hai cùng là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại thống trị tàn bạo ở miền núi.+ Qua tính cách cách và hành trình số phận hai nhân vật ta thấy được phẩm chất và tính cách của người Mông: phóng khoáng tự do và hồn nhiên.Tô Hoài phác hoạ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc: hùng vĩ thơ mộng; con người Tây Bắc hồn nhiên, ngay thẳng, tập quán, phong tục độc đáo Tất cả mang phong vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.- Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy sáng tạo.
File đính kèm:
- VO_CHONG_A_PHU.ppt