Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Trường THPT Vân Canh

• Xuất xứ:

 - Viết 1952 khi nhà văn cùng bộ đội tham gia giải phóng Tây Bắc.

 - In trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953)

b. Tóm tắt tác phẩm: Hs tự làm.

 

 

 

 

ppt29 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Trường THPT Vân Canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
VẠN SỰ NHƯ ÝChúc mừng năm mới 2011Trường THPT Vân Canh Giáo viên: Hà Huyền Hoài HàTiết 55-56: Vợ chồng A Phủ  - Tô Hoài-I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả:Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài? (1920 - 2007) I. Đọc – Tìm hiểu chung:1. Tác giả:Tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 ở Hà Nội.Là nhà văn nổi tiếng trước CM, 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Đề tài: Loài vật (trước CM), cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc (sau CM).Sở trường viết văn xuôi đặc sắc. - PCNT: đậm đà màu sắc Tây Bắc.2. Tác phẩm: 3. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:Xuất xứ: - Viết 1952 khi nhà văn cùng bộ đội tham gia giải phóng Tây Bắc. - In trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953)b. Tóm tắt tác phẩm: Hs tự làm. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Hãy tóm tắt tác phẩm theo cảm nhận của em? 4. Đoạn trích“Vợ chồng A Phủ”:Vị trí: - Nằm phần đầu tác phẩm “VCAP” – Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.Bố cục: 4 đoạn:Đoạn 1: “Từ đầu  bao giờ chết thì thôi”: Hoàn cảnh và tâm trạng Mị.Đoạn 2: “Tiếp  bị đánh vỡ đầu”: Mị bị A Sử trói.Đoạn 3: “Tiếp  đánh nhau ở Hồng Ngài”: Hoàn cảnh của A Phủ.Đoạn 4: Còn lại: Mị cởi trói cho A Phủ. Đoạn trích nằm vị trí nào trong tác phẩm? Có thể chia làm mấy đoạn? Hãy nêu nội dung từng đoạn? II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: a. Cuộc sống và tâm trạng:* Lúc sống với cha mẹ: Sinh ra trong gia đình nghèo, chăm làm, hiếu thảo: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con làm trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” Là cô gái hồn nhiên, xinh đẹp, có tài thổi sáo. Chi tiết: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị.”-> Mị là niềm ước mơ của bao chàng trai Mèo. Mị là cô gái Mèo có nhan sắc, có tâm hồn đẹp. Mị xứng đáng được sống hạnh phúc.Đọc đoạn văn mở đầu, hình ảnh nhân vật Mị hiện lên như thế nào? Một số hình ảnh minh họa về đất và người Tây Bắc Mị II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: * Lúc làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Cách giới thiệu của nhà văn về nhân vật Mị: “Cô gái hay cúi mặt, mặt buồn rười rượi, mọi người tưởng Mị là con gái thống lí Pá Tra.” => Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, gợi cho người đọc chú ý đến số phận không bình thường của Mị. Nỗi thống khổ của Mị: cả 2 phương diện thể xác và tinh thần. + Về thể xác: “Mị làm quần quật suốt ngày như con trâu, con ngựa. Mị bị đánh, trói, quấn tóc lên cột ngay ngày Tết ” Mị bị bóc lột, bị tước đoạt mọi quyền sống. Mị sống như một nô lệ, bị đối xử như một súc nô.Những chi tiết nào thể hiện nỗi khổ thể xác của nhân vật Mị? Hãy phân tích?Đọc đoạn văn mở đầu, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị của nhà văn?Những chi tiết nào thể hiện nỗi khổ tinh thần của nhân vật Mị? Hãy phân tích? Thảo luận nhóm – 3 phút II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: * Lúc làm dâu nhà thống lí Pá Tra: + Về tinh thần: “Mị bị A Sử lừa bắt về làm vợ (Mị phải sống suốt đời với người mình không yêu thương) Tập tục cúng ma (trói chặt cuộc đời Mị với nhà Pá Tra)  Nắm lá ngón – 3 lần Mị tự tử không thành (Mị không muốn sống nhưng cũng không thể chết)  ” Mị sống như cái xác không hồn“lùi lũi như con rùa trong xó cửa, không nói ” Cuộc sống tối tăm trong nhà thống lí đã làm thay đổi tính cách Mị. Nó dập tắt, hủy diệt khát vọng sống, khát khao hạnh phúc.Nỗi khổ của nhân vật Mị điển hình cho ai trong xã hội cũ? Hãy nhận xét ngòi bút miêu tả của nhà văn về nỗi khổ của nhân vật Mị? Nỗi khổ của nhân vật Mị có tính chất điển hình cho nỗi khổ nhục của người phụ nữ Mèo Tây Bắc dưới chế độ thực dân phong kiến. Họ bị hai thế lực “cường quyền” và “thần quyền” hủy diệt ý thức sống, biến họ thành những công cụ lao động, thành những nô lệ không công suốt đời cho bọn cường hào ác bá miền núi Tây Bắc. Mị có chấp nhận cuộc sống đau khổ, vô nghĩa đó không? Chi tiết nào thể hiện điều đó? GIÁ TRỊ HIỆN THỰC II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: a. Cuộc sống và tâm trạng: b. Sức sống tiềm tàng: Chi tiết: “Nắm lá ngón giấu trong áo, Mị không đành lòng chết vì chết bố Mị sẽ khổ hơn  Mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết, Mị không còn nghĩ ăn lá ngón tự tử nữa  Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa ”-> Tự tử là hành động tiêu cực, cùng đường nhưng đó cũng là cách Mị phản kháng lại cuộc sống ngựa trâu trong hiện tại. Chi tiết: “Mùa xuân đến với men rượu và tiếng sáo gọi bạn tình  Mị nhớ những đêm Tết ngày trước, Mị ý thức mình còn trẻ lắm, vẫn muốn đi chơi và Mị thắp sáng đĩa đèn, quấn lại tóc, lấy váy hoa, chuẩn bị đi chơi Tết ” -> đánh thức niềm khát khao hạnh phúc trong tâm hồn Mị. Trong khổ đau tuyệt vọng, tâm hồn Mị vẫn náo nức, trăn trở, vẫn tha thiết hòa nhập với cuộc sống, với cộng đồng. Lòng ham sống, khát sống vẫn tiềm tàng mãnh liệt trong Mị. Và đó là tính cách vốn có của Mị mà không một thế lực bạo tàn đen tối nào có thể vùi dập, hủy diệt được. Đọc đoạn văn Mị cắt dây trói cứu A Phủ, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị? II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: a. Cuộc sống và tâm trạng: b. Sức sống tiềm tàng: c. Mị cởi trói cho A Phủ: Diễn biến tâm trạng Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ rất phức tạp:+ Chi tiết: * Lúc đầu, Mị thản nhiên trước cảnh A Phủ bị đánh, bị trói (vì việc trói người, đánh người, giết người xảy ra như cơm bữa trong nhà thống lí) * Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay cả mấy đêm cũng thế, Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa (Mị hoàn toàn vô cảm trước tất cả, tâm hồn Mị đã chết, nàng không hề quan tâm đến thế giới xung quanh) * Khi nhìn thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen, đôi mắt đục ngầu tuyệt vọng của A Phủ  => lòng Mị xót xa -> Mị bắt đầu nhớ lại:  Quá khứ : Mị từng bị trói như thế, Mị nhớ có người từng có người bị trói đến chết trong nhà thống lí.  Hiện tại: Mị nhận thức được cha con thống lí thật độc ác “cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết ” (Mị nguyền rủa căm giận)  Tương lai: Mị tưởng tượng A Phủ trốn thoát và “Mị phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy ” Cuối cùng Mị có cứu A Phủ không? Vì sao? Ý nghĩa của hành động đó? Cuối cùng tình thương đã chiến thắng mọi sợ hãi, hiểm nguy, Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động táo bạo ấy của Mị phù hợp với qui luật tâm lí, phù hợp với qui luật cuộc sống: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh - Tức nước phải vỡ bờ.” Chi tiết: Mị chạy theo A Phủ – hành động phù hợp tình huống và khát vọng của nhân vật vì Mị không còn sự lựa chọn nào khác. *** Tóm lại: Mị cứu A Phủ cũng là cứu chính mình thoát khỏi kiếp nô lệ ở nhà thống lí. Hành động của Mị điển hình cho tinh thần phản kháng và khả năng tự giải phóng mình của người dân Tây Bắc. Nhân vật A Phủ được nhà văn miêu tả như thế nào? Qua tính cách và số phận của A Phủ, em hiểu thêm gì về tội ác của cha con Pá Tra? GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO II. Đọc – hiểu văn bản: 2. Hình tượng nhân vật A Phủ: a. Hoàn cảnh: - A Phủ mồ côi từ nhỏ, cả nhà chết vì bệnh đậu mùa, sống tự lập bằng sức lao động chân chính. b. Tính cách và số phận: Chi tiết:+ “A Phủ 10 tuổi gan bướng không chịu ở dưới cánh đồng thấp, trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài.”+ Lớn lên A Phủ biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. + A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê,  Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu” A Phủ là một chàng trai Mèo khỏe mạnh, có tính cách cứng cỏi, gan bướng, thích làm những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. A Phủ có tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do. Là đứa con của núi rừng Tây Bắc, A Phủ có được sống hạnh phúc không? Vì đánh A Sử con quan:+ Bị phạt vạ+ Trói và đánh đập tàn nhẫn+ Thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra Vì làm mất một con bò:+ Bị đánh, trói đứng vào cột trong góc nhà bằng dây mây+ A Phủ không hề chống cự, phản kháng Bọn địa chủ ở Hồng Ngài đã nô lệ hóa những người nông dân miền núi Tây Bắc, biến họ thành người ở đợ suốt đời, độc ác hơn là thủ tiêu quyền sống, hủy hoại tính cách, tinh thần đấu tranh. Khơng nĩi nữa, như con trâu đã đĩng lên trịng. A Phủ lẳng lặng ra vác chiếc cọc gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Phủ đĩng cọc xuống bên cột, Pá Tra đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ơm quặt lên. Rồi dây mây cuốn từ chân lên vai, chỉ cịn cổ và đầu lúc lắc được. Đoạn văn trên cho chúng ta thấy có sự thay đổi gì trong tính cách A Phủ? Vì sao có sự thay đổi đó?III. TỔNG KẾT:Câu hỏi 1: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ?Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về nhân vật cha con thống lí Pá Tra ?Nghệ thuật: Tả cảnh điêu luyện – những bức tranh có hồn, đa thanh, đa sắc, đa âm, giàu chất thơ. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, có chiều sâu, phù hợp với cách nghĩ của người miền núi. Kể chuyện bằng ngôn ngữ sinh động.2. Nội dung: Đoạn trích giúp chúng ta hiểu được cuộc sống, tâm hồn, tính cách của người dân miền núi Tây Bắc. Đặc biệt là tình yêu tự do, khát vọng sống mãnh liệt, ý thức đấu tranh tự giải phóng của họ.* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 15.IV. Luyện tập: Cảm nhận của anh chị về hai thế lực đen tối trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài? V. Dặn dò:  Phân tích nhân vật cha con thống lí Pá Tra trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ ”.  Làm các bài tập trang 15 - Sgk.  Soạn bài: “Vợ nhặt” của Kim Lân. Cảm ơn quý thầy cô và các em đã theo dõi bài giảng này !Chiều trên sông ĐàSông Đà nhìn từ đỉnh Tản Viên

File đính kèm:

  • pptVO_CHONG_A_PHU.ppt