Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ nhặt, Kim Lân - Trường Thpt Hoài Đức B

 - Đoạn khi Tràng đưa cô vợ nhặt về tỏc giả cú ý miêu tả nét mặt nhân vật để khắc hoạ tâm trạng ngỡ ngàng phấn khởi của một anh chàng quê kệch nay bỗng “nhặt” được vợ một cách dễ dàng.Vợ chồng Tràng đi bên nhau ngượng ngùng trước bao cặp mắt tò mò của dân xóm ngụ cư, Tràng muốn nói cái gì cho có vẻ thân mật, “tình tứ”, nhưng vụng về lúng túng “ chẳng biết nói thế nào”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giũă Tràng và cô vợ mới thật rời rạc, toàn nhát gừng, cộc lốc, không chuyện nào đến đầu đến đũa cả.

n - Ở cảnh sỏng sau đờm tõn hụn xen vào những đoạn miêu tả tâm lý qua diễn biến bề ngoài, Kim Lân còn chú ý miêu tả trực tiếp diễn biến nội tâm nhân vật: “ Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày( ). Một cái gì lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng,tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.Tràng thấy mình đã “nên người”. Anh thấy mình có trách nhiệm với vợ với gia đình.

 Nhân vật Tràng được xây dựng sinh động, hấp dẫn, và chân thực, thể hiện rừ nột niềm khỏt khao hạnh phỳc của những người nghốo khổ

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ nhặt, Kim Lân - Trường Thpt Hoài Đức B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Vợ nhặtKim LânNGUYEN HANG NGA- THPT HOAI DUC B	A- Tác giảKim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Tiên Sơn Bắc Ninh. Ông là cây bút truyện ngắn nổi tiếng. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chỉ tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Kim Lân bắt đầu viết truyện từ năm1941, sáng tác của ông thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng tám. Sau cách mạng Kim lân vẫn tiếp tục làm báo, viết văn. Những tác phẩm chính: “ nên vợ nên chồng” (1955), “con chó xấu xí” (1962). Kim Lõn                               KIM LÂNEM HÃY CHO BIẾT VÀI NẫT VỀ NHÀ VĂN KIM LÂN?	B-Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:“Vợ nhặt” là truyện ngắn rút ra từ tập “Con chó xấu xí”. Truyện ngắn này có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” được sáng tác ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.“VỢ NHẶT” ĐƯỢC SÁNG TÁC TRONG HOÀN CẢNH NÀO?C- Đọc –Hiểu văn bản	I-Chủ đề tác phẩmTác phẩm lên án xã hội Thực dân nửa Phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945. chính chuyện anh Tràng tự nhiên nhặt được vợ trước hết là vì đói quá- cũng đủ nói lên sự khủng khiếp của nạn đói.Nhà văn thể hiện một quan niệm nhân đạo sâu sắc, cảm động: phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động, cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe doạ của cái chết vẫn khao khát tình thương, khao khát có một tổ ấm gia đình, luôn hướng về sự sống, luôn hướng vềtương lai, mà tương lai này gắn liền với cách mạng.THEO EM CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM LÀ Gè?II- Tình huống độc đáo của tác phẩm	:Giữa nạn đói năm 1945, anh Tràng thô kệch xấu xí, nghèo xơ xác, lại là dân ngụ cư, không ai thèm lấy, bỗng nhiên nhặt được vợ một cách thật dễ dàng nhanh chóng, ngay giữa đường giữa chợ nhờ mấy bát bánh đúc riêu cua.Tình huống này có tác dụng to lớn làm nổi bật không khí của truyện, tính cách của nhân vật để tư đó khắc hoạ đậm nét nội dung tác phẩm.Vì đói nên không có gì quí hơn miếng ăn. Cho nhau miếng ănkhi đói là một nghĩa cử hào hiệp. Bởi thế, chỉ với mấy bát bánh đúc rẻ tiền,Tràng có thể nhặt được vợ. Điều đó chứng tỏ thân phận con người rẻ rúng đến mức bi thảm. đồng thời chuyện Tràng nhặt được vợ tạo nên ở mỗi nhân vật sự phản ứng khác nhau một cách tự nhiên nhưng tất cả đều chứng tỏ: mặc dù phải đối mặt với cái đói cái chết những người dân ở xóm ngụ cư vẫn hướng đến tương lai,hướng tới sự sống.EM Cể SUY NGHĨ Gè VỀ TèNH HUỐNG ĐƯỢC NHÀ VĂN ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM?Tình huống oái oăm đó khiến cho mọi người trong xóm ngụ cư này phải ngạc nhiên( thậm chí cả bà cụ Tứ và chính Tràng cũng ngạc nhiên). Mọi người vừa vui vừa lo lắng cho anh. Họ nói chuyện với nhau, lo lắng cho tương lai của vợ chồng Tràng: Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống được qua cái thì này được không?	Đây là tình huống độc đáo, giàu ý nghĩa, có tác dụng làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.	III- Nhân vật TràngNhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật phong phú để diễn tả tâm lý nhân vật Tràng:	- Có lúc Kim Lân diễn tả tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài;	- Có lúc tác giả diễn tả trực tiếp những ý nghĩ âm thầm bên trong nội tâm nhân vật:Tiêu biểu có thể kể tới đoạn khi cụ gỏi nhận lời về làm vợ Tràng, lỳc đầu Trang cũng Chơn nghĩ thầm: “ Thời buổi này khụng biết mỡnh cú nuụi nổi cỏi thõn mỡnh khụng?”. Nhưng chỉ vài giõy sau “ Tràng đó “ Chậc! Kệ!”-> Khỏt vọng hạnh phỳc lớn hơn cả nỗi sợ bị chết đúi. EM HÃY CHO BIẾT NHỮNG SUY NGHĨ CỦA MèNH VỀ NHÂN VẬT TRÀNG?	- Đoạn khi Tràng đưa cụ vợ nhặt về tỏc giả cú ý miêu tả nét mặt nhân vật để khắc hoạ tâm trạng ngỡ ngàng phấn khởi của một anh chàng quê kệch nay bỗng “nhặt” được vợ một cách dễ dàng.Vợ chồng Tràng đi bên nhau ngượng ngùng trước bao cặp mắt tò mò của dân xóm ngụ cư, Tràng muốn nói cái gì cho có vẻ thân mật, “tình tứ”, nhưng vụng về lúng túng “ chẳng biết nói thế nào”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giũă Tràng và cô vợ mới thật rời rạc, toàn nhát gừng, cộc lốc, không chuyện nào đến đầu đến đũa cả.- Ở cảnh sỏng sau đờm tõn hụn xen vào những đoạn miêu tả tâm lý qua diễn biến bề ngoài, Kim Lân còn chú ý miêu tả trực tiếp diễn biến nội tâm nhân vật: “ Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày(). Một cái gì lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng,tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.Tràng thấy mình đã “nên người”. Anh thấy mình có trách nhiệm với vợ với gia đình.	Nhân vật Tràng được xây dựng sinh động, hấp dẫn, và chân thực, thể hiện rừ nột niềm khỏt khao hạnh phỳc của những người nghốo khổEm có suy nghĩ gì về nhân vật bà cụ Tứ?	IV-Nhân vật bà cụ TứBà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình, con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê gớm.Khi biết con có vợ theo về, tâm trạng bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.Nghĩ hoàn cảnh túng thiếu đói khát của gia đình mình, cụ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rât rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này thế nọ, nhưng cái khó nó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi mà tủi thân. rồi cụ thương con đẻ, thương cả con dâu. cụ biết vì đâu mà người ta phải theo con mình “ bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót” và nói với vợ chông Tràng: “ chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”.Việc Tràng “ nhặt” được vợ vừa là nỗi lo vừa là niềm vui mừng của bà cụ Tứ. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo, vì lấy gì để nuôi nhau, liệu có sống qua nạn đói này hay không. Tuy vậy dẫu sao ở cụ niềm vui mừng vẫn nhiều hơn . Trong bữa cơm đầu tiờn đún nàng dõu mới“ cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Cụ cố giấu cái lo để động viên các con Nhưng nghĩ mãi, bà cụ nghẹn lời, nước mắt chảy ròng ròng. Thì ra cho dù bị cái đói, cái chết đe doạ, con người ta vẫn hướng tới tương lai, vẫn khát khao cuộc sống gia đình.Như vậy ta thấy tâm trạng của bà cụ Tứ đã được diễn tả một cách sắc sảo và chân thật, góp phần tô đậm chủ đề của tác phẩm và tạo sự hấp dẫn vơí bạn đọc.	VI-Nhân vật vợ Tràng- người phụ nữ không tênTrong truyện ngắn “Vợ nhặt” có một nhân vật thường ít được người đọc chú ý đến ; người phụ nữ không có tên được Tràng nhặt về làm vợ giữa ngày nước ta lâm vào nạn đói khủng khiếp, nhưng đó cũng chính là nhân vật biểu hiện niềm khát vọng về hạnh phúc của những người phụ nữ lao động nghèo khổ, góp phần làm sáng rõ chủ đề của câu chuyện.Người đàn bà không tên ấy được Kim Lâm dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai là thị để gọi. Lúc đầu ta thấy đó là người đàn bà cong cớn, liều lĩnh, nghe thấy câu hò của Tràng đã chạy ra đẩy xe cho Tràng và không cần ý tứ gì cả ăn liền bốn bát bánh đúc rồi theo Tràng về làm vợ. Sự liều lĩnh của thị thật tội nghiệp đáng thương hơn là đáng trách vì trong hoàn cảnh quá đói nghèo con người không thể còn giữ được lòng tự trọng nữa. Và thị là điển hình cho số phận bi thảm đó của người phụ nữ.Thị theo Tràng về làm vợ Tràng chính là biểu hiện của khát vọng về cuộc sống, muốn có một nơi nương tựa, một mái ấm gia đình để tìm thấy hạnh phúc. Cho nên ngay sau khi trở thành vợ Tràng những nét “cong cớn”, liều lĩnh, bạo mồm ,bạo miệng của thị liền biến mất, cái bản chất e thẹn, hiền hậu của người phụ nữ lại trở về trong thị. Trước mặt bà cụ Tứ thị “vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ”, ngồi bên Tràng thì thị hoàn toàn khác đó là “một người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. nét tính cách của thị trước kia, thắp sáng trong thị một niềm hạnh Chính cái mái ấm gia đình, chính cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng đậm đà tình nghĩa ấy đã làm thay đổi nét tính cách của thị trước kia.Nhân vật vợ Tràng là nhân vật rất độc đáo của Kim Lân. Nhân vật này được xây dựng bằng sự hiểu biết về hiện thực cuộc sống của người nông dân của tác giả. Nhân vật này cũng góp phần quan trọng trong việc nhấn mạnh nội dung tư tưởng của tác phẩm: Niềm khỏt khao hạnh phỳc và tỡnh thương của người dõn nghốo trong hoàn cảnh bi đỏt Theo em âm hưởng của cách mạng Tháng Tám được biểu hiện qua những yếu tố nào trong tác phẩm?	V- Âm hưởng của cách mạng tháng TámKim Lân đã dựng trong tác phẩm hình ảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cái đói đã hành hạ người dân quê thật kinh khủng, khiến họ phải rời bỏ quê hương, dắt díu nhau đi vật vờ như những bóng ma: “ người chết như ngả rạ. không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường.không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Bóng thần chết cứ lởn vởn trong đêm khuya: “trong đêm khuya tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ”.	Tác giả đã dựng lên một bức tranh thê thảm, đen tối và bế tắc của người dân quê trong nạn đói với tất cả nỗi xót xa và đau đớn của mình. Tám. Qua đó nhà văn đã tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ dã đẩy con người đến nạn đói khủng khiếp, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khởi nghĩa Tháng TamTrong bữa cơm sáng sau hôm Tràng có vợ- bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại, chỉ có lưng cháo và món “chè đặc biệt”- miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ- tiếng trống thúc thuế dội lên dồn dập. Người con dâu nói “ trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”Nghe vợ nói, Tràng vội hỏi: “ Việt Minh phải không?”, và trong ý nghĩ của Tràng “ vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói kéo nhau đi trên Đê Sộp. đằng trước có một lá cờ đỏ to lắm”.	Chính nhà văn Kim Lân cũng đã từng tâm sự trong dịp kỷ niệm 60 năm cách mạng Tháng Tám (2005) : ông muốn viết một truyện ngắn có âm hưởng của cách mạng Tháng Tám, truyện ngắn “ vợ nhặt” đã thể hiện được điều đó. D- Kết luận Nghệ thuật dựng chuyện đơn giản nhưng chặt chẽ, giọng văn mộc mạc, giản dị, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật với tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo “ Vợ nhặt” đã lên án xã hội thực dân nửa Phong kiến tàn bạo đã đẩy người dân vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. đồng thời nhà văn cũng đã phát hiện và khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người lao động cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát nhất, vẫn luôn hướng tới tình thương, hướng tới mái ấm gia đình và tin tưởng ở tương lai đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.E- Củng cốSau khi học xong tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân em có những suy nghĩ gì về phẩm chất của con người Việt Nam?

File đính kèm:

  • pptVO_NHAT.ppt