Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ nhặt - Lê Thị Giang
- Đầu năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng:
+ Miền Bắc: Phát xít Nhật bắt nhổ lúa trồng đay.
+ Thực dân Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét bóc lột.
Mùa xuân năm 1945 từ Lạng Sơn đến Quảng Trị nhân dân lâm vào nạn đói khủng khiếp, hơn 2 triệu người chết đói thê thảm.
Vợ nhặt Kim Lân Người soạn: Lờ Thị Giang - Phạm Thị Thương Hiệu đớnh: Cao Xuõn HảiI. Tiểu dẫn 1. Tỏc giả: Kim Lõn, tờn thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, mất 2007. Quờ quỏn: Phự Lưu, Từ Sơn, Hà Bắc. ễng cú sở trường về truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ụng là làng quờ với người dõn cày Việt Nam. Kim Lõn viết rất hay về những thỳ chơi dõn dó đồng quờ như chọi gà, thả diều, nuụi bồ cõu, chơi nỳi non bộ, mà ụng gọi là thỳ “phong lưu đồng ruộng. 2. Tỏc phẩm: - Tỏc phẩm chớnh: 2 tập truyện ngắn: “Nờn vợ nờn chồng” (1955) và “Con chú xấu xớ” (1962). - “Vợ nhặt” cú tiền thõn là truyện “Xúm ngụ cư”- viết ngay sau Cỏch mạng thỏng Tỏm. Bản thảo chưa in, 1954 viết lại.và được in trong tập “Con chú xấu xớ”. Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa, hãy nêu những nét chính về tác giả tác phẩm?II. Đọc - hiểu1. Tóm tắt truyện - Tràng là một chàng trai nghèo khổ, xấu xí, ế vợ, lại là dân xóm ngụ cư bị người đời khinh bỉ. Chỉ một vài câu bông đùa mà Tràng lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm ngạc nhiên cho người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cho chớnh bản thõn Tràng. Trong “bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ nói toàn chuyện vui. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.Tóm tắt ngắn gọn truyện “Vợ nhặt”?2. Bối cảnh năm đói.a. Bối cảnh chung- Đầu năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng: + Miền Bắc: Phát xít Nhật bắt nhổ lúa trồng đay. + Thực dân Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét bóc lột. Mùa xuân năm 1945 từ Lạng Sơn đến Quảng Trị nhân dân lâm vào nạn đói khủng khiếp, hơn 2 triệu người chết đói thê thảm. Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy nêu bối cảnh chung của dân tộc ta những năm 1945?b. Không gian, thời gian năm đói - “Con đường khẳng khiu, gầy guộc”. - Không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. - Âm thanh: “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. - ánh sáng: “nhá nhem”, “hai bên dãy phố, úp xúp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”. - Thời gian: vào buổi chiều chạng vạng của một ngày, như sự kết thúc đi dần vào đêm tối. Khung cảnh điêu tàn rữa nát, tối sầm lại vì đói khát, cuộc sống người dân đi vào ngõ cụt.Khung cảnh năm đói hiện lên như thế nào ở trong tác phẩm?c. Con người năm đói - “Những khuôn mặt thì hốc hác u tối”. - “Trẻ con: “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”. - Những người đói: “bồng bế dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ” - “Người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. - “người chết như ngả rạ” Cõi âm nhòa vào trong cõi dương, trần gian ngấp nghé miệng vực âm phủ, đời người, kiếp nhân sinh giỗng như một đống tro tàn lạnh ngắt. Chân dung con người năm đói hiện lên như thế nào?2. Nhan đề và tình huống truyện a. Nhan đề Vợ: thiêng liêng trân trọng. Nhặt: nhặt nhạnh lượm lặt một cách tình cờ vu vơ. Kim Lân kết hợp hai khái niệm đối lập tạo nên nhan đề, thân phận con người như cọng rơm cọng rác bên đường.Tràng nhặt được vợ: - Tràng nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư giữa lúc thiên hạ đói khát lại nhặt được vợ. - Người như Tràng nuôi thân nuôi mẹ chẳng xong lại còn đèo bòng. - Con người đang đối diện với cái đói và cái chết.Đây là một tình huống oái oăm, bi hài, vui buồn lẫn lộn. Tên truyện “Vợ nhặt”và tình huống “nhặt vợ” tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.Hãy nêu tình huống truyện của tác phẩm Vợ Nhặt?b. Tình huống truyệnc. Diến biến của cuộc hôn nhân - Hôn nhân không có tình yêu, xuất phát từ những lời đùa cợt, từ cái đói, miếng ăn. - Cảnh đón dâu: 2 người lầm lũi lặng lẽ. - Của hồi môn: gồm một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và một chai dầu con. - Tiệc cưới: một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo và một nồi chè khoán (món ăn đặc biệt đón con dâu). Hạnh phúc không chỉ nhuốm trong hương vị đắng cay chua xót mà còn như bị nhấn chìm trong đói khát. Em hãy phân tích diễn biến cuộc hôn nhân giữa Tràng và người “vợ nhặt”?d. ý nghĩa của tình huống truyện - Lên án tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp. - Ca ngợi tình thương và lòng nhân ái, niềm tin vào tương lai của người dân lao độngQua sự phân tích trên, hãy rút ra ý nghĩa của tình huống truyện?3. Tâm trạng của các nhân vật trong truyệna. Người dân xóm Ngụ Cư - Ngạc nhiên, mừng rỡ. - ái ngại, lo âu “biết có nuôi nổi nhau qua cái ....” Tâm trạng đầy thiện cảm của những người cùng cảnh ngộ. Việc Tràng nhặt được vợ đem lại một chút gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống tăm tối thườgn ngày của họ.Người dân xóm Ngụ Cư có thái độ gì trước tình huống nhặt được vợ của Tràng?b. Người vợ nhặt * Trước khi gặp Tràng: - Đói, cái tên cũng không có. - Chỉ một thời gian ngắn giữa hai lần gặp, thị đã biến đổi đến thảm hại khiến Tràng không thể nhận ra: “Hôm nay thị rách quá áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hản đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” cái đói tàn phá hình hài. - Trơ trẽn, “cong cớn, sưng sỉa”: vì miếng ăn mà sẵn sàng theo không một người đàn ông. Cái đói làm hủy hoại nhân cách.* Sau khi gặp Tràng: - Người đàn bà này có nhiều sự thay đổi: + Đi bên cạnh Tràng về xóm ngụ cư thị có vẻ rón rén e thẹn. + Về đến nhà: khép nép, ngượng ngập, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” + Sáng hôm sau: thị hoàn toàn thay đổi, “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là một người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn có vẻ chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Tình thương yêu, đùm bọc của Tràng, mái ấm gia đình đã cảm hóa và làm thay đổi tính cách con người.Người vợ nhặt được tác giả miêu tả như thế nào?Hãy phân tích tâm trạng của thị?c. Nhân vật Tràng - Ngoại hình xoàng xĩnh, thô kệch, dở hơi và cộc cằn.- Tràng có một tấm lòng nhân hậu: + Trẻ con thích đùa với Tràng. + Thấy người đàn bà tiều tụy vì đói, anh sẵn sàng cho ăn, sẵn sàng chấp nhận khi người đàn bà theo về làm vợ.- Hạnh phúc đến bất ngờ khiến Tràng choáng váng. Mới đầu anh cũng chợn nhưng sau đó lại “tặc lưỡi chậc, kệ!”. - Vui mừng: + vẻ mặt “phớn phở”, “tủm tỉm cười nụ”, “hai mắt sáng lên lấp lánh”. + Chuyển thành cảm giác da thịt “nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. + Thấm sâu vào tâm hồn “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. - Tràng ý thức được trách nhiệm, bổn phận, cảm thấy mình ‘’nên người’’ và nghĩ đến tương lai. Hạnh phúc gia đình đã hoàn thiện nhân cách của nhân vật này.Nhân vật Tràng được Kim Lân miêu tả như thế nào? Tâm trạng của anh ra sao khi bỗng nhiên mình có vợ?d. Nhân vật bà cụ Tứ. - Lúc đầu bà ngạc nhiên, không hiểu, vì bà không giám nghĩ con trai mình lại có thể có vợ, và lại có vợ vào cái thời buổi đói khát này. - Khi hiểu ra bà ai oán xót thương cho số phận của con trai. - Thương con, thương người dâu mới bà nói toàn chuyện vui, gieo niềm hy vọng niềm tin yêu cuộc sống của bà sang hai con. Sự quây quần trong bữa ăn ngày đói các nhân vật đã tìm lại được niềm an ủi trong sự cưu mang nương tựa. Tình mẹ con, vợ chồng đã tăng sức mạnh cho họ vượt qua thực trạng tăm tối bế tắc. Và các nhân vật ánh lên niềm vui sự sống, về sự đổi đời trong tương lai. Nhân vật bà cụ Tứ mang một ý nghĩa điển hình đặc sặc tiêu biểu cho biết bao bà mẹ Việt Nam nghèo: giàu tình thương, hiểu biết bao dung và không nguôi khát vọng cho con cái được hạnh phúc. Câu chuyện vì thế nên có giá trị nhân văn nhân bản sâu sắc.Khi được Tràng giới thiệu người đàn bà với mình, tâm trạng bà cụ Tứ diễn biến như thế nào?4. Đặc sắc nghệ thuật của truyện - Cốt truyện đơn giản, tự nhiên. - Giọng văn mộc mạc, giản dị. - Khắc họa hình tượng nhân vật sinh động. - Thời gian truyện vận động một cách tự nhiên, từ hoàng hôn ngày hôm trước đến bình minh ngày hôm sau. Hé mở một sự vận động: tàn tạ đến niềm vui, từ bóng tối ra ánh sáng. - Truyện kết thúc theo lối mở. Nạn đói vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng xa xa thấp thoáng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và hình ảnh từng đoàn người đi phá kho thóc Nhật... Tất cả đang hướng về phía trước và một ngày mới dường như sắp sửa bắt đầu.Nhận xét nghệ thuật của truyện ?(cốt truyện, giọng văn, nhân vật, cách kết thúc truyện)Hình ảnh phá kho thóc NhậtIII. Tổng kết “Vợ nhặt là bài ca về tình người của những người nghèo khổ đã “biết sống” như con Người ngay giữa thời túng đói quay quắt...”Nêu giá trị chung của truyện ngắn “Vợ nhặt”? - Tắt Đèn, Bước Đường Cùng, Chí Phèo, ... mới chỉ dừng lại ở lòng thương yêu, thông cảm với nỗi thỗng khổ của con người. - Vợ Nhặt không chỉ dừng lại ở sự cảm thông mà còn hướng cho những con người đau khổ một hướng thoát, đó là con đường đến với cách mạng. Chi tiết người vợ nhặt nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào đã nói lên điều đó.Cũng viết về đời sống người nông dân trước Cách mạng năm 1945 nhưng so với các tác phẩm như: Tắt Đèn, Bước Đường Cùng, Chí Phèo, ... thì Vợ Nhặt có gì khác?Câu hỏi ôn tập:Nêu và phân tích ý nghĩa tình huống truyên trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”?
File đính kèm:
- Vo_nhat.ppt