Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Tiết dạy: Hồi trống cổ thành

- Đi nhiều, chứng kiến, am hiểu sâu sắc xã hội rối ren thời bấy giờ,chí lớn nhưng thực hiện không thành.

Cuối đời,sống mai danh ẩn tích. 1364 không còn ai biết rõ tung tích của ông.

Sự nghiệp sáng tác:

 

Ngoài “Tam quốc diễn nghĩa” ông còn sáng tác “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “bình yêu truyện”, ”Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”.

 

 

ppt32 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Tiết dạy: Hồi trống cổ thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN THÀNHLỚP 10A1HỒI TRỐNG CỔ THÀNH(TRÍCH HỒI 28 - “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”)I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:LA QUÁN TRUNGa.Cuộc đời:- Sống cuối thời Nguyên – đầu thời Minh(1330 – 1400).- Đi nhiều, chứng kiến, am hiểu sâu sắc xã hội rối ren thời bấy giờ,chí lớn nhưng thực hiện không thành.- Cuối đời,sống mai danh ẩn tích. 1364 không còn ai biết rõ tung tích của ông.b. Sự nghiệp sáng tác: Ngoài “Tam quốc diễn nghĩa” ông còn sáng tác “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “bình yêu truyện”, ”Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”.....Các em hãy nêu những nét chính về cuộc đời của La Quán Trung?Các em hãy nêu sự nghiệp sáng tác của La Quán Trung?a. NGUỒN GỐC : La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể- Kịch dân gian.Trình bày nguồn gốc và sự ra đời của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”?2. “Tam quốc diễn nghĩa”:- Gồm 120 hồi.- Ra đời vào đầu thời Minh.- Kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngô, Thục, Ngụy.Em hãy cho biết đôi nét về tác phẩm “ Tam quốc diễn nghĩa”?b. Tác phẩm: Giá trị nội dung:-Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung hoa thời Tam quốc. - Ước mơ có được vua hiền tướng giỏi. - Đề cao nhân ,nghĩa, trí , dũng.	 Giá trị nghệ thuật: - Xây dựng hàng trăm nv có cá tính đặc sắc. - Miêu tả vô số mâu thuẫn xung đột, hàng trăm trận đánh lớn lôi cuốn,hấp dẫn.“ Tam quốc diễn nghĩa” có những giá trị nội dung và nghệ thuật gì?3. Thể loại:Viết ở thể loại tiểu thuyết chương hồi (tiểu thuyết lịch sử)“ Tam quốc diễn nghĩa” được viết theo thể loại nào?1/Vị trí đoạn trích: hồi thứ 282/Đại ý: xung đột giữa TP và QC do TP cho QC là bội nghĩa3/Bố cục: 3 phần -QC gặp TP và xung đột xảy ra -Diễn biến xung đột ( những mâu thuẫn kịch tính). - TP nhận lỗi.3. Đoạn trích: “ Hồi trống cổ thành”Đoạn trích ở vị trí nào trong tác phẩm? Các em hãy chia bố cục và tìm đại ý của đoạn trích?II. Đọc - Hiểu văn bảnCác em hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Hồi trống cổ thành”?Nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng cầm mâu lên ngựa tiến thẳng tới Quan Công. Quan Công mừng rỡ đón em, bỗng Trương Phi trợn mắt quát, phóng xà mâu đâm Quan Công. Quan Công phân trần, mọi người khuyên can nhưng Trương Phi một mực cho rằng Quan Công phản bội. Sau khi Quan Công chém chết Sái Dương trong một hồi trống, Trương Phi mới chịu tin và thụp lạy Quan Công.1. Tóm tắt:2. Phân tích đoạn trích:Hình tượng nhân vật Trương Phi:Tại sao Trương Phi chiếm Cổ Thành?-Vì quan huyện không phải là người tốt, không cho Trương Phi vay lương thực. -Vì Trương Phi cần một chốn nương thân.Hình tượng nhân vật Trương Phi được miêu tả như thế nào? (Diện mạo, lời nói, hành động)-Diện mạo: “mắt trợn tròn xoe”, “râu hùm vểnh ngược”.-Lời nói: “hò hét như sấm”, “hầm hầm quát”,”nổi giận nói”, gọi Quan Công là “mày”.-Hành động: “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, “hăm hở xông lại đâm Quan Công”, “thẳng cánh đánh trống”.Qua đó em thấy Trương Phi là người như thế nào?Dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.Khi nghe Quan Công thanh minh,câu nói nào của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận? Vì sao?“Hiền đệ .há quên nghĩa vườn đào ru?”- Khi nghe Quan Công thanh minh: Giận dữ,khinh miệt ( “mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?” )Khi nghe hai chị và Tôn Càn thanh minh thì Trương Phi đã nói gì? Qua đó, em thấy Trương Phi là người như thế nào?Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.- Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.- Khi nghe Quan Công thanh minh thì Trương Phi như thế nào?- Kịch tính: TP đánh ba hồi trống buộc QC phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi đã hoàn toàn tin Quan Công chưa?Trương Phi vẫn còn nghi ngờ.Tại sao đầu Sái Dương đã rơi mà Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, vẫn chưa chịu nhận anh? Phi còn làm gì nữa? Những việc làm đó cho ta thấy thêm điều gì trong tính cách Trương Phi?- Hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô.Chưa tỏ ngay thái độ-Đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện -> tin hoàn toàn Thận trọng, tinh tế.- Hiểu rõ sự tình,thụp lạy Quan CôngBiết nhận lỗi, rất tình cảm=> Hình ảnh TQ hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện – một “hổ tướng” của nước Thục sau này.Qua phân tích, em có nhận xét gì về tính cách nhân vật Trương Phi?b. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT QUAN CÔNGTrước khi đưa hai phu nhân đến cửa thành, Quan Công đã trải qua những thử thách gì?-Vượt qua năm cửa quan, chém sáu tướng Tào, đưa hai phu nhân về với Lưu Bị.Gặp Trương Phi, mừng rỡ vô cùng.Rất trọng nghĩaCó thể xem Cổ Thành là cửa quan thứ sáu không? “Vật chướng ngại” ở đây là gì? Khi bị Trương Phi tấn công, QC hành động thế nào?	- Khi bị Trương Phi tấn công, QC chỉ đỡ và tránh chứ không đánh trả. Gọi TP là “ em, hiền đệ”.Giàu lòng độ lượng - Tránh được đòn tấn công và bình tĩnh trước sự tấn công của Trương Phi. - Chớp mắt ( chưa dứt hồi trống) đã chém bay đầu Sái Dương.Tài đức vẹn toànTài của QC được bộc lộ qua chi tiết nào?Nhờ đâu chỉ với một hồi trống, Quan Công đã thực hiện được đòi hỏi ngặt nghèo của Trương Phi?Qua phân tích, em thấy Quan Công là người như thế nào?Tóm lại, Quan công là dũng tướng tài danh, rất khéo léo, mềm dẻo, nhẫn nại và cũng rất trung nghĩa.Câu hỏi thảo luậnTại sao đoạn trích lại được đặt tên là “Hồi trống Cổ Thành”? Em có rút ra được những ý nghĩa gì về hồi trống?3. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành:- Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.- Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.4. Nghệ thuật.Dẫn truyện: hấp dẫn, lôi cuốn, không bình phẩm.Nhân vật giàu tính cách, hiện lên rõ nét và phù hợp với từng tính cách.- Nghệ thuật tạo tình huống truyện: mâu thuẫn xảy ra đầy kịch tính đạt đến cao trào, rồi kết thúc (đậm nét Văn học dân gian).- Miêu tả khéo léo gợi lên không khí cổ xưa, không khí chiến trận.Để tạo sự thành công, hấp dẫn - tác giả đã sử dụng những nghệ thuật như thế nào?Đoạn trích ca ngợi những con người trung nghĩa, dù cách biểu hiện tấm lòng và phẩm chất khác nhau nhưng điều được khẳng định ca ngợi. Cùng với nghệ thuật đặc sắc đoạn trích góp phần tạo nên sự bất hủ cho tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”.V. TỔNG KẾT: SGKEm có những suy nghĩ gì khi học xong tác phẩm?CHUẨN BỊ BÀI MỚI Đoạn trích "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng": Gợi ý:1. Giữa Lưu Bị và Tào Tháo đang ở tình thế như thế nào? Qua đó ảnh hưởng gì đến tính cách nhân vật?2. Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo như thế nào?Từ đó bộc lộ tính cách gì?3.Tìm những điểm khác nhau giữa Lưu Bị và Tào Tháo?

File đính kèm:

  • pptHồi trống cổ thành- sửa.ppt