Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tây tiến, tác giả Quang Dũng

Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ như mở ra một thế giới hoàn toàn khác: Cơm lên khói, mùa em nếp xôi => Cảnh tượng thật đầm ấm, câu thơ tạo cảm giác êm dịu

“ Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

 

 

pptx27 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tây tiến, tác giả Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
QUANG DŨNGTây tiến Tác giảTên thật Bùi Đình Diệm (1921-1988) Quê ở Đan Phượng- Hà Tây. Là người chiến sỹ, nghệ sĩ tài năng, đa tài: làm thơ, vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc.Hồn thơ lãng mạn, tài hoa, thơ giàu chất nhạc, chất hội họa.Tác phẩm: Rừng biển quê hương (1957), Mùa hoa gạo (1950),Nhà đồi (1970)Hoàn cảnh ra đờiTây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947(Thanh niên HN) có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào. Quang Dũng là đại đội trưởng đến cuối năm 1948. Khi chuyển đơn vị khác- nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này.Tác phẩm ra đời năm 1948.Hình ảnh thiên nhiên, đất nước con người miền Tây.Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng; đoàn quân gian khổ nhưng kiên cường và lãng mạn: “Dốc lên khúc khuỷu.... .................mưa xa khơi”.- “Khúc khuỷu” – dốc cao gập ghềnh quanh co hiểm trở- “Thăm thẳm” – một sáng tạo độc đáo mới về độ sâu “Ngửi” – một nhãn tự diễn tả độ cao của núi rừng Tây Bắc, người lính như đi trên mây, trong mây súng chạm với trời.- Câu 3 ngắt làm 2 vế tạo ra sự đối lập khi diễn tả 2 bên dốc núi, lên rất cao, xuống rất sâu.Bức tranh thiên nhiên khắc hoạ bằng những nét vẽ mạnh mẽ và rất gân guốc. Núi rừng miền Tây hiểm trở dữ dội, hùng vĩ nhưng rất đẹp và nên thơ.“Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”.Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ như mở ra một thế giới hoàn toàn khác: Cơm lên khói, mùa em nếp xôi => Cảnh tượng thật đầm ấm, câu thơ tạo cảm giác êm dịu“ Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”Sử dụng bút pháp lãng mạn để tô đậm vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật của núi rừng Tây Bắc. Tây Tiến còn gắn liền với những bản làng nồng ấm tình người.“Doanh trại hoa đong đưa”- Nỗi nhớ về con người miền Tây, cảnh đêm liên hoan của bộ đội có đồng bào đến dự+ Cô gái Tây Bắc: xiêm áo, man điệu, e ấp trong trang phục dân tộc, vũ điệu sắc dịu dàng- màu sắc xứ lạ trong đêm liên hoan.+ Tác giả “kìa em” – ngạc nhiên, vui sướng cảm mến trước vẻ đẹp, tài nghệ độc đáo của các cô gái Tây Bắc.Tác giả khám phá những gì có màu sắc bí ẩn của xứ lạ, khám phá tài hoa của con người.- Cảnh sông nước và con người Tây Bắc đầy chất thơ với hình ảnh cô gái uyển chuyển xuôi thuyền về Châu Mộc. Cách miêu tả tinh tế chỉ thoáng qua vài nét mà ghi lại được cái hồn của cảnh và người, tạo bức tranh đẹp duyên dáng, trong thơ như có họa.Hình ảnh người lính Tây Tiến“Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm”.Tác giả nói đến 2 sự thật về người lính, phải chịu đựng biết bao khó khăn gian khổ, những trận sốt rét rừng, da xanh như tàu lá, đầu rụng tóc nhưng vẫn oai phong hùng tráng.Không lẩn tránh cái bi, nhìn thẳng vào nó và đem đến âm hưởng tráng lệ hào hùng. Người lính phải gánh chịu bao gian lao nhưng vẫn oai phong khác thường và không thóat li hiện thực.đẽ.“Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.Dáng vẻ hào hoa mơ mộng, chất lãng mạn của người lính, đời sống nội tâm phong phú đẹp “Rải rác biên cương mồ viễn xứ...................khúc độc hành”.Mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh: Cái chết không làm người lính nhụt chí, họ sẵn sàng dấn thân bằng niềm đam mê của tuổi trẻ- Cái chết được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn nên trở nên khác thường:+ Áo bào thay chiếu=> Người lính hy sinh được bọc trong tấm chiến bào sang trọng+ Anh về đất => Nói giảm làm giảm sự đau thương- Nói về những tổn thất hi sinh của người lính Tây Tiến, gục ngã bên chiến trường chỉ một manh chiếu che thân, những trong mắt nhà thơ đó là “chiến bào”. Tạo vẻ oai phong dữ dội khác thường.- Tác giả dùng bút pháp hiện thực và lãng mạn để khắc họa sự oai phong hùng tráng, xóay sâu vào những khó khăn thiếu thốn để nâng cao vẻ đẹp của người lính.Nỗi nhớ Tây Tiến của Quang Dũng.“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”Hai câu mở đầu trực tiếp diễn tả nỗi nhớ, hai chữ “ chơi vơi” như vẽ ra cụ thể trạng thái nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ.- “Nhớ chơi vơi”- nỗi nhớ bao trùm tâm hồn nhà thơ khi rời xa đoàn quân Tây Tiến.- Khảng cách không gian thời gian càng rộng thì nỗi nhớ càng sâu. Được nhân lên gấp bội. Người thì xa cách nhưng tâm hồn vẫn ở lại với đoàn quân.“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.Khẳng định sự gắn bó và nỗi nhớ sâu sắc của nhà thơ với đoàn quân Tây Tiến.

File đính kèm:

  • pptxKho_1_Tay_Tien.pptx