Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết học 36: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 1.Bài tập 1 trang 114:

 - Câu thứ nhất ''Lời nói.lòng nhau''. Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy chân trọng và giữ phép lịch sự. Hãy biết lựa chọn từ ngữ nào cho đúng với hoàn cảnh giao tiếp.

 - Câu thứ hai ''Vàng thì.thử lời''. Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để lấy độ vang. Con người qua lời nói biết ngay được người ấy có tính nết như thế nào ngưười nói dễ nghe ( lịch sự, tế nhị ) hay sỗ sàng, cục cằn.

 Lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh .

 

ppt13 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết học 36: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG trung học phổ thông chi lăngTổ ngữ vănPhong cách ngôn ngữ sinh hoạt(TIẾT 36 )Ngữ văn 10Giáo viên thực hiện : Vi Xuân HảiI.Ngôn ngữ sinh hoạt: 1.Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: - Đoạn hội thoại ở sgk/113 + Nhân vật giao tiếp : Lan, Hùng, mẹ Hương, bác hàng xóm. + Nội dung hội thoại: Lan, Hùng rủ Hương đi học vào buổi trưa, gây ồn ào cho mọi người vì đang là giờ nghỉ trưa. + Thái độ của nhân vật : * Lan và Hùng : gào lên giữa trưa. * Mẹ Hương: ôn tồn, nhã nhặn . * Bác hàng xóm : Khó chịu, không hài lòng khi Lan và Hùng nói to vào giữa trưa.Em hãy nêu các yếu tố ( Nhân vật giao tiếp, Nội dung giao tiếp, Thái độ của nhân vật ) trong cuộc đối thoại ở SGK ?( ảnh minh họa )Từ những điều đã phân tích ở trên, em hiểu thế nàolà ngôn ngữ sinh hoạt ?Khái nịêm:Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩa, tình cảm nhu cầu trong cuộc sống .2.Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:Dạng nói : đối thoại, độc thoại . + Đối thoại nội tâm : Tưởng tượng ra một nhân vật, trò chuyện với nhân vật. + Độc thoại nội tâm :Tự nói với mình nhưng không phát ra tiếng .Dạng viết : nhật kí, hồi kí, thư từ.Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở những dạng nào ? Ví dụ ?Hãy xem ví du sau đây:4.5.68 mình cắt câu chuyện bằng sự im lặng.Trong bóng tối mình vẫn nhận thấy sự băn khoăn của hai bệnh nhân đang nói chuyện với mình .Hình như họ thấy được cái im lặng nặng nề đẫm nước mắt ấy của mình .1.6.68. Một buổi sáng như sáng nay, rừng cây xanh tươi sau trận mưa rào.Không gian trong lành mà saoLòng mình lại ngập tràn thương nhớ, nhớ miền Bắc vô vàn (Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm )Nữ bác sĩ-liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm )Dạng lời nói tái hiện : mô phỏng lời nói những đã được nhà văn lựa chọn, sáng tạoVD: Đây là lời qua tiếng lại giữa Chí Phèo và Bá Kiến :- Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả ở tù sướng quá.Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn.Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tùCụ Bá quát, bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người : - Anh này lại say khướt rồi !Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ cái tay lên nửa chừng :- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say.Con đến xin cụ cho đi ở tù mà nếu không được thì thì thưa cụ” ( Nam Cao- Chí Phèo)- Cách thưa bẩm ( bẩm cụ, bẩm ạ,, bẩm thật, thưa cụ..)- Cách dùng từ ngữ đưa đẩy ( con có dám nói gian thì)Cách dùng thành ngữ, tục ngữ ( trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có).Cách tách từ ( về làng về nước).Cách nói ấp úng( nếu không được thì.. Thì ..thưa cụ)Cách gọi xách mé ( anh này),..nhưng trong lời nói của Chí Phèo và bá Kiến trên đây là những nét riêng, thường thấy ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( dạng tái hiện )ii.Luyện tập : 1.Bài tập 1 trang 114: - Câu thứ nhất ''Lời nói...lòng nhau''. Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy chân trọng và giữ phép lịch sự. Hãy biết lựa chọn từ ngữ nào cho đúng với hoàn cảnh giao tiếp. - Câu thứ hai ''Vàng thì...thử lời''. Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để lấy độ vang. Con người qua lời nói biết ngay được người ấy có tính nết như thế nào ngưười nói dễ nghe ( lịch sự, tế nhị ) hay sỗ sàng, cục cằn. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh .2.Bài tập 2 trang 114: - Đây là đoạn trích trong tác phẩm ''Bắt sấu rừng U Minh Hạ'' của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt đưược biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Nhưng ngưười ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt ở cách dùng từ ngữ hàng ngày.Cách mô phỏng này đã góp phần sinh động hoá văn bản , làm cho văn bản mang đậm dấu ấn văn hoá địa phương và khắc hoạ những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên . + Đi ghe xuồng. + Ngặt tôi không mang thứ phú quí đó. + Cực lòng bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá. 3.Bài tập mở rộng:Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong một phần bức thư của người con gửi cho bố là bộ đội đánh Mỹ ngoài mặt trận : Bố ơi, bố có khoẻ không ? Con lợn sề nhà ta nó đẻ hôm tháng trướcgần chục con bố ạ.Bố ơi, bố cho con cái thước mấy lị quản bút đỏ í.Con lợn sề nó xuống được cái hầm xây bằng tường rồi bố ạ.Nó nghe kẻng là xuống, con không phải đùn đít nó như dạo hôm qua nữa .Mấy lị em Dung không đái dầm nữa .Em không chơi với con thì con được phần kẹp của cô giáo cho, con để dành cho em nó mới chơi với con để mẹ đi tát nước mới cả đi bắc cầu nữa.Thôi bố nhé ? Con Tạo hai- Bố Tiên ( Lê Lựu ) ( Ngữ văn 10, nâng cao, tập 1 trang 221)Đáp án Tính chất thân mật , tự nhiên thể hiện rất rõ trong lời lẽ bức thư. - Đó là cách xưng hô thân mật( bố ơi, bố ạ, bố nhá), - Cách dùng những từ ngữ chỉ thấy trong sinh hoạt đời thường ( mấy lị, í,) - Cách dùng những từ ngữ hoặc kết cấu liệt kê đặc trưng cho ngôn ngữ sinh hoạt nói ( đùn vào đít, đi mới cả đi),4.Bài tập tham khảo về ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống.Đọc bài thơ sau đây và nêu nhận xét của em?Tiếng Nghệ (Nguyễn Bùi Vợi )( Theo Báo Văn Nghệ )Cái gầu thì bảo cái đàiRa sân thì bảo ra ngoài cái cươiChộ tức là thấy mình ơiTrụng là nhúng đấy đừng cười nghe emThích chi thì bảo là sèmNghe ai bảo đọi thì mang bát vàoCá quả lại bảo cá tràuVo troốc là bảo gội đầu đấy emNghe em giọng Bắc êm êmBà con hàng xóm đến xem chật nhàRăng chưa sang nhởi nhà choaBà o đã nhốt con ga trong truồngEm cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quêGió Lào thổi rạc bờ treChỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằnChắt từ đã sỏi đất cằnNên yêu thương mới sâu đằm nơi em5.Bài tập mở rộng :Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép được những câu nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau: - Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người . - Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá! - Lúc làm cỏ thì bỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên. - Một sào ruộng ở đồng Phúc ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn. - Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi năm nồi bẩy có cả. - Làm ăn không có kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi Hãy phân tích và cho biết nét độc đáo của những cách nói trên . Nếu phải diễn đạt những nội dung trên không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt , anh ( chị ) sẽ viết như thế nào ? ( Ngữ văn 10- nâng cao, tập 1 )Bài giảng kết thúc ! Xin cảm ơn thầy, cô và các em 10a12 đã đến dự !

File đính kèm:

  • pptBai_giang_dien_tu.ppt