Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài học: Đất nước, Nguyễn Đình Thi

 Sự hoà hợp giữa các câu ngắn và câu dài tạo nên nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời cũng khẳng định ý chí dứt khoát, kiên cường, những câu dài tuyên bố dõng dạc tạo âm hưởng cho cả bài thơ. Việc chọn hình ảnh tiêu biểu cho bài thơ tạo nên bức tranh điển hình cô động và sâu sắc.

Sự kết hợp những thao tác trên làm cho bài thơ thể hiện rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của NĐT lúc vui, lúc phấn khởi, lúc căm hờn cũng có lúc say sưa với chiến thắng, đó là ngất ngây, là hạnh phúc.

 

ppt6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài học: Đất nước, Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐẤT NƯỚCNGUYỄN ĐÌNH THI3. Niềm hứng khởi của tác giả trước đất nước vừa được hồi sinh.Sau bao nhiêu năm kháng chiến vất vả, trước thắng lợi mới của đất nước một niềm vui, một niềm hưng phấn bộc lộ hồn nhiên,chân thật. Niềm hạnh phúc muốn kìm lại nhưng lại bật lên một cách phấn khích.Đã qua rồi những bom đạn, những chông tre, bầu trời đầy máu và xương. Giờ đây, từng ngọn gió, bụi tre đều thấm đẫm sức sống mới “tre phấp phới”, “đứng vui”, “áo mới”. Trước thiên nhiên tươi đẹp đó, con người mới cũng khẳng định sức mạnh của mình trước thời đại.Trời xanh, núi rừng tất cả là chúng ta, giờ dành lại trọn vẹn. Hai câu thơ trên làm ta liên tưởng tới những bản tuyên ngôn của cha ông chúng ta. Biết bao lần ta tuyên bố chủ quyền nhưng giờ đây ta còn khẳng định “nước chúng ta”- lời khẳng định của những chủ nhân làm nên sức mạnh dân tộc. Đó là lời tuyên bố của nhân dân những người “chưa bao giờ khuất”, những người sống cùng đất nước, chết cho dân tộc, “rì rầm trong tiếng đất” từ “những buổi ngày xưa”. Những con người đoa xứng đáng làm chủ “những cánh đồng thơm ngát”, “những ngả đường bát ngát”, “những dòng sông chảy nặng phù sa”. 4. Cảm nhận của NĐT về quê hương, đất nước Việt Nam.Cảm nhận sâu sắc nỗi đau của đất nước, của nhân dân. Nỗi đau riêng “bát cơm chan đầy nước mắt” đã hoà vào nỗi đau chung “đâm nát trời chiều” để cuối cùng cả quê hương, dân tộc “bật lên tiếng thét căm hờn”Trước nỗi khổ đó, tác giả ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân ta, nước ta vì “lòng dân ta yêu nước thương nhà”. Cuộc kháng chiến thắng lợi vì toàn dân ta, toàn nước ta cùng chung tay đánh giặc “khói nhà máy”, “kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng”, chịu nhiều khó khăn “ngày nắng đốt theo đêm mưa giội” nhưng chúng ta chiến thắng vì ý chí kiên cường “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới” “ Lòng ta bát ngát ánh bình minh”5. Nghệ thuật 	 Sự hoà hợp giữa các câu ngắn và câu dài tạo nên nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời cũng khẳng định ý chí dứt khoát, kiên cường, những câu dài tuyên bố dõng dạc tạo âm hưởng cho cả bài thơ. Việc chọn hình ảnh tiêu biểu cho bài thơ tạo nên bức tranh điển hình cô động và sâu sắc. Sự kết hợp những thao tác trên làm cho bài thơ thể hiện rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của NĐT lúc vui, lúc phấn khởi, lúc căm hờn cũng có lúc say sưa với chiến thắng, đó là ngất ngây, là hạnh phúc.

File đính kèm:

  • pptdat_nuoc.ppt