Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 25, 26: Việt bắc

- Cách sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cuộc chia tay: mình , ta ( từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa). Nhà thơ sử dụng rất sáng tạo đại từ “mình”:

 + Mình: chỉ bản thân người nói(ngôi thứ nhất)

 + Mình: chỉ đối tượng giao tếp(đối tượng gần gũi thân thiết)

 + Mình: chuyển sang ngôi thứ hai nhằm diễn tả quan hệ tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa hai người: Anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc.

Ngôn ngữ vừa giản dị, mộc mạc diễn tả chân thật cuộc chia tay bịn rịn, lưu luyến đến bâng khâng.

- Nhà thơ sử dụng câu thơ lục bát cân xứng, nhịp nhàng phù hợp với tâm trạng của con người trong cuộc tiễn đưa: 2/2/2, 4/4 tạo âm điệu ngọt ngào như lời ru. Sự ngắt nhịp ấy chính là nhịp, điệu tâm hồn. Nó tạo ra sự cộng hưởng, đồng vọng của cả người ở, người đi. Đó là nỗi nhớ da diết, mênh mang với thiên nhiên con người, với cách mạng và kháng chiến.

 

 

ppt31 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết 25, 26: Việt bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đọc vănTiết :25-26 Việt Bắc ( TrÝch ) - Tè H÷u-Giáo viên : Quyền Thị Thuý HằngI. Tìm hiểu chung:1. Hoàn cảnh ra đời:Nhóm 1:Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Nhóm 3;Tìm hiểu kết cấu của bài thơ?Nhóm 2:Trình bày bố cục của bài thơ?Nhóm 4:Xác định vị trí và nội dung của đoạn trích?- Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hoà bình lập lại ở miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới.Tháng 10/1954 TW Đảng, chính phủ về tiếp quản thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử đó Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.- Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.2. Bố cục bài thơ: 2 phần: + Phần đầu : Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến. + Phần sau : Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ với dân tộc.3. Kết cấu bài thơ:Bài thơ có lối kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình.Thực chất nó là lời độc thoại đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào của quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng. Nó còn là khát vọng về tương lai với nhiều dự cảm mới mẻ.4. Vị trí và nội dung đoạn trích:a.Vị trí: Nằm ở phần đầu của tác phẩm.b.Nội dung: Đoạn trích bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của anh cán bộ kháng chiến với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đồng thời là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến. Tình cảm ấy kết đọng lại niềm tin vào Đảng, Bác Hồ.II. Đọc hiểu đoạn trích:1. Cuộc chia tay:- Nhà thơ tạo ra lời đối đáp giữa kẻ ở và người đi: + Người Việt Bắc lên tiếng trước: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” Sự nhạy cảm của tâm hồn về sự đổi thay.Người Việt Bắc hỏi về: . Thời gian “mười lăm năm ấy”. . Không gian “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.”” Lời hỏi của người Việt Bắc đã khơi dậy bao kỉ niệm, khơi nguồn cho nỗi nhớ cũng là lời nhắc nhở với người ra đi nhớ về cội nguồn dân tộc, cội nguồn nghĩa tình.+ Lời của anh cán bộ kháng chiến: “- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Aó chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”Anh cán bộ thấy lòng mình bâng khuâng xao xuyến: từ ngữ gợi tâm trạng: “Bâng khuâng”, “bồn chồn”, “xao xuyến” . Lời đáp lại như một câu hỏi: “Tiếng ai tha thiết bên cồn ” . Tiếng “ai” gợi ra sự gắn bó của người trong cuộc. Nó như lời từ giã của một người yêu với một người yêu. . Hình ảnh “áo chàm” – hoán dụ: biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến. . Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” : cảm động lưu luyến bịn rịn không nói lên lời. Tạo ra sự đối đáp nhà thơ dựng lên một cảnh chia tay với tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn bịn rịn, lưu luyến của hai người đã từng gắn bó sâu nÆng, bền lâu.- Cách sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cuộc chia tay: mình , ta ( từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa). Nhà thơ sử dụng rất sáng tạo đại từ “mình”: + Mình: chỉ bản thân người nói(ngôi thứ nhất) + Mình: chỉ đối tượng giao tếp(đối tượng gần gũi thân thiết) + Mình: chuyển sang ngôi thứ hai nhằm diễn tả quan hệ tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa hai người: Anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc.Ngôn ngữ vừa giản dị, mộc mạc diễn tả chân thật cuộc chia tay bịn rịn, lưu luyến đến bâng khâng.- Nhà thơ sử dụng câu thơ lục bát cân xứng, nhịp nhàng phù hợp với tâm trạng của con người trong cuộc tiễn đưa: 2/2/2, 4/4 tạo âm điệu ngọt ngào như lời ru. Sự ngắt nhịp ấy chính là nhịp, điệu tâm hồn. Nó tạo ra sự cộng hưởng, đồng vọng của cả người ở, người đi. Đó là nỗi nhớ da diết, mênh mang với thiên nhiên con người, với cách mạng và kháng chiến. 2. Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên và con người Việt Bắc:- Có hơn 30 từ nhớ. Tác dụng: + Về tâm lí: gây sự chú ý cho người đọc ,người nghe. + Về ý nghĩa: nhớ gắn liền với đối tượng cụ thể - nỗi nhớ mang nhiều cung bậc.- Tè H÷u t¹o ra lèi ®èi ®¸p trong t­ëng t­îng nhµ th¬ ®Ó ViÖt B¾c hái : M×nh ®i, cã nhí? Mình về, có nhớ? Mỗi cụm từ ấy xuất hiện 3 lần. Nó xoáy sâu vào lòng người gợi nỗi nhớ như dòng chảy. + Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra: mưa nguồn suối lũ, những buổi sáng mù sương”mây cùng mù” + Sản phẩm của Việt Bắc: trám bùi, măng mai. + Những mái nhà “hắt hiu lau xám”. + Những địa danh cụ thể Tân Trào , Hồng Thái. + Những di tích lịch sử: mái đình , cây đa.“Mình đi mình lại nhớ mình”. Ba tiếng mình cùng chỉ một đối tượng: người ra đi. Người ra đi tự hỏi mình, tự đối thoại với mình để đừng bao giờ quên Việt Bắc.Đọc vănTiết :25-26 Việt Bắc ( TrÝch ) - Tè H÷u-Giáo viên : Quyền Thị Thuý HằngT×m hiÓu chungII. §äc hiÓu ®o¹n trÝchCuéc chia tay2. Nçi nhí da diÕt vÒ thiªn nhiªn vµ con ng­êi ViÖt B¾c - Đáp lại là sự khẳng định : “Ta với mình, mình với ta  Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.” Trong câu thơ” Mình đi mình lại nhớ mình” 3 tiếng mình cũng chỉ người ra đi Lời hứa trở nên mặn mà, sâu sắc. Nhân vật trữ tình tự phân thân lại hoà làm một xoáy sâu vào tiếng nói tâm trạng để tìm sự đồng vọng của người đọc người nghe.- Đoạn thơ : “Ta về mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” Thiên nhiên hiện lên thật tươi tắn, mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc: `Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. `Ngày xuân mơ nở trắng rừng. `Âm vang sôi động: Ve kêu rừng phách đổ vàng.Cái hay của đoạn thơ là sự kết hợp dung dị cứ một câu tả về thiên nhiên là một câu về con người: `” Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.” – Con người thật bình dị, khoẻ khoắn trong lao động. `”Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” `”Nhớ cô em gái hái măng một mình”- Con người cần mẫn trong công việc. Thiên nhiên làm nền để bức chân dung phác thảo về con người hiện lên mồn một. Con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị với thiên nhên. -Nhớ về những con người lam lũ nghèo khổ: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.” - Nhớ về những con người lam lũ thuỷ chung, son sắt, nghĩa tình với kháng chiến: “Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” Nhà thơ còn khám phá những nét riêng của cuộc sống bình dị, ấm áp của Việt Bắc: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. -Cũng có lúc nỗi nhớ về cảnh và người Việt Bắc đẫm trong cảm xúc mơ màng, lãng mạn: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương.” 3. Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến và niềm tin của con người:- Tác giả đã diễn tả âm vang và những hình ảnh sống động của khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến: +Đó là cuộc kháng chiến thể hiện chiến trận của chiến tranh nhân dân. Dựa vào rừng núi để đánh giặc, quân dân đoàn kết: “Núi giăng thành luỹ sắt dày  Đất trời ta cả chiến khu một lòng.” + Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Đây là hình ảnh ra trận: “Những đường Việt Bắc của ta  như ngày mai lên.” `Những hình ảnh so sánh “Đêm đêm rầm rập như là đất rung.” `Những hình ảnh khẳng định đội ngũ “Quân đi điệp điệp trùng trùng” `Những hình ảnh đẹp trong chiến đấu” ánh sao đầu súng” ‘ Những hình ảnh khẳng định sức mạnh”bàn chân nát đá” Nhịp thơ sôi động, giọng thơ hào hùng, những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ khác hẳn đoạn trên truyền đến người đọc người nghe khí thế sôi động của chiến tranh toàn dân. + Tố Hữu đã phản ánh cuộc chiến tranh toàn diện: “Ai về ai có nhớ không Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu”Ta vừa đánh giặc vừa lo phát triển kinh tế, vừa đánh giặc vừa lo phát triển văn hoá. Có như vậy mới thực hiện đúng đường lối kháng chiến trường kì kháng chiến nhưng nhất định thắng lợi. Ta nói như vậy vì ta có niềm tin. -Tin vào Đảng và Bác Hồ: “Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc cụ Hồ sáng soi”	Ở đâu dù u ám do quân thù tàn phá, giày xéo, đốt phá,chém giết hãy hướng về Việt Bắc. Nơi ấy có Trung ương Đảng và Bác Hồ.Tố Hữu đã nhấn mạnh và khẳng định Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc,là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ,niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.III. Tæng kÕtNéi dung:NghÖ thuËt:M¸i ®×nh Hång Th¸iC©y ®a T©n Trµo

File đính kèm:

  • pptviet_bac.ppt
Bài giảng liên quan