Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

 Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)

- Nội dung bài tùy bút thể hiện:

 + Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình.

 + Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.

- Chủ đề:

Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn.

 

 

ppt30 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tiết học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Người lái đò sông Đà( Nguyễn Tuân)Văn 12Bài giảng và những hình ảnh minh họa1. Tùy bút “Sông Đà”Câu hỏi : Căn cứ vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết tùy bút “Sông Đà” ra đời trong hoàn cảnh nào?a. Hoàn cảnh sáng tác :- Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút.Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958. b.Về thể loại tùy bút: + Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng + Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mìnhI – TÌM HIỂU CHUNGBản đồ sông Đàc. Nội dung của tập tùy bútGhi lại : + Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình. + Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.2. Tùy bút “ Người lái đò sông Đà” Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)- Nội dung bài tùy bút thể hiện: + Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình. + Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.- Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn. II. Phân tích1.Hình ảnh sông Đà :Sông Đà được nhà văn quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ : “Chúng thủy giai đông tẩu	Đà giang độc Bắc lưu”(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà : như một nhân vật có cá tính độc đáo. a. Về “lai lịch” HÌNH ẢNH CON SÔNG ĐÀ TRÊN BẢN ĐỒToàn cảnh sông Đà từ trên máy bay nhìn xuốngSông Đà hùng vĩb.Về tính cách :b1.Một dòng sông hung bạo – hiểm ác: - Con sông dữ dội ( Bờ đá dựng thành vách, dòng sông lúc đúng ngọ như một cái hang tối, sâu và lạnh). -Con sông luôn hung hăng, “ưa gây sự”. Nó luôn chờ đợi người lái đò nào đi qua để giáng tai họa cho họ.Vách đá hai bên bờ sôngNhững hút nước lòng sông“Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như muốn đòi nợ xuýt một chiếc thuyền nào qua đó”.- Những dòng thác lao dòng, những thạch trận trên sông nhằm uy hiếp người lái đò.(“ Khi thì “oán trách van xin” , khi thì “ khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên”, “reo như đun sôi”) .=> Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một,” sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa ác độc như dì ghẻ.* Nguyễn Tuân dùng nhiều câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những động từ mạnh, và lối nói ví von, ẩn dụ tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.b2.Một dòng sông thơ mộng- trữ tình: - Về hình dáng :+ “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình”+ “Sông Đà như một áng tóc mun, dài ngàn ngàn vạn vạn sải”. Sông Đà như hình ảnh của thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm và man sơ.- Màu nước của dòng sông thay đổi theo mùa :+ “Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”.+ “Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” - Hai bên bờ sông : + “ lặng tờ”+ “Hoang dại như một bờ tiền sử”+” Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” Sông Đà thật mỹ lệ và như “một cố nhânlắm bệnh nhiều chứng” gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc; vừa Đường thi lại vừa hiện đại. * Tóm lại, bằng khả năng quan sát sắc sảo,trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện Nguyễn Tuân đã cung cấp những kiến thức hết sức chi tiết về một dòng sông nổi tiếng ở Tây Bắc của Tổ quốc . Sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo để nhiều dấu ấn cho những ai một lần biết đến.Một số hình ảnh về sông ĐàBình minh trên sông ĐàHoàng hôn trên sông ĐàDu ngoạn trên sông ĐàDọc theo triền sông Đà2. Hình ảnh người lái đò trên sông: - Hình ảnh người lài đò chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người nghệ sĩ tài hoa. Bởi lẽ, ở đây, lái đò - chở đò là cả một nghệ thuật cao cường trên sông nước. Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện tâm hồn và tính cách của ông lái.Minh họa cho hình ảnh ông lái đòa. Ông lái đò:* Về lai lịch : - Ông đò là một ông già 70 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà .- Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gia khổ và hiểm nguy.“Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh”.“Thời Tây , Tàu ông chở đò dọc tải chè mạn , chè cối từ Mường Lay cho đến hết cửa rừng hòa bình”*.Về hình dáng: - Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “ chạm khắc”, làm nên một hình dáng rất đặc biệt của ông lái . Chỉ một vài nét, Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung của lái đò không chỉ hình dáng bề ngoài mà cả nội tâm, phong thái của một người lao động có tâm hồn .“ Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh Nhỡn giới ông vòi vọi .Cái đầu quắc thướcđặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun.”Tài năng và tâm hồn:+ Trong thời gian hơn chục năm “trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lầnchính tay ông giữ lái độ sáu chục lần”+ Ông am hiểu tường tận về con sông, về phương tiện đi lại, ông dùng mắt “ mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”; Ông thuộc dòng sông như thuộc “ một trường thiên anh hùng ca” => Là người từng trải, hiểu biết và rất thành thạo trong nghề lài đò. - Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác gềnh ( nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các vòng vây của thủy trận sông Đà). - Xử lý các tình huống nguy hiểm một cách tài tình, linh hoạt “ nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi”.- Động tác điêu luyện “ cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước, phóng thẳng thuyền vào giữa thác”=> Là người mưu trí, dũng cảm; bản lĩnh cao cường và tài ba. Cảnh vượt thác sông Đà- Ông không thích lái đò trên những khúc sông bằng phẳng. Ông bảo “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”. - Ông thích chạy đò qua những khúc sông có nhiều gềnh thác vì ông cảm nhận rằng “ hết gềnh thác, hình như sông Đà hết đậm đà với nhà đò”.-Người lái đò coi việc chiến thắng thủy trận sông Đà là chiến công mà chỉ là một chuyện thường, là điều tất nhiên “ đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ đầm xanh” Là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc. Hình ảnh minh họa ông lái đò nghỉ ngơi khi dừng chèoTóm lại, Ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động bình thường nhưng tài ba,trí dũng . Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh ( cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất và tính cách. Nét độc đáo là Nguyễn Tuân đã sử dụng tri thức hội họa , điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa – uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật. => Qua đó , nhà văn đã dành cho nhân vật những tình cảm yêu mến và trân trọng, ngợi ca. b.Cô lái đò lai Châu:- Trên sông Đà, không chỉ có ông lái đò, mà còn có “cô lái đò dọc đưa gạo kháng chiến từ Quỳnh Nhai về thác Bà Hè đổ lên kho quân lương”.- Qua lời tâm sự của cônhà văn giúp ta cảm nhận được : + Tình yêu nương ruộng – bản mường, yêu bộ đội, yêu kháng chiến của người dân lao động Tây Bắc. + Sự gian truân của người lao động trên sông nước.=> Vẻ đẹp tâm hồn và tiếng lòng của một người phụ nữ Tây Bắc dịu hiền. Ảnh minh họa cho hình ảnh cô lái đò -Qua bài tùy bút, ta thấy rõ phong cách của Nguyễn Tuân: + Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp ( thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng)  Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua bài tùy bút:+Cách nhìn và miêu tả con người lao động của nhà văn chú trong vào vẻ đẹp trí tuệ , tài năng và tâm hồn ( tấm lòng ông lái và cô lái đò thật chân chất, đôn hậu).- Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc : + Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác. + Chi tiết chân thực và hóm hỉnh. +Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện. + Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xuc1 sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước. III/ TỔNG KẾTHọc sinh viết lời đánh giá khái quát về tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.Tác dụng của bài học về nhận thức và tình cảm. ( khoảng 8 dòng) 

File đính kèm:

  • pptNguoi_lai_do_Song_Da_NT.ppt