Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81 đến 88

+ Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy ốm đáng thương.

 - Các từ ngữ: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngơ.

+ Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng hùng vĩ của sông nước Cà Mau.

- Hình ảnh: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác nước.

 + Đoạn 3: Cảnh mùa xuân tươi đẹp, vui, náo nức như ngày hội.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81 đến 88, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 6
TUẦN 22 (03/2/2020-08/02/2020)
Tiết 81: 
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT 
TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 * Ngữ liệu 1: Sgk/27 
+ Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy ốm đáng thương.
 - Các từ ngữ: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngơ. 
+ Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng hùng vĩ của sông nước Cà Mau.. 
- Hình ảnh: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác nước.
 + Đoạn 3: Cảnh mùa xuân tươi đẹp, vui, náo nức như ngày hội. 
- Từ ngữ: chim ríu rít cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa, ngàn búp nõn, chào mào, sáo sậu 
=> Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật * Ngữ liệu 2: Sgk/28
- Đã lược đi động từ và tính từ (đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị)   
à Khô khan, thiếu sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng cho người đọc.
=> Phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
*Ghi nhớ: (sgk/28)
II. Luyện tập
Bài 1: Sgk/28, 29
a. Những từ cần điền:
1. Gương bầu dục
2. Uốn, cong cong
3. Cổ kính
4. xám xịt
5. Xanh um.
→ Đó là những từ ngữ chỉ tính chất, đặc điểm của Hồ Gươm.
b. Tác giả lựa chọn những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc: Mặt hồ...sáng long lanh, Cầu Thê Húc màu son....; đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ .
→ Đó là các đặc điểm nổi bật mà các hồ khác không có.
Bài 2: Sgk/29
* Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc:
- Rung rinh, bóng mỡ
- Đầu to, nổi từng tảng
- Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp,
- Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.
- Râu dài, rất hùng dũng.
Bài 3: Sgk/29 HS thảo luận và làm theo nhóm.
Bài 4: Sgk/29
* Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh:
- Mặt trời như một chiếc mâm lửa (mâm vàng)
- Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài( tròn như cái lồng bàn khổng lồ, như nửa quả cầu xanh...)
- Hàng câynhư hàng quân ( tường thành)
- Núi đồi như cái bát úp.
- Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm, trạm gác...)
Tiết 82, 83
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I. Đọc - Hiểu chú thích
1. Tác giả
- Tạ Duy Anh: 9/9/1959 
- Quê Hà Tây 
- Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kì đổi mới văn học những năm 1980.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi“của báo thiếu niên tiền phong 1998.
b. Thể loại: Truyện ngắn
c. Từ khó: SGK/ 34
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả
e. Ngôi kể: Thứ nhất
f. Bố cục: 4 phần
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nhân vật người anh
*  Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ:
- Ngạc nhiên, xem thường
- Vui vẻ
à Chỉ coi đó là trò trẻ con nghịch ngợm, nhìn bằng cách kẻ cả, không cần để ý
*  Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện:
- Buồn -> Thất vọng về mình -> thở dài -> Khó chịu, gắt gỏng với em
- Không thể thân với em như trước
à Tự ti, mặc cảm, tự ái
*  Khi đứng trước bức tranh:
- Ngạc nhiên -> hãnh diện -> xấu hổ
- Tự nhận ra những yếu kém của mình, không xứng đáng với bức tranh
à Miêu tả tỉ mỉ, nội tâm nhân vật sâu sắc, hấp dẫn; tình huống bất ngờ, tạo ra điểm nút
=>Hiểu được bức tranh vẽ là “Tâm hồn và lòng nhân hậu” của em gái. Tự nhận ra thói xấu của mình
2. Nhân vật người em
- Tính tình: Hiếu động, hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu
- Tài năng: say mê thích vẽ, vẽ đẹp, có tài hội họa
- Dành tình cảm tốt đẹp cho người anh, muốn anh thật tốt.
=> Miêu tả tinh tế cho thấy người em là một cô bé ngoan, dễ thương và có tấm lòng nhân hậu, trong sáng
3. Bài học về thái độ ứng xử
- Cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có sự trân trọng và niềm vui chân thành
- Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người vượt lên bản thân mình
III. Tổng kết
Ghi nhớ (Sgk/35)
Tiết 84
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
1. Lập dàn ý bài nói về nhân vật Kiều Phương và người anh.
a) Kiều Phương: Là người có tài năng hội hoạ, rất hồn nhiên và nhân hậu. 
- Hình ảnh:     
+ Ngoại hình”: Nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lọ lem nhọ nồi và các vệt màu, mắt sáng, răng khểnh.    
 + Lời nói: Hồn nhiên, không tỏ ra bực bội, khó chịu với người khác.
 - Hành động:     
+ Luôn hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác tranh.   
+ Bị rầy la xịu mặt xuống
+ Véo von ca hát 
b) Người anh
- Hình dáng: Cao, đẹp trai, sáng sủa (Suy ra từ cô em gái)
 - Tính cách: Mặc cảm, tự ti, ghen tị, hối hận và nhận ra sai lầm
à Hình ảnh người anh trong bức tranh và ngoài không khác nhau, người anh trong bức tranh là cảm nhận về bản chất, tính cách qua cái nhìn trong sáng của cô em.
2. Lập dàn ý ( Tả người)
Mở bài: Giới thiệu về người mình tả
Thân bài: Nêu đặc điểm về người đó
- Ngoại hình: Đôi măt, mũi, miệng, tóc...
- Sở thích
- Tính tình
- Hành động
Kết bài: Nêu tình cảm với người được miêu tả
3. Lập dàn ý tả đêm trăng đẹp ( Tả cảnh)
a) MB: Giới thiệu KG, TG ngắm trăng. 
b) TB: Miêu tả đêm trăng.
 - Quan sát: 
+ Bầu trời đêm                    
+ Vầng trăng                    
+ Cây cối                    
+ Nhà cửa                   
+ Đường làng (ngõ xóm) 
- Trình tự miêu tả: 
+ Trời vừa tối                               
+Tối hẳn à về khuya
- So sánh, tưởng tượng:    
+ Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao, là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời    
+ Trăng toả ánh sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn tựa như muôn ngàn con rắn vàng bơi trên mặt nước
 c) KB: Cảm nghĩ về đêm trăng.
 4. Lập dàn ý và nói trước lớp: Tả quang cảnh một buổi sáng trên biển (Tả cảnh)
- Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng tưởng tượng:
+ Bình minh: Cầu lửa
+ Bầu trời: Trong veo, rực lửa
+ Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông
+ Bải cát: Min màng, mát rượi
+ Những con thuyền: Mật mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát
	ÔN TẬP TUẦN 22 (03/2/2020-08/02/2020)	
I. Mục tiêu
- Biết được mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Hiểu được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Thực hiện vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc viết bài văn miêu tả.
- Có thói quen quan sát, liên tưởng
- Giáo dục tính sáng tạo, năng động khi quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét cho học sinh
II. LUYỆN TẬP	
1. Viết đoạn văn ngắn khoảng một trang giấy miêu tả về cây mai ngày tết
2. Viết một đoạn văn từ (10 – 15) dòng miêu tả nụ cười của mẹ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 6
TUẦN 23 (10/2/2020-15/02/2020)
Tiết 85	
VƯỢT THÁC
I. Đọc – Hiểu chú thích 
1.Tác giả 
- Võ Quảng (1920 – 2007)
- Quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: Quê nội (1974), Tảng sáng (1976), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Gà mái hoa (1975)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện Quê nội.
b. Từ khó: Sgk/ 39,40
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả
d. Ngôi kể: Thứ nhất
e. Tóm tắt
f. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - Hiểu văn bản 
1. Cảnh thiên nhiên 
* Dòng sông: 
- Dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi
- Thuyền chở đầy dây mây, dầu rái
* Hai bên bờ sông 
- Bãi dâu bạt ngàn
- Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm
- Núi sừng sững
- Đồng bằng hiện ra 
=> Miêu tả, so sánh, từ láy, nhân hóa làm nổi bật thiên nhiên rất phong phú, hùng vĩ, giàu sức sống.
b. Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư
* Hoàn cảnh: 
- Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to
- Nước từ trên cao phónh giữa hai vách đá dựng đứng
- Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
=> Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
* Hình ảnh Dượng Hương Thư
+ Ngoại hình: Cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
+ Động tác: Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Tính tình: Khiêm tốn, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ
=> Miêu tả, so sánh đã gợi tả một con người với nét ngoại hình gân guốc, rắn chắc, dũng mãnh, tư thế hào hùng, bền bỉ.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (sgk/41)
Tiết 86
SO SÁNH (Tiếp theo)
I. Các kiểu so sánh
 Ví dụ: (SGK/41)
* Chỉ các yếu tố trong phép so sánh ở khổ thơ:
   + Phép so sánh 1:
        Vế A: Những ngôi sao 
        Phương diện: Thức.
        Từ so sánh: Chẳng bằng
        Vế B: Mẹ
So sánh hơn kém (không ngang bằng)
  + Phép so sánh 2:
        Vế A: Mẹ
        Từ so sánh: Là        
 Vế B: Ngọn gió
So sánh ngang bằng
=> Có 2 kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng 
* Ghi nhớ (sgk/42)
II. Tác dụng của so sánh
Ví dụ: (sgk/42)
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Giúp người đọc hình dung những cách rụng khác nhau của lá.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm: Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1: Sgk/43 
a. “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- So sánh ngang bằng: Giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.
b. “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
- So sánh không ngang bằng: Khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.
c. Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Kiểu so sánh: Ngang bằng- không ngang bằng: Cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác
Bài 2: Sgk/43	
Câu so sánh thú vị: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-> Vẻ đẹp rắn rỏi, kiên cường của con người trước khó khăn, thử thách.
Bài 3: Sgk/43
Cảnh Dượng Hương Thư vượt thác được coi là một trong những đoạn đặc sắc nhất mà tác giả Võ Quảng viết về hành trình người lao động chinh phục khó khăn, thử thách. Nước từ trên cao đổ xuống hung hãn như muốn nuốt con thuyền. Dượng Hương Thư bình tĩnh ghì chặt đầu sào, chuyển hướng thuyền lao nhanh về phía trước. Nhìn dượng lúc đó oai hùng hơn một dũng sĩ rừng xanh.
Tiết 87
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT
I. Nội dung luyện tập
1. Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi: 
 tr/ch, s/x, v/ d/ gi
2/ Viết đúng một số cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi:
 c/t, n/ng
3/ Viết đúng thanh hỏi / ngã.
4/ Viết đúng một số nguyên âm dễ mắc lỗi:
 i/iê, o/ô.
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Điền v/d/gi vào chỗ trống trong các dãy sau:
a. sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, bao vây.
b. viết văn, chữ viết, da diết, hạt dẻ, giẻ lau, giấy tờ
Bài tập 2
- Điền từ thích hợp cĩ vần uơc, uơt vào chỗ trống (điền cả dấu, thanh).
- Quả dưa chuột, trắng muốt, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, buột miệng nĩi ra, thắt lưng buộc bụng.
Bài tập 4	
Chính tả: nghe đọc.
	Một buổi sáng cĩ những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền xám đen xịt. Giĩ Nam thổi giật mãi. Giĩ bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước. Từ phía Nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sơng. Giĩ càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Tiết 88 
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
Ví dụ: Sgk/45, 46
a) Đoạn văn 1: Tả người – hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng vượt thác làm gợi lên hình ảnh thác nước hung dữ đầy hiểm trở.
 Phương pháp tả: Gián tiếp- dùng hình ảnh con người để người đọc hình dung ra cảnh vật.
- Bố cục: Một đoạn văn.
b) Đoạn văn 2: Tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn.
– Phương pháp tả: Từ gần đến xa.
– Bố cục: Một đoạn văn.
c) Đoạn văn 3: Tả cảnh luỹ làng.
– Phương pháp tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
– Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng.
+ Thân bài:Miêu tả ba vòng tre của làng.
+ Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ và nêu nhận xét về loài tre.
*Ghi nhớ (Sgk/47)
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh. 
Bài 1: (Sgk/ 47) Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào
a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)
b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.
c. Kết hợp cả hai trình tự trên:
– Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.
– Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu.
– Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.
– Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gió, cây...
Bài 2: (Sgk/47) Tả cảnh sân trường lúc ra chơi
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian:
– Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến.
– HS từ các lớp ùa ra sân trường.
– Cảnh HS chơi đùa.
– Các trò chơi quen thuộc.
– Trống vào lớp, HS về lớp.
– Cảm xúc của người viết.
b. Cách tả theo trình tự không gian:
– Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân.
– Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Bài 3: (Sgk/47) Dàn ý chi tiết bài Biển đẹp
a. Mở bài: Biển thật đẹp.
b. Thân bài:
– Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau.
– Buổi sớm nắng sáng.
– Buổi chiều gió mùa đông bắc.
– Ngày mưa rào.
– Buổi sớm nắng mờ.
– Buổi chiều lạnh.
– Buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
– Buổi trưa xế.
– Biển, trời đổi màu.
c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp.
ÔN TẬP TUẦN 23 (10/2/2020-15/02/2020)
I. Mục tiêu
- Nắm được cách tả cảnh và hình thức, bố cục, thứ tự miêu tả của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
– Biết cách tả một đối tượng cụ thể.
– Thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát và lựa chọn hình ảnh tiêu biểu để tả.
– Thực hiện được kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Biết vận dụng phép so sánh trong bài văn miêu tả
II. Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn từ (3 – 5) dòng có sử dụng phép so sánh. Gạch chân phép so sánh đó.
Viết đoạn văn ngắn khoảng một trang giấy có miêu tả sân trường giờ ra chơi (có sử dụng phép so sánh đã được học)

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_81_den_88.docx