Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89 đến 96

Bài tập 3

* Gợi ý:

- Đi cùng ai?

- Tâm trạng thế nào?

- Cảnh nhà thầy sau nhiều năm gặp lại

- Thầy đón trò như thế nào?

- Nhận ra HS cũ: nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ ntn?

- Câu chuyện thầy trò?

- Câu nói nào của thầy làm em nhớ mãi?

- Phút chia tay như thế nào?

 

docx14 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89 đến 96, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 6
TUẦN 24 (17/02/2020 – 22/02/2020)
Tiết 89, 90
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
I. Đọc – Hiểu chú thích
1. Tác giả
- An – phông – xơ Đô – đê (1840 - 1897)
- Là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng. 
2. Tác phẩm
 a. Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870), Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức).
b. Nội dung truyện: Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp học thầy Ha – men tại một trường làng trong vùng An – dát trong thời kì chiến tranh Pháp – Phổ.
c. Từ khó: Sgk/54
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả
e. Ngôi kể: Thứ nhất
f. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – Hiểu văn bản
a. Nhân vật Phrăng
* Trước buổi học cuối: 
- Quá trễ giờ: Sợ bị quở mắng. 
- Chưa thuộc bài: Rất sợ thầy.
- Thời tiết đẹp, sáo véo von: Hấp dẫn, thu hút.
- Lính Phổ đang luyện tập: Tò mò muốn xem.
à Lý do để trốn học.
=> Là cậu bé lười học, ham chơi.
* Buổi học cuối cùng
+ Quang cảnh buổi học:
Mọi ngày
Hôm nay
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận phố.
- Tiếng ngăn bàn đóng mở.
- Đồng thanh đọc bài.
- Chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn.
- Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt.
- Thầy ăn mặc đẹp.
- Dân làng đến học với vẻ mặt buồn rầu.
à Nghệ thuật so sánh, miêu tả.
=> Không khí khác lạ của buổi học.
+ Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối:
- Khi vào muộn đỏ mặt tía tai và sợ.
- Ngạc nhiên vì không khí buổi học khác lạ.
- Nghe nói buổi học cuối: Choáng váng, chửi thầm: “A! Quân khốn nạn”.
- Tự giận mình, thương thầy.
- Xấu hổ, ân hận, tiếc nuối. 
- Chăm chú nghe giảng, khao khát học.
à Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sự thay đổi về thái độ tình cảm, ý nghĩ của Phrăng.
=> Biết yêu quý và muốn học tốt tiếng Pháp nhưng đã không còn cơ hội để học nữa.
* Sau buổi học cuối cùng:
- Thốt lên: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học này!”
- “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.”
à Sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán.
=> Yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc. Tôn trọng, khâm phục và kính yêu thầy.
b. Nhân vật thầy Ha-men
* Trang phục: Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. àSang trọng.
* Thái độ: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở mà không trách mắng.
* Hành động:
- Trong buổi học:
 + Nói với chúng tôi về tiếng Pháp,
 + Kiên nhẫn giảng giải.
 + Đứng lặng im trên bục. 
 + Đủ can đảm dạy hết buổi.
=> Buổi học đầy tính trang trọng, thiêng liêng.
- Cuối buổi học:
 + Đứng trên bục, người tái nhợt.
 + Nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to...
 + Đứng đó dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu.
à Nghệ thuật: Miêu tả.
=> Buổi học trang trọng, thiêng liêng. Lòng yêu nước, trân trọng tiếng Pháp ở thầy thật mạnh mẽ đã làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: (Sgk/55)
Tiết 91
NHÂN HÓA
I. Nhân hóa là gì? 
Ví dụ 1: Sgk/56
Ông trời : mặc áo giáp
Cây mía : múa gươm
Kiến : hành quân
à Gọi tả sự vật , cây cối , con vật bằng những từ vốn dùng để gọi , tả con người .
=> nhân hóa .
Ví dụ 2: Sgk/57
- Cách 1 : Không sử dụng phép nhân hóa , diến đạt bình thường , mang tính chất miêu tả , tường thuật.
- Cách 2: Sử dụng phép nhân hóa , các sự vật , con vật được miêu tả một cách sống động , gần gũi , thể hiện được thái độ , tình cảm của con người.
=> Tác dụng của nhân hóa.
* Ghi nhớ : Sgk/57
II. Các kiểu nhân hóa	
Ví dụ: Sgk/57
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay ( gọi bằng lão, bác, cậu, cô)
à Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật .
b. Tre (Chống lại, xung phong, giữ)
à Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật.
c. Trâu (ơi, bảo)
à Trò chuyện , xưng hô với vật như với người.
=> Có 3 kiểu nhân hóa
* Ghi nhớ: Sgk/58
III. Luyện tập
Bài tập 1: Sgk/58
Phép nhân hóa trong đoạn văn là :
+Bến cảng đông vui.
+Tàu mẹ , tàu con.
+Xe anh , xe em.
+Tất cả đều bận rộn.
Tác dụng:
Gợi lên không khí khẩn trương , phấn khởi của con người nơi bến cảng .
Bài tập 2: Sgk/58 
- Ở đoạn 1: Ttrong bài tập 1 sử dụng phép nhân hóa , nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn.
- Ở đoạn 2: Không sử dụng phép nhân hóa , chỉ mang tính miểu tả , tường thuật.
Bài tập 3: Sgk/58
* Giống nhau: đều tả cái chổi rơm.
* Khác nhau:
- Cách 1 : Dùng phép nhân hóa .
Sử dụng nhũng từ như là : họ hàng , cô bé , chiếc váy , áo , áo len và ngay cả từ Chổi Rơm cúng được viết hoa như tên riêng của người à làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người.
- Cách 2 : 
Không dùng phép nhân hóa.
Vậy ta nên chọn cách viết thứ nhất cho văn bản biểu cảm và cách viết thứ 2 cho văn bản thuyết minh 
Bài tập 4:
a. Trò chuyện , xưng hô với núi như với người.
à Tác dụng : Giải bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.
à Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.
c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật.
àTác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.
d. Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật.
à Tác dụng : Gợi sự cảm phục , lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.
Tiết 92
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
Vd: Sgk/59, 60, 61
* Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư vẻ hùng dũng, sức mạnh của dượng Hương Thư khi vượt thác.
à Tả người trong tư thế làm việc.
 * Đoạn 2: Tả Cai Tứ : hình dáng, khuôn mặt.
à Tả hình dáng, khuôn mặt.
 * Đoạn 3: Tả ông Cản Ngũ và Quắm Đen thi đấu vật. Sức mạnh của ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen. 
à Tả người trong tư thế làm việc.
* Chia bố cục cho đoạn văn c
Đoạn 1: Từ đầu ........ ầm ầm: Giới thiệu quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
Đoạn 2: Tiếp theo ........ bụng vậy: Miêu tả chi tiết keo vật.
Đoạn 3: Phần còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét keo vật.
Ghi nhớ: SGK/ 61
II. Luyện tập
Bài tập 1: Sgk/62
a. Một em bé chừng 4, 5 tuổi
 - Khuôn mặt bụ bẫm, mắt đen nhánh, môi đỏ, bàn tay xinh xắn, nước da trắng hồng, dáng người mập mạp.
b. Một cụ già
- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào.
- Mắt: lay láy, tinh tường hoặc chậm, mờ đục.
- Tóc bạc như mây trắng.
- Tiếng nói: trầm vang.
- Dáng người: gầy, lưng còng.
c. Cô giáo say sưa giảng bài
- Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa với bài giảng.
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Chân bước chậm rãi.
Bài tập 2: Sgk/62
HS tuỳ chọn lập dàn ý theo cách của mình
 Bài tập 3: Sgk/ 62 Có thể thêm:
- Đỏ như con tôm luộc.
- Không khác gì thần hộ vệ ở trong đền.
ÔN TẬP TUẦN 24
(17/02/2020 – 22/02/2020)
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được phương pháp tả người và bố cục một bài văn tả người.
- Luyện kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo trình tự hợp lý.
- Kỹ năng quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Sử dụng phép nhân hóa trong khi nói và viết.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
II. Luyện tập
1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy) miêu tả cô giáo em đang say sưa giảng bài.
2. Viết một đoạn văn ngắn từ (3 – 5) dòng có sử dụng phép nhân hóa. Gạch chân phép nhân hóa đó.
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 6
TUẦN 25 ( 24/02/2020 – 29/02/2020)
I. Đọc – Hiểu chú thích
1. Tác giả
- Minh Huệ (1927 – 2003) 
- Tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái 
- Quê ở Nghệ An.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, BH trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
b. Nội dụng: Bài thơ kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
c. Thể thơ: 5 chữ.
d. PTBĐ: Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
e. Ngôi kể: Ngôi thứ 3
f. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - Hiểu văn bản
a. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ	
- So sánh qua hai lần thức:
Lần 1
Lần 2
- Ngạc nhiên xúc động khi chứng kiến cảnh Bác “dém chăn”
- Hành động “nhón chân”: sự lớn lao và gần gũi. 
- So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Lo lắng, hốt hoảng khi thấy Bác vẫn ngồi canh giấc ngủ cho các chiến sỹ.
à Cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng cao cả của Bác.
à Nghệ thuật so sánh, kết hợp kể, tả. 
=> Lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc thiêng liêng của Bác. Niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
b. Hình tượng Bác Hồ
* Hình dáng, tư thế: Ngồi lặng yên, mặt trầm ngâm, “ngồi đinh ninh”; “chòm râu im phăng phắc” như đang nghĩ ngợi điều gì
* Cử chỉ, hành động:
 “Rồi Bác đi dém chăn
 Từng người từng người một
 Sợ cháu mình giật thột
 Bác nhón chân nhẹ nhàng.”
à Nhiều từ láy liên tiếp: Giống hành động của người cha, người mẹ lo cho con.
=> Tình yêu thương sâu sắc và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ đối với chiến sỹ.
* Lời nói:
- Lần đầu, Bác chỉ nói vắn tắt:
 “Chú cứ việc ngủ ngon
 Ngày mai đi đánh giặc.”
- Lần sau, câu trả lời của Bác bộc lộ rõ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đội và nhân dân:
 “Bác thương đoàn dân công
 Mong trời sáng mau mau.”
à Miêu tả kết hợp biểu cảm.
=> Bác hiện lên là một người giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại đáng kính.
c. Ý nghĩa khổ thơ cuối
- Thể hiện chân lý đơn giản mà lớn lao:
 “Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh.”
=> Đêm không ngủ trong bài thơ là một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời của Người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người đều thấu hiểu.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: (Sgk/67)
Tiết 95
ẨN DỤ
I. Ẩn dụ
Ví dụ: Sgk/68
- Cụm từ "Người Cha" chỉ Bác Hồ.
- Ta biết được điều đó nhờ ngữ cảnh của khổ thơ và của cả bài thơ.
- Vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau: tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc đối với các con.
=> ẩn dụ:
*Phân biệt so sánh và ẩn dụ:
- Giống nhau: Đều so sánh sự vật A với sự vật B
- Khác nhau:
+ ẩn dụ lược bỏ vế A chỉ nêu vế B
+ So sánh nêu cả vế A và vế B
=> Khi phép so sánh được lược bỏ vế A người ta gọi là phép so sánh ngầm hay còn gọi là ẩn dụ.
- Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Ghi nhớ: (Sgk/68)
II. Các kiểu ẩn dụ
Ví sụ: Sgk/68, 69
a. Các từ “thắp, lửa hồng”dùng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước của nhà bác ở làng Sen.
+ Lửa – màu đỏ => dựa trên sự tương đồng về hình thức. ( ẩn dụ hình thức).
+ Thắp - nở hoa => dựa trên sự tương đồng về cách thức (ẩn dụ cách thức).
b. Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ "Giòn tan" là âm thanh, đối tượng của thính giác(tai) lại được dùng cho đối tượng của thị giác (mắt). 
=> ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
*Ghi nhớ: Sgk/69
III. Luyện tập
Bài 1: Sgk/69
- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.
- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.
Bài 2: Sgk/70
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: người hưởng thành quả của tiền nhân, của cách mạng.
- Kẻ trồng cây: người làm ra thành quả, người đi trước, cha ông, các chiến sĩ cách mạng.
- Quả: (nghĩa đen có sự tương đồng) với thành quả (nghiã bóng).
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Mực: đen, khó tẩy rửa
- Rạng: sáng sủa, có thể nhìn rộng hơn
- Mực (đen) : có sự tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Đèn (rạng): có sự tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Đã phân tích
d. Mặt trời đi qua trên lăng: mặt trời đã được nhân hoá.
- Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ BH.
- Cơ sở của sự liên tưởng đó là:
+ Bác Hồ (BH) đã đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự ngưỡng vọng của nhân dân VN đôí với BH.
- Cả mặt trời và BH đều là cội nguồn của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hạnh phúc cho đồng bào VN.
Bài 3: Sgk/70
a. Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
- Thấy mùi: từ khứu giác (mũi) chuyển sang thị giác (mắt)
- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ.
b. Ánh nắng chảy đầy vai
- Xúc giác => thị giác
- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ
c. Tiếng rơi rất mỏng
- Xúc giác => thính giác.
- Tác dụng: mới lạ, độc đáo, thú vị.
d. Ướt tiếng cười của bố
- Xúc giác, thị giác => thính giác
- Tác dụng: mới lạ, sinh động
Tiết 96
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
* Phân tích ngữ liệu: Sgk/71
Bài tập 1
- Lớp học chuyển sang tập viết.
- Cảnh lớp học:
 + Những tờ mẫu mà thầy Ha-men đã chuyển bị.
 + Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ bay phấp phới chung quanh lớp học.
- Cảnh tập viết:
 + HS chăm chú viết, im phăng phắc.
 + Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy.
 + Những trò nhỏ nhất cặm vạch những nét sổ.
 + Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẻ.
Bài tập 2
a. Mở bài: 
Thầy Ha-men là người yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ, thầy đã kêu gọi mọi người phải học tập, giữ gìn và bảo vệ tiếng nói đó trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
b. Thân bài:
 Trang phục trang trọng khác thường.
 Dịu dàng, thương yêu, kiên nhẫn dạy đến phút cuối.
 Hình ảnh đầy xúc động của thầy ở cuối buổi học.
c. Kết bài:
Hình ảnh đáng khâm phục và kính trọng của thầy -> là bài học cảm động và thấm thía đối với mọi người chúng ta.
Bài tập 3
* Gợi ý:
- Đi cùng ai?
- Tâm trạng thế nào?
- Cảnh nhà thầy sau nhiều năm gặp lại
- Thầy đón trò như thế nào?
- Nhận ra HS cũ: nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ ntn?
- Câu chuyện thầy trò?
- Câu nói nào của thầy làm em nhớ mãi?
- Phút chia tay như thế nào?
ÔN TẬP TUẦN 25
 (24/02/2020 – 29/02/2020)
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được phương pháp tả người và bố cục một bài văn tả người.
- Luyện kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo trình tự hợp lý.
- Kỹ năng quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
II. Luyện tập
1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy) miêu tả người thân chăm sóc cho em lúc em bị ốm
2. Viết một đoạn văn ngắn từ (3 – 5) dòng có sử dụng phép ẩn dụ. Gạch chân phép ẩn dụ đó.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_89_den_96.docx