Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản: Cây tre Việt Nam

2. - Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan

3. Đại ý: Bài văn nêu lên vẻ đẹp và hình ảnh cây tre gắn liền với đời sống con người Việt Nam và đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản: Cây tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 CHỦ ĐỀ TUẦN 9 NGỮ VĂN 6:
VĂN BẢN:
CÂY TRE VIỆT NAM
THÉP MỚI
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Tác giả:
- Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở 
quận Tây Hồ - Hà Nội.
- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh 
phim.
2. - Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà 
điện ảnh Ba Lan
3. Đại ý: Bài văn nêu lên vẻ đẹp và hình ảnh cây tre gắn liền với đời 
sống con người Việt Nam và đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt 
Nam.
 4. Thể loại:
 - Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
 - Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm.
II. Đọc- tìm hiểu văn bản:
1. Tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam:
- Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn...làng tôi.
 Tre có mặt ở mọi miền đất nước-> sự gắn bó gần gũi, thân 
thuộc.
- Phẩm chất: mọc thẳng, mộc mạc, màu nhũn nhặn xanh tốt, 
cứng cáp, dẻo dai.
 Từ ngữ gợi tả, nhân hóa.
 Tre mang phẩm chất con người thanh cao, bền bỉ.
2. Tre gắn bó với đời sống của con người Việt Nam:
- Trong đời sống:
+ Ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
+ Gắn bó với con người ở mọi lứa tuối.
+ Trong lao động tre là cánh tay của người nông dân.
+ Giúp người trăm nghìn công việc.
 Tre anh hùng lao động
- Trong chiến đấu: 
+Tre là đồng chí chiến đấu của ta.
+ Tre là vũ khí chống giặc, giữ nước, hy sinh bảo vệ con người.
 Tre anh hùng chiến đấu.
3. Tre trong hiện tại và tương lai:
- Tre mãi mãi là người bạn thân của dân tộc Việt Nam.
III.Ghi nhớ: Học SGK/100
IV.Luyện tập: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ hay những câu 
truyện cổ tích có nói đến cây tre.
V.Dặn dò: 
- Chép bài vào tập.
- Chép những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ hay truyện cổ tích 
đã sưu tầm chép vào tập.
Tiếng Việt:
 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I.Câu trần thuật đơn là gì?
1.Ví dụ: xem SGK/101.
 * Đoạn văn gồm 9 câu.
- Câu 1,2,6,9: Dùng để kể. tả, nêu ý kiến => Câu trần thuật (Câu kể).
- Câu 4: Dùng để hỏi => Câu nghi vấn (Câu hỏi).
- Câu 3,5,8: Bộc lộ cảm xúc => Câu cảm (Cảm thán).
- Câu 7: Cầu khiến => câu cầu khiến (Mệnh lệnh).
- Câu 6. Câu trần thuật ghép-> câu có 2 cụm C-V
(1). ..., tôi // đã hét răng lê, xì một hơi rõ dài.
CN VN
(2) ..., tôi // mắng:
 CN VN
(9) Tôi // về, không một chút bân tâm.
 CN VN
 Có một cụm C-V tạo thành.
 Câu trần thuật đơn.
2.Ghi nhớ: Học SGK/101
II.Luyện tập:
- HS tự làm vào tập bài tập.
III.Dặn dò: 
- Chép bài vào tập.
- Làm bài tập SGK/102-103
TIẾNG VIỆT
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ “LÀ” 
I.Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ “là” :
1. Ví dụ: SGK/114.
Bà đỡ Trần // là người huyện Đông Triều.
 CN VN
-> VN có từ “là” + cụm DT
b. Truyền thuyết // là loại truyện dân gian kể về các... kì ảo
 CN VN
→ VN có từ “là” + cụm DT
c. Ngày thứ năm trên đảo CôTô // là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
CN VN
→ VNcó từ “là” + cụm DT
 d. Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại.
 CN VN
-> VN có từ “là” + tính từ
-> VN thường có từ “là” + danh từ ( cụm danh từ,...) tạo thành
-> Khi biểu thị ý phủ định: Từ phủ định + VN.
2. Ghi nhớ: Học SGK/114
II.Các kiểu câu trần thuật đơn:
- Các em đọc trong SGK và tìm hiểu.
III.Luyện tập:
- HS đọc và làm tất cả các bài tập SGK/115-116
IV.Dặn dò:
- Chép bài vào tập.
- Làm các bài tập SGK/ 115-116
TIẾNG VIỆT
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG 
CÓ TỪ “LÀ”
I. Đặc điểm câu trần thuật đơn khong có từ “là”:
1. Ví dụ: SGK/ 118-119
a.. Phú ông // mừng lắm.
 CN VN
-> VN là cụm tính từ.
b. Chúng tôi // tụ hội ở góc sân.
 CN VN
-> VN là cụm động từ
- Phú ông (không) mừng lắm.
- Chúng tôi (chưa) tụ hội ở góc sân.
-> Thêm từ phủ định
-> VN biểu thị ý phủ định
=> Câu trần thuật đơn không có từ “là”
2. Ghi nhớ: Học SGK/ 119
II. Câu miêu tả và câu tồn tại:
- Các em đọc trong SGK và tìm hiểu.
III.Luyện tập:
Các em đọc và tìm hiểu giải các bài tập SGK/ 120
IV.Dặn dò:
- Chép bài vào tập.
- Làm các bài luyện tập SGK/120
- Đọc và soạn bài : Lòng yêu nước
VĂN BẢN: ( ĐỌC THÊM)
LÒNG YÊU NƯỚC
I-LI-A Ê-REN-BUA
I. Đọc- hiểu chú thích:
1. Tác giả:
 I-li-a Ê-ren-bua (1892-1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô trước đây.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: bút kí.
- Xuất sứ: được trích từ bài báo Thử lửa viết vào cuối tháng 6-
1942.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất.
- Vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương, của từng người dân...
- Người vùng Bắc nhớ cảnh rừng...
- Người xứ U-rai-na nhớ bóng thùy dương...
- Người ở thành Lê-nin Gờ-rát bị sương mù ám ảnh...
 Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nê lòng yêu tổ 
quốc.
2. Hoàn cảnh thử thách để tình yêu quê hương được bộc lộ rõ nhất:
- Trong cuộc sống đấu tranh chống ngoại xâm
 Khẳng định tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt.
III. Ghi nhớ: Học SGK/ 109
IV. Luyện tập: Em có suy nghĩ gì về biểu hiện của lòng yêu nước trong tình 
hình hiện nay? Viết đoạn văn từ 6-8 câu trình bày cảm nhận của em 
về lòng yêu nước.
V. Dặn dò: 
- Chép bài vào tập.
- Soạn bài mới: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- Các em nộp bài cho GV dạy mình từ ngày 4/5 -> 6/5/ 2020

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_6_van_ban_cay_tre_viet_nam.pdf