Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:(sgk/54)
b. Tác phẩm:
- Trích từ diễn văn của ông trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ năm 1970.
- Thể loại: nghị luận
- Phương thức biểu đạt: chứng minh
Văn bản : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Phạm Văn Đồng I. Đọc - hiểu chú thích : (Các em đọc sgk,tìm hiểu chú thích, phần đọc hiểu) 1. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả:(sgk/54) b. Tác phẩm: - Trích từ diễn văn của ông trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ năm 1970. - Thể loại: nghị luận - Phương thức biểu đạt: chứng minh 2. Bố cục: Chia hai phần. p1 - Từ đầu ..tuyệt đẹp: giới thiệu cuộc sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ p2 - còn lại: Chứng minh đức tính giản dị của Bác. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Giới thiệu chung về đức tính giản dị của Bác Hồ - Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác. + Giản dị, khiêm tốn + Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp => Ca ngợi, cảm phục 2. Giản dị trong lối sống và tác phong - Bữa ăn đạm bạc, dân dã - Nhà ở chỉ vài 3 phòng - Tác phong gọn gàng, ngăn nắp - Lối sống thanh bạch, tao nhã 3. Giản dị trong quan hệ với mọi người : - Gần gũi, quan tâm tới mọi người 4. Giản dị trong cách nói và viết “Không có gì quí hơn độc lập tự do” “Nước Việt Nam thay đổi” Bác dùng câu nói nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người làm được => Lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng tiêu biểu III: Ghi nhớ : Sgk/55 IV. LUYỆN TẬP: Hs tìm đọc thêm các câu chuyện về lối sống giản dị của Bác để học tập. *CỦNG CỐ : - Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những luận điểm nào ? - Học thuộc ghi nhớ, Làm phần luyện tập - Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, trong lối sống sinh hoạt. ( Làm bài tập này nộp hạn chót 18/4) Tiếng Việt : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I.Câu chủ động và câu bị động: 1.Ví dụ : sgk/57 a. Mọi người / yêu mến em. C N HĐ ĐT (câu chủ động : Chủ thể thực hiện hành động hướng vào người khác, vật khác) b.Em/được mọi người yêu mến. C N HĐ (câu bị động : Chủ thể chịu sự tác động của người, vật khác hướng vào) 2. Ghi nhớ SGK/ 57 II.Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1.Ví dụ:SGK/57 Chọn câu (b) vì tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 2. Ghi nhớ SGK/ 58 III.Luyện tập: *Câu bị động: a. Có khi được dễ thấy. - Nhưng cũng có khi trong hòm. b.Tác giả “ Mấy vần thơ” liền được tôn làm đệ nhất thi sĩ. *Tác dụng: Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. * Hướng dẫn tự học: - Bài vừa học: Nắm khái niệm câu chủ động, câu bị động. - Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Đặt câu 5 câu chủ động có 5 câu bị động tương ứng Vd: Em đá quả bóng.(câu chủ động) Quả bóng bị em đá.(Câu bị động) Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo) I/ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Ví du :(SGK/64) a) Người ta // đã hạ cánh màn điều ->Chủ ngữ là chủ thể của hành động “hạ” => Câu chủ động b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải // đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. ->Chủ ngữ là đối tượng => Câu bị động c) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải // đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. ->Chủ ngữ là đối tượng =>Câu BĐ không có bị, được 2. Ghi nhớ SGK/ 64 II.Luyện tập: Bài1:Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo 2 kiểu a.Ngôi nhà ấy được một nhà sư vô danh xây từ TK 13. Ngôi nhà ấy xây từ TK13. b.Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. Bài2:Chuyển đổi mỗi câu CĐ thành 2 câu BĐ dùng bị/ được a. Em bị thầy giáo phê bình. Em được thầy giáo phê bình. b. Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi c. Sự khác biệt đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. - Sự khác biệt đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. Bài 3: Viết đoạn văn ngắn: (HS tự làm) *Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học : - Học thuộc ghi nhớ - Nắm được qui tắc chuyển đổi câu CĐ->BĐ. - Hoàn chỉnh các bài tập- chú ý BT viết đoạn .. 2. Chuẩn bị : Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ------------------------------------------------------------------------- Làm văn : LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH Dàn ý: Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 1. Mở Bài Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 2. Thân Bài Giải thích câu tục ngữ: · Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ: · Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống ( đưa dẫn chứng và phân tích) · Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu · Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 3. Kết Bài Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. *** Các em dựa vào dàn ý trên viết bài văn hoàn chỉnh. Hạn chót nộp về giáo viên 18/4 nhé! Chúc các em học tốt!
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_van_ban_duc_tinh_gian_di_cua_bac_ho.pdf