Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 2: Ôn tập văn bản Ông Đồ - Trường THCS Nguyễn Du

B. Thân bài

1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở

- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho

- Địa điểm: Bên phố đông người sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về

Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưở xưa

- “Bao nhiêu người thuê viết.khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn

Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc

Nhịp thơ nhanh giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời

 

pptx13 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 2: Ôn tập văn bản Ông Đồ - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KÍNH CHÀO QUÍ PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI 
 LỚP : 8A 
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 
( NHỚ RỬA TAY TRƯỚC KHI VÀO HỌC CÁC EM NHÉ. 
 HÃY CÙNG NHAU VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NÀY.) 
BUỔI HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 
 CHỦ ĐỀ : ÔN TẬP THƠ MỚI (TIẾP)  Bài 2 : Ôn tập văn bản: ÔNG ĐỒ  Yêu cầu của buổi học  
 I. Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài thơ: 
 1 . Tác giả: 
 2 . Tác phẩm 
Hoàn cảnh sáng tác 
Bố cục 
Nội dung 
Nghệ thuật 
Ý nghĩa văn bản 
Học thuộc lòng bài thơ 
II. Luyện tập 
 Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ: “ Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên 
 CHỦ ĐỀ : ÔN TẬP THƠ MỚI (TIẾP)  Bài 2 : Ôn tập văn bản: ÔNG ĐỒ  
 I . Kiến thức cơ bản cần nhớ 
 1 . Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 - 1996) 
 - Quê quán : Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội 
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: 
   + Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới 
   + Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học 
 - Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng 
- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc 
2. Tác phẩm “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên 
a. Hoàn cảnh sáng tác 
- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi (lụi tàn) trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. 
b. Bố cục : Chia làm 3 phần: 
- Phần 1: (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế 
- Phần 2: (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn) 
- Phần 3: Tình cảm của tác giả. 
b . Giá trị về nội dung 
 - Tác phẩm khắc họa thành công tình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả. 
c . Giá trị về nghệ thuật 
 - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ 
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ 
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm 
d. Ý nghĩa văn bản: 
 Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. 
II. Hướng dẫn phân tích bài thơ 
A. Mở bài 
- Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ 
- Giới thiệu bài thơ Ông đồ . 
B. Thân bài 
1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành 
- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở 
- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho 
- Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về 
⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưở xưa 
- “Bao nhiêu người thuê viết....khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn 
⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc 
⇒ Nhịp thơ nhanh ⇒ giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời 
2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn 
- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất 
- “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn 
⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen 
- “Giấy đỏ ...nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được 
- “Lá bàng...mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận 
3. Tình cảm của nhà thơ : 
- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên) 
- Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng 
⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ 
- “Những người muôn năm cũ...bây giờ?”: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình. 
⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời 
C. Kết bài 
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm... 
- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống 

File đính kèm:

  • pptxngu_van_lop_8_bai_2_on_tap_van_ban_ong_do_truong_thcs_nguyen.pptx