Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Ôn tập kiểm tra văn bản
- Các em xem lại các văn bản:
+ Quê hương ( học lại tác giả, thơ, ghi nhớ )
+ Khi con tu hú ( học lại tác giả, thơ, ghi nhớ )
+ Tức cảnh Pác Bó ( học lại thơ, hoàn cảnh ra đời, ghi nhớ )
+ Ngắm trăng ( học lại thơ, ghi nhớ )
+ Chiếu dời đô ( học lại tác giả, thể loại, ghi nhớ )
+ Bàn luận về phép học ( học lại tác giả, thể loại, ghi nhớ ).
BÀI HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 8, TUẦN 9 TỪ ( 4/5/2020 -> 9/5/2020 ). DƯỚI ĐÂY LÀ PHẦN CÁC EM CHÉP VÀO VỞ BÀI HỌC . SAU ĐÓ CÁC EM VÀO YOUTUBE NGHE BÀI GIẢNG CỦA GIÁO VIÊN ĐỂ HIỂU BÀI NHÉ. LUYỆN TẬP : ÔN KIỂM TRA VĂN BẢN. MỘT SỐ LƯU Ý: - Các em xem lại các văn bản: + Quê hương ( học lại tác giả, thơ, ghi nhớ ) + Khi con tu hú ( học lại tác giả, thơ, ghi nhớ ) + Tức cảnh Pác Bó ( học lại thơ, hoàn cảnh ra đời, ghi nhớ ) + Ngắm trăng ( học lại thơ, ghi nhớ ) + Chiếu dời đô ( học lại tác giả, thể loại, ghi nhớ ) + Bàn luận về phép học ( học lại tác giả, thể loại, ghi nhớ ). * * * * * * * * * * Tiếng việt: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I/ Nhận xét chung: 1/ Ví dụ: sgk/110 Có thể thay đổi trật tự từ trong câu theo những cách: - Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. Nhấn mạnh vị thế của cai lệ trong xã hội - Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét Nhấn mạnh thái độ hung hãn của cai lệ - Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất cai lệ thét Tạo sự liên kết câu Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Mỗi cách có hiệu quả diễn đạt riêng. Cần lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. 2/ Ghi nhớ: học sgk/111 II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ 1/ Ví dụ: sgk/111 - giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Thứ tự trước sau của hoạt động. - cai lệ và người nhà lí trưởng. Thứ bậc trong xã hội - roi song, tay thước và dây thừng Trình tự quan sát của nhân vật 2/ Ví dụ: sgk/112 - Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm 3/ Ví dụ: - Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật 4/ Ví dụ: - cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng đi đến ở tù. Tạo sự liên kết 5/ Ghi nhớ: học sgk/112 III/ Luyện tập: - Các em làm các bài tập a,b,c sgk/ 112,113 vào vở bài tập nhé. * * * * * * * * * * * Làm văn: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 1/ Ví dụ: sgk/113 Đoạn văn a. - Yếu tố tự sự: Thoạt tiên xì tiền ra. Kể về thủ đoạn bắt lính Đoạn văn b. - Yếu tố miêu tả: tốp thì bị xích tay lên nòng sẵn ? Tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt. Yếu tố tự sự và miêu tả giúp việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và có sức thuyết phục mạnh mẽ. 2/ Ví dụ: sgk/115 - Yếu tố tự sự và miêu tả: + không nói, không cười + biến vào mặt trăng + thành tiên lên trời + những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau Không kể tràn lan mà có chọn lọc Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và được sắp xếp hợp lí để không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. 3/ Ghi nhớ: học sgk/ 116 II/ Luyện tập: - Các em làm các bài tập 1,2 sgk/ 116 - Đọc thêm sgk/ 117 * * * * * * * * * * Văn bản: TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( GỘP 3 BÀI: SGK/130, 144, 148 ) 1/ SGK/130 Lập bảng thống kê các văn bản VHVN đã học từ bài 15. Lưu ý: phần dưới đây giáo viên hướng dẫn, các em chỉ đọc tham khảo, không chép vào vở . Sau khi đọc hướng dẫn các em tự lập bảng theo mẫu vào vở bài học nhé. - Các em cần tuân thủ những điều ghi chú dưới mẫu thống kê trong sgk/130 khi lập bảng. - Cần nhận ra tính hệ thống của các văn bản, đồng thời, nhận ra cả tính độc đáo riêng của mỗi văn bản tiêu biểu. 2/ SGK/ 130: Các em tự thực hiện vào vở bài tập nhé. 3/ Các em tự thực hiện bài tập 3/144 nhé. 4/ SGK/144 .Sau đây là gợi ý cho các em , vì vậy không cần ghi . Các em CHỈ XEM THAM KHẢO để biết cách làm. Khi làm thì ghi trực tiếp nội dung trả lời câu hỏi vào vở bài học nhé. - Cần dựa vào các câu trả lời cho phần Đọc – hiểu văn bản trong các bài 22,23,24 của sgk rồi hệ thống hóa bằng những lời ngắn gọn cho mỗi văn bản. - Cần xác định rõ hơn, thế nào là có lí, có tình, có chứng cứ. Có lí tức là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ; có tình là có cảm xúc; còn có chứng cứ là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. Trong văn nghị luận, ba yếu tố đó phải kết hợp chặt chẽ và yếu tố có lí phải là chủ chốt. 5/SGK/144 .Sau đây là gợi ý cho các em , vì vậy không cần ghi. Các em CHỈ XEM THAM KHẢO để biết cách làm. Khi làm thì ghi trực tiếp nội dung câu trả lời vào vở bài học nhé. - Cả 3 văn bản Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ; Nước Đại Việt ta đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện hoặc ở ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh ( Chiếu dời đô ), ở tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lăng bạo tàn ( Hịch tướng sĩ), hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập ( Nước Đại Việt ta ). Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở các văn bản đó. Và yếu tố có tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận. - Trong bài chiếu của mình, vua Lí Thái Tổ đã tỏ ra có một thái độ khá thận trọng, chân thành đối với “ các khanh” của ngài. Trong bài Hịch tướng sĩ, một mặt, Trần Quốc Tuấn bộc bạch lòng căm thù giặc bằng những lời sôi sục, mặt khác, thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa ân cần đối với các tướng sĩ Ở văn bản Thuế máu ( HS tự đọc) “ tình” chính là lòng căm thù sâu sắc, mãnh liệt đối với chủ nghĩa thực dân Pháp bởi vì cái gốc của lòng căm thù ấy chính là tình thương vô hạn đối với nhân dân các thuộc địa đang bị đày đọa. Về nghệ thuật, cái “ tình” ấy được thể hiện chủ yếu bằng ngòi bút trào phúng đặc biệt sắc bén. 6/ SGK/144. Sau đây là gợi ý cho các em , vì vậy không cần ghi vào vở bài học. Các em CHỈ XEM THAM KHẢO để biết cách làm. Khi làm thì ghi trực tiếp nội dung câu trả lời vào vở bài học nhé. - Vì sao “ Bình Ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó ? Vì : Bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. Nội dung trên được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài cáo: Nước Đại Việt ta. Từ lời văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “ tuyên ngôn” về nền độc lập của dân tộc ta. - So với bài “ Sông núi nước Nam” có nét mới là: + Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam được xác định ơ 2 phương diện: lãnh thổ ( SNNN ) và chủ quyền ( vua Nam ở ). + Đến Bình Ngô đại cáo, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng “ bao đời xây nền độc lập”. Với sự mở rộng, bổ sung đó, ý thức về dân tộc Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với ý thức dân tộc trong bài SNNN thế kỉ XI. 7/ SGK/ 148. Các em tự thực hiện câu 7 này nhé. 8/ SGK/148. Sau đây là gợi ý cho các em , vì vậy không cần ghi vào vở . Các em CHỈ XEM THAM KHẢO để biết cách làm. Khi làm thì ghi trực tiếp nội dung câu trả lời vào vở bài học nhé. LƯU Ý: ( phần lưu ý này chỉ tham khảo , không chép vào vở nhé ) - Các em tránh lẫn lộn giữa chủ đề và vấn đề cụ thể được đề cập. Ví dụ, nói chủ đề “ sử dụng bao bì ni lông” là không đúng, chủ đề ở đây phải là “ vấn đề bảo vệ môi trường.” - Cả ba văn bản đều có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt. Hai văn bản trước đều là văn bản thuyết minh song có không ít yếu tố lập luận và ở phần cuối đều có cả yếu tố biểu cảm. Bài toán dân số là một văn bản nghị luận song đã kết hợp khéo léo với phương thức tự sự và thuyết minh, do đó đã tạo được không khí nhẹ nhàng, tính chất sinh động, tăng thêm sức thuyết phục cho luận điểm chính: Cần phải hạn chế gia tăng dân số. HẾT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_bai_on_tap_kiem_tra_van_ban.pdf