Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 3: Ôn tập Tiếng Việt - Trường THCS Nguyễn Du

5.Trợ từ:

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

 Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay

 6. Thán từ:

 Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ,  ôi, ô hay, than ôi,  trời ơi

-Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ

 

pptx10 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 3: Ôn tập Tiếng Việt - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KÍNH CHÀO QUÍ PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI 
 LỚP : 8A 
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 
( NHỚ RỬA TAY TRƯỚC KHI VÀO HỌC CÁC EM NHÉ. 
 HÃY CÙNG NHAU VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NÀY.) 
TIẾT HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 
Buổi 3 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
 Yêu cầu của buổi học  I. Hệ thống lại các kiến thức cơ bản 
1.Cấp độ khái quát nghĩa của từ: 
2. Trường từ vựng : 
3. Từ tượng hình - Từ tượng thanh: 
4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội: 
5.Trợ từ: 
6 . Thán từ: 
7. Tình thái từ 
8. Nói quá: 
9. Nói giảm nói tránh: 
II. Luyện tập . 
Thực hành viết các đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và các biện pháp Nói giảm, nói tránh 
Buổi 3 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆTI . Kiến thức cơ bản cần nhớ  
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác: 
+Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
- Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 
Ví dụ 
Giáo dục: 
+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn 
+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu 
2. Trường từ vựng:  
 Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
Ví dụ: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón 
3. Từ tượng hình - Từ tượng thanh: 
- Từ tượng hình:là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 
 -Từ tượng thanh:là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. 
4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:  
- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định 
- Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
5.Trợ từ:  
 Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. 
 Ví dụ: những , có, chính, đích, ngay 
 6 . Thán từ : 
 Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính: 
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ,  ôi, ô hay, than ôi,  trời ơi 
-Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ 
7. Tình thái từ: 
 Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý: 
 - Tình thái từ nghi vấn 
 - Tình thái từ cầu khiến 
 - Tình thán từ cảm thán 
 - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. 
8. Nói quá:  
 Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
9. Nói giảm nói tránh:  
 Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
II. LUYỆN TẬP 
 Thực hành viết các đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và các biện pháp Nói giảm, nói tránh 
 - Làm tất cả các bài tập 
Nhớ đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách 
Chung tay đánh bại Covid-19 
HƯỚNG DẪN Ở NHÀ 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_buoi_3_on_tap_tieng_viet_truong_thcs.pptx