Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 5: Dạy trực tuyến Ôn tập về từ loại Tiếng việt và cụm từ (TT) - Năm học 2019-2020
III. Chỉ từ:
- Là những từ trỏ vào sự vật để xác định vị trí cử sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian ( Các chỉ từ thường gặp: này, nọ, kia, ấy, đây, đó, đấy.)
VD: Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.
Chỉ từ ( định vị sự vật trong t.gian)
Ngoài kia, các bạn học sinh đang nô đùa
Chỉ từ ( định vị sự vật trong k.gian)
- Chỉ từ làm phụ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ còn gọi là đại từ chỉ định.
Dạy trực tuyến (buổi 5) Ngày soạn: 5/4/2020 Chữa bài tập về nhà Bài tập 1: Tìm và phân loại danh từ riêng và DT chung trong đoạn thơ sau : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra. + Danh từ : Danh từ riêng: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi Danh từ chung: sông, giặc, núi, ngàn, ông, lần. Bài tập 2: Tìm các cụm DT trong các câu sau và sắp xếp các phần vào mô hình cụm danh từ. a. Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát. b. Mụ ấy đòi một cái máng lợn mới. c. Tôi kêu trời phù hộ cho ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp PhÇn phô tríc PhÇn trung t©m PhÇn phô sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 Ngày xưa hai vợ chồng ông lão đánh cá một túp lều nát trên bờ biển Mụ ấy một cái máng lợn mới. một cái nhà rộng và đẹp Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề quê hương rồi xác định các danh từ, cụm danh từ trong đoạn văn em vừa viết Ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Quê hương em rất đẹp. Ở đó có những cánh đồng lúa trải rộng mênh mông. Vào mùa lúa chín cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng trông rất đẹp. Quê em còn có con sông La hiền hòa, nước trong veo, là niềm tự hào của bao người con nơi đây. Người dân quê em rất chất phát, thân thiện nên ai đi xa cũng luôn muốn được về quê. Em rất yêu quý quê hương em. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ (TT) (SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ, CHỈ TỪ) A. Lý thuyết I. Số từ: - Là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật. Số từ thường đứng trước hoặc sau danh từ bổ sung ý nghĩa về số lượng hoặc thứ tự. VD: Tôi có 2 quả cam-> ST chỉ SL Tôi là con thứ hai trong gia đình-> ST chỉ thứ tự - Có hai loại số từ : Số từ chỉ số lượng: đứng trước danh từ (một, hai, ba...-> ST chính xác; vài, dăm, vài ba, đôi mươi...-> ST ước chừng) Số từ chỉ thứ tự: đứng sau danh từ để nói rõ về thứ tự. - Số từ làm phụ trước cho cụm danh từ ( VD: hai vợ chồng) - Số từ có thể giữ chức vụ chính trong câu (khi làm VN trước ST phải có từ là). VD: 25 là số tự nhiên -> ST làm CN Hai với hai là bốn-> ST làm VN Lưu ý : Có khi số từ chỉ số lượng đứng sau danh từ: VD: hai mâm sáu; đi hàng ba Cần phân biệt số từ với danh từ mang ý nghĩa chỉ số lượng (đôi, cặp, chục, tá..-> đây là những Dt đơn vị mang ý nghĩa chỉ số lượng chúng không phải là số từ vì chúng có thể đứng sau số từ và trực tiếp kết hợp với danh từ chỉ sự vật) VD: ba/ tá/ bút chì; năm/ cặp/ bánh chưng ST/DT ĐV/ DTSV II. Lượng từ: - Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Lượng từ chia làm hai nhóm: + Lượng từ chỉ toàn thể: đứng đầu cụm DT (Tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ, cả...) VD: Tất cả trường hôm nay được nghỉ học. + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: đứng ở vị trí thứ hai trong cụm DT sau lượng từ chỉ toàn thể (Các, mỗi, từng, mọi, những...) VD: Hai đứa tôi mỗi người một ngả. + Lượng từ làm phụ trước cho cụm danh từ. III. Chỉ từ: - Là những từ trỏ vào sự vật để xác định vị trí cử sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian ( Các chỉ từ thường gặp: này, nọ, kia, ấy, đây, đó, đấy...) VD: Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Chỉ từ ( định vị sự vật trong t.gian) Ngoài kia, các bạn học sinh đang nô đùa Chỉ từ ( định vị sự vật trong k.gian) - Chỉ từ làm phụ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ còn gọi là đại từ chỉ định. B. Luyện tập Bài tập 1: Tìm số từ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào? a. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. ( Con Rồng, cháu Tiên ) b. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. ( Con Rồng, cháu Tiên ) c. Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. ( Bánh chưng, bánh giầy) d. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. ( Thánh Gióng ) Đáp án: a. Số từ : một ( chỉ số lượng sự vật ). b. Số từ: năm mươi (chỉ số lượng sự vật ). c. Số từ: hai mươi (chỉ số lượng sự vật ). d. Số từ : sáu (chỉ thứ tự sự vật ). Số từ: hai (chỉ số lượng sự vật ). Bài tập 2: Tìm lượng từ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào? a. Những hồn Trần Phú vô danh. b. Tôi cùng mọi người đang làm việc trong nhà máy. c. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà! d. Cả hai người cùng mặc áo hoa. e. Lần lượt từng người đang vào lớp. Đáp án : a. Lượng từ: những ( chỉ ý nghĩa tập hợp). b. Lượng từ: mọi ( chỉ ý nghĩa phân phối). c. Lượng từ: các ( chỉ ý nghĩa tập hợp). d. Lượng từ: cả ( chỉ ý nghĩa toàn thể ). e. Lượng từ: từng ( chỉ ý nghĩa phân phối Bài tập 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của từng và mỗi có gì khác nhau? a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. ( Sự tích Hồ Gươm ) Đáp án: Điểm khác nhau giữa từng và mỗi: - từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. - mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. Bài tập 4: Tìm chỉ từ trong những câu sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy. a. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. ( Bánh chưng, bánh giầy) b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. ( Tố Hữu ) c. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. ( Sự tích Hồ Gươm ) Đáp án : ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ như sau: a. ấy: Định vị sự vật trong không gian. Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. b. ấy: Định vị sự vật trong thời gian. Làm trạng ngữ . c. đó: Định vị sự vật trong thời gian. Làm trạng ngữ . Bài tập 5: Điền những từ sau vào chỗ trống trong những câu thơ dưới đây: mấy, một, từng, hai, đây, đấy, hai, năm, mười. a, _ ..............duyên..........nợ âu đành phận ..............nắng ...........mưa dám quản công. b, _ Rồi Bác đi dém chăn ........... người .......... người một. c, _ Yêu nhau ............. núi cũng trèo .......... sông cũng lội............đèo cũng qua. d, _ ............ đông thì...........bên tây, ...........chưa có vợ, ........ nay chưa chồng (a, một, hai; Năm, mười) d, đấy , đây; đấy, đấy. Bài tập 6. Trong câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Cú ý kiến cho rằng các từ nhất, nhì, tam, tứ đó là số từ chỉ số lượng. ý kiến của em? Gợi ý Đây là tục ngữ nên cách nói súc tích, cô đọng, các từ ngữ đều bị rút gọn. Phục hồi lại như sau: Thứ nhất là nước, thứ nhì là phân, thứ ba chuyên cần, thứ tư là giống tốt -> do đó đây là các số từ chỉ số thứ tự. BT về nhà Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: “ Mỗi người đều có một cá tính, một sở thích riêng. Bởi vậy tập thể cần phải biết tôn trọng những cá tính đó, sở thích đó. Nhưng ngược lại, để hoà mình vào tập thể, mỗi người cũng không được vì cá tính riêng, sở thích riêng mà ảnh hưởng đến tập thể.” a. Tìm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ ? b. Tìm cụm danh từ ? Bài tập 2. Viết đoạn văn (3-4 câu) có dùng số từ và lượng từ. Yêu cầu xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau : Danh từ: người, cá tính, sở thích, tập thể, mình. Số từ: một. Lượng từ: mỗi, những. Chỉ từ: đó. Các cụm danh từ: - mỗi người; - sở thích đó; - một cá tính; - mỗi người; - một sở thích; - cá tính riêng; - những cá tính đó; - sở thích riêng;
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_buoi_5_day_truc_tuyen_on_tap_ve_tu_l.doc