Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ

* Bài cũ: 1. Thế nào là biện pháp tu từ?

 -> Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu , văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc hay một câu chuyện. => tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.

 2. Kể tên các biện pháp tu từ đã học? Cho ví dụ.

 -> Các phép tu từ đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ

* Bài mới:

A. Kiến thức cần nhớ:

 

ppt12 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 * Bài cũ : 1 . Thế nào là biện pháp tu từ ? 
 - > Biện pháp   tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về   từ , câu , văn bản ) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh , một cảm xúc hay một câu chuyện . => tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm . 
 2 . Kể tên các biện pháp tu từ đã học ? Cho ví dụ . 
 - > Các phép tu từ đã học : so sánh , nhân hóa , ẩn dụ , hoán dụ , điệp ngữ , chơi chữ 
* Bài mới : 
A. Kiến thức cần nhớ: 
1 
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
 Các biện pháp tu từ 
 A. Kiến thức cần nhớ : 
I . Chơi chữ 
1 , Khái niệm : 
 Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm , về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước  làm câu văn hấp dẫn , thú vị . Chơi chữ thường được dùng trong đời sống sinh hoạt , văn chương trào phúng , câu đố , câu đối . 
VD : a . Trăng bao nhiêu tuổi trăng già 
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non 
 ( Ca dao ) 
 b . Nửa đêm , giờ tí , canh ba 
 Vợ tôi , con gái , đàn bà , nữ nhi . 
 ( ca dao ) 
Đều chỉ cùng đối tượng . 
 c . Anh Hươu đi chợ Đồng Nai 
 Bước qua bến Nghé , ngồi nhai thịt bò 
1 
2 , Các lối chơi chữ : 
Trong thơ văn cũng như sinh hoạt hàng ngày , người ta thường sử dụng các lối chơi chữ : 
a . Dùng từ đồng âm : 
 Là cách chơi chữ sử dụng từ đồng âm để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước .. 
VD : Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò 
 ( Con ốc sên – Câu đố ) 
Chơi chữ gần âm ( trại âm ) 
Là cách chơi chữ thường dùng các từ có âm gần giống nhau để châm biếm , đả kích một cách hài hước , dí dỏm . 
VD : Có tài mà cậy chi tài 
 Chữ tài liền với chữ tai một vần 
 ( Nguyễn Du ) 
 c . D ùng lối nói lái : 
 Là lối đánh tráo phụ âm đầu và vần giữa các tiếng để tạo nên các từ ngữ khác . 
VD : Một đàn gà mà bươi trong bếp , ông đập chết ba con hỏi còn mấy con ? 
 ( Câu đố ) 
1 
d . Dùng từ đồng nghĩa : 
Là cách dùng các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhau để tạo sắc thái tu từ . 
VD : - Da trắng vỗ bì bạch 
 - Rừng sâu mưa lâm thâm . 
e . Dùng từ trái nghĩa : 
 Là cách dùng từ có nghĩa trái ngược nhau để tạo sắc thái tu từ . 
VD : - Nước non lận đận một mình 
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay . 
 - Ai làm cho bể kia đầy 
 Cho ao kia cạn cho đầy cò con . 
 ( Ca dao ) 
VD : - Ngọt thơm sau lớp vỏ gai 
 Quả thơm lớn mãi cho ai đẹp lòng . 
 Mời cô mời bác ăn cùng 
 Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà . 
 ( Quả sầu riêng – Phạm Hổ ) 
h . Chơi chữ bằng cách dùng từ đa nghĩa . 
1 
h . Chơi chữ bằng cách dùng từ đa nghĩa . 
- Còn trời , còn nước , còn non . 
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa . 
 ( Ca dao ) 
Dùng các từ cùng trường nghĩa : 
VD : - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ , dò đến hàng nem chả muốn ăn . 
 - Cha chài , mẹ lưới , con câu 
 Chàng rể đi tát , con dâu đi mò . 
g . Chơi chữ điệp âm : 
 Là kiểu chơi chữ mà một âm nào đó được lặp lại liên tục , thường là phụ âm đầu . 
VD : - Bà Bình bán bún bên bờ biển , bị bọn bộ binh bắn bà bể bụng , . .. 
 - Mênh mang muôn mẫu một màu mưa 
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mù . 
II . Điệp ngữ : 
1 
Điệp ngữ 
1 . Khái niệm : 
Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những tư ngữ ( hoặc câu , đoạn ) nhằm mục đích nhấn mạnh ý , mở rộng ý , gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc , người nghe . 
VD : Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh 
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh .. 
 ( Tố Hữu ) 
2 . Các dạng điệp ngữ : Có 3 dạng : 
 a . Điệp ngữ nối tiếp : 
 - Là dạng điệp ngữ trong đó , những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo ấn tượng mới mẻ , có tính chất tăng tiến . 
VD : Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết 
 Thành công , thành công , đại thành công . 
 ( Hồ Chí Minh ) 
= > Nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết đối với sự thành công . Mỗi lần nhắc lại thì ý nghĩa vừa được mở rộng ra , vừa được tăng lên . 
1 
b . Điệp ngữ cách quãng 
 - Là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ đứng cách xa nhau , nhằm gây ấn tượng nổi bật và có tính nhạc cao . 
VD : Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già 
 Với tiếng gió gào ngàn , với giọng nguồn hét núi 
 Với khi thét khúc trường ca dữ dội 
 Ta bước chân lên dõng dạc , đường hoàng 
 ( Nhớ rừng – Thế Lữ ) 
c . Điệp ngữ vòng ( chuyển tiếp ) 
 - Là dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn . Chữ cuối câu trên được lặp lại với chữ đầu 
của câu dưới và cứ như thế làm cho câu văn , câu thơ liền nhau như một đợt sóng . 
 - Người ta sử dụng trong thơ trữ tình để gợi cảm giác liên tục , triền miên . 
VD : - Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy , 
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu . 
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu , 
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? 
 ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn ) 
1 
- Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . 
 ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh ) 
B . Luyện tập : 
1 . Tìm những câu văn , câu thơ có sử dụng điệp ngữ . 
2 . Chỉ ra tín hiệu điệp ngữ được sử dụng trong các đoạn thơ , CD sau và nêu tác dụng của chúng . 
Mình về với Bác đường xuôi 
 Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người 
 Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời 
 Ung dung túi vải , đẹp tươi lạ thường 
 Nhớ Người những sáng tinh sương 
 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo 
1 
 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo 
 Nhớ chân người bước lên đèo 
 Người đi , rừng núi trông theo bóng Người ( Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu ) 
Người ta đi cấy lấy công 
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề 
 Trông trời , trông đất , trông mây ... 
 ( Đi cấy - Ca dao ) 
3 . Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc . 
a . Tôi yêu căn nhà đơn sơ , khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật của làng tôi . 
b . Tôi lớn lên bằng tình thương của bố , của mẹ của bà con xóm giềng nơi tôi ở . 
4 . Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách , báo mà em biết . 
Chữa bài : 
1 
2 a . Nhớ , Người -> gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác hồ kính yêu , đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc - căn cứ Cách mạng , nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng che chở cho CM . 
b . - Từ trông được nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh sự lo lắng ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất của người nd . 
- Từ đi cấy -> sự khác biệt về h / đ đi cấy của mình với người khác .. 
3 . a . Tôi yêu căn nhà đơn sơ , yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật của làng tôi . 
 b . Tôi lớn lên bằng tình thương của bố , tình thương của mẹ , tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở . 
4 . a Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! 
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi 
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé 
 Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi . 
 ( Hồ Xuân Hương – Khóc Tổng Cóc ) 
 - Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn : Sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa : Cóc , bén , ( nhái bén ), nòng nọc , chuộc ( châu chuộc ), chàng ( chẫu chàng ) đều là họ hàng của cóc , ếch , nhái . 
1 
b . Đi tu , phật bắt ăn chay 
 Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không . 
Cách chơi chữ dùng từ đồng nghĩa , gần nghĩa thịt chó – cầy 
c . Con cò lửa nằm giữa cửa lò . (Ca dao ) 
Cách chơi chữ dùng lối nói lái : cò lửa → cửa lò . 
Chị Xuân đi chợ mùa hè 
 Mua cá thu về , chợ hãy còn đông . 
 => đồng âm khác nghĩa 
e . Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít 
 Trầu cả khay , sao gọi là trầu không ? 
 => Dùng từ trái nghĩa . 
g . - Trùng trục như con bò thui 
 Chín mắt , chín mũi , chín đuôi , chín đầu . 
 - Kiến bò đĩa thịt bò 
Đồng âm . 
1 
Khi đi cưa ngọn 
 Khi về cưa ngọn 
i . Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt ... 
* BTVN : 
Hoàn thành các bài tập trên vào vở . 
Học thuộc các bài tục ngữ đã học và nêu ý nghĩa của chúng . 
1 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_tieng_viet_cac_bien_phap_tu_t.ppt