Bài giảng Ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức khỏe

 

Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn .

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: Điều này lệ thuộc vào loại ô nhiễm. Thường là bệnh đường ruột. Các loại kim loại nặng ở trong nước có thể gây ung thư.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhóm thực hiện : Lê Bắc ViệtHoàng Thị Hồng ÁnhNguyễn Thị Ngần Nguyễn Thị Thu HiềnLê thị thùy linhNguyễn diệu thuLop:07-01Ô nhiễm môi trường & tác hại đến sức khỏe I/ Khái nhiệm về ô nhiễm môi trường:Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn,khí làm cho môi trường trở nên độc hại với con người và sinh vật.Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong môi trườngII/ Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người Ngày nay ô nhiễm môi trường là đang là vấn đề nhức nhối của nhân loại. Việc giải quyết tận gốc vấn đề này đòi hỏi cần phải có một thời gian dài. 1. Khai thác vàng thủ công:Với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng hỗn hống với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàngNgười khai thác hít khí độc đầu tiên, chất thải thủy ngân gây ô nhiễm môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩmẢnh hưởng đến sức khoẻ: Thủy ngân gây tổn hại đến thận, giảm trí nhớ, đau khớp, đẻ non, khó thở, tổn hại thần kinh và có thể gây chết người.Ô nhiễm mặt nướcMỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Các loại thủy sản, cây trồng cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước do chúng tích các chất độc hại và gây hại cho người ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc.Hậu quả đối với sức khỏe con người là gây hại đến hệ thống tiêu hóa, bệnh đường ruột. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm nước là một trong các nguyên nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường.Ô nhiễm nước ngầmNước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Tại các khu đô thị việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Cạnh đó nếu các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm3: Ô nhiễm nước ngầm Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn . Ảnh hưởng đến sức khỏe: Điều này lệ thuộc vào loại ô nhiễm. Thường là bệnh đường ruột. Các loại kim loại nặng ở trong nước có thể gây ung thư.4: Ô nhiễm không khí trong căn hộ.Không khí bị ô nhiễm không những gây hại đối với người đun nấu, chủ yếu là phụ nữ, mà với các thành viên khác trong gia đình do điều kiện sống chật chội. Con người hít phải chất độc và bụi mịn, phổi và mắt bị ảnh hưởng đầu tiên.Ảnh hưởng đến sức khỏe: Viêm phổi, ung thư phổi, lao, đau mắt. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 3 triệu người bị chết vì hít phải khí độc hại trong các căn hộ chật chội5: khai khoáng công nghiệp.Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành a xít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thường rất đa dạng và gây hại kéo dài như: đau mắt, gây hại đối với hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thận, gan và hệ thần kinh.Mặt khác, bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.6: Các lò nung và chế biến hợp kimTrong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng,một lượng lớn a xít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.Ảnh hưởng đến sức khỏe: có dạng gây hại ngay hoặc mãn tính như gây hại mắt, hệ hô hấp, da, gan, thận và hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hệ tim mạch và phổi, thậm chí có thể gây tử vong do tích lũy lâu dài trong cơ thể8: chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Uran.Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự và Y học.Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn.Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể.Quá trình khai thác Uran tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Ảnh hưởng đến sức khỏe: chất phóng xạ có thể ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể, về lâu dài có thể gây một số bệnh ung thư. Những người bị ảnh hưởng phóng xạ với nồng độ thấp có những biến đổi đối với máu, chóng mặt, mệt mỏi, gây quái thai, mù mắt, trì độn. Nếu bị tác động của tia phóng xạ với nồng độ cao sẽ bị chết chỉ sau vài giờ.9: ô nhiễm không khí ở các đô thị.Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ Ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.Ảnh hưởng đến sức khỏe: một số bệnh mãn tính về đường hô hấp và hệ tuần hoàn. Bụi mịn gây các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. Trẻ em và người già dễ bị các căn bệnh này. Theo dự đoán của WHO mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.10: Tái tạo bình ắc quy.Những bình ắc quy cũ thường được vận chuyển từ các nước giàu có sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây ngộ độc mãn tính chì, tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương. người bị nhiễm độc chì bị rối loạn về sự phát triển, hay quên, khó ngủ. Gây suy giảm gan, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và đau xương. Nếu bị ngộ độc nhiều có thể bị hôn mê và tử vong, trẻ em có nguy cơ bị tổn thương thần kinh.

File đính kèm:

  • ppto_nhiem_moi_truong_va_anh_huong_den_suc_khoe_connguoi.ppt