Bài giảng Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia

Mục đích:

Tạo hiểu biết đồng cảm giữa nhóm cán bộ PRA và cộng đồng

Dân nhớ lại những dấu ấn lịch sử về sự phát triển của cộng đồng, thông qua đó có thể nhìn nhận phát triển một cách đúng đắn và khích lệ tình đoàn kết, hỗ trợ nhau.

Cách làm:

Lựa chọn nhóm thông tín viên thích hợp 5 – 7 người (nên chọn những người sống lâu tại bản, thông hiểu các mặt phát triển cộng đồng, nắm được các sự kiện diễn ra tại thôn bản)

Chọn một địa điểm thích hợp để nhiều người có thể cùng tham gia, thảo luận một cách thoải mái, tự nhiên

Cán bộ PRA hướng dẫn để người dân tự thảo luận các mốc thời gian và sự kiện lịch sử của thôn bản. Những thông tin này được viết nên giấy Ao hay trên nền để mọi người tham gia cùng bổ sung.

Trong quá trình thảo luận, cán bộ PRA có thể đặt các câu hỏi mở giúp người dân nhớ lại và bổ sung các sự kiện của thôn bản.

Ghi chép lại các thông tin vào giấy A4.

 

 

ppt25 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT NHANH CÓ SỰ THAM GIA PRA – Participatory Rapid Assessment Trần Thành NamPRA là gì ? PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.PRA giúp cho tác viên cộng đồng hay cán bộ dự án :         Học hỏi từ người dân, cùng làm việc với dân.      Thúc đẫy để giúp người dân địa phương tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện.Những ưu điểm của PRACác kỹ thuật ứng dụng có thể thích ứng cho nhiều tính huống cần đánh giá khác nhau. Chính các đối tượng thụ hưởng dự án quyết định cách thức để lượng giá các hoạt động mà có tham gia hoậc chưa tham gia và chính các kỹ thuật này đóng góp to lớn đối với ý thức quyền sở hữu dự án cũng như sư gia tăng những khả năng chống đỡ và duy trì.Người dân cảm thấy thoải mái nói chuyện tự nhiên với tác viên hướng dẫn lượng giá. Chính người dân là chuyên gia lượng giá, còn tác viên hướng dẫn chỉ đóng vai trò xúc tác và tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực.PRA làm thay đổi thái độ và phương pháp luận về đánh giá và phát triển cộng đồng trước đâyPRA tạo một quá trình cùng nhau học hỏi của cả hai phía : người dân và tác viên cộng đồng.PRA làm nỏi bật những dữ kiện về chất cũng như về lượng.Những ưu điểm của PRAPRA giúp mỗi nhóm sông trong cộng đồng đề ra các giải pháp phù hợp với chính khả năng và tài nguyên của họ để họ có thể thực hiện và đạt được lợi ích.Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhân thấy tiếng nói của chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẫy sự đóng góp chung.Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng và tác viên cộng đồng đều được thử thách để cùng phát triển.Những người nghèo, người bị thiệt thòi ít được học hành trong cộng đồng được thu hút một cách tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá – tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc tham gia lấy quyết định và phát triển cộng đồng. Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỷ thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo môi quan hệ tương tác và kiểm tra chéo. Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ và học hỏi từ họ về những quan tâm và ưu tiên. Sử dụng tối ưu các kỷ thuật và công cụ trức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin. Bắt đầu từ cái tổng quát đến chi tiết. Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA * Luôn tìm kiếm mọi mặt từ người dân, nghĩa là tìm tòi, học hỏi từ nhũng điểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài cuộc ở mọi tình huống. Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó, Vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc với người dân. Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự chịu chịu trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác. Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác viên cộng đồng. Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặc tính con người của địa phương.Một số kỹ thuật trong phương pháp PRA Lược sử thôn bảnMục đích:Tạo hiểu biết đồng cảm giữa nhóm cán bộ PRA và cộng đồngDân nhớ lại những dấu ấn lịch sử về sự phát triển của cộng đồng, thông qua đó có thể nhìn nhận phát triển một cách đúng đắn và khích lệ tình đoàn kết, hỗ trợ nhau.Cách làm:Lựa chọn nhóm thông tín viên thích hợp 5 – 7 người (nên chọn những người sống lâu tại bản, thông hiểu các mặt phát triển cộng đồng, nắm được các sự kiện diễn ra tại thôn bản)Chọn một địa điểm thích hợp để nhiều người có thể cùng tham gia, thảo luận một cách thoải mái, tự nhiênCán bộ PRA hướng dẫn để người dân tự thảo luận các mốc thời gian và sự kiện lịch sử của thôn bản. Những thông tin này được viết nên giấy Ao hay trên nền để mọi người tham gia cùng bổ sung.Trong quá trình thảo luận, cán bộ PRA có thể đặt các câu hỏi mở giúp người dân nhớ lại và bổ sung các sự kiện của thôn bản.Ghi chép lại các thông tin vào giấy A4.Vẽ sơ đồ thônMục đích:Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản. Đưa ra những khó khăn, giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, bản.Làm cơ sở cho thảo luận, xây dựng kế hoạch phát triển thôn.Các bước thực hiện:Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người)Chọn một địa điểm cao, dễ quan sát toàn thôn bản, đi lại thuận lợi để có nhiều ngườicùng tham giaNgười dân thảo luận và vẽ sơ đồ thôn bản lên mặt đất. Vật liệu sử dụng có thể là phấn mầu, cành cây, lá cây... để thể hiện các đặc điểm địa hình, sử dụng đất, giao thông...trên sơ đồ thôn. Trong quá trình vẽ sơ đồ, cán bộ PRA hỗ trợ, thúc đẩy người dân thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp.Sau khi hoàn thành chép lại sơ đồ đã phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớnĐiều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắtMục đích:Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, câytrồng,vật nuôi và khả năng tiềm ẩn của cộng đồng.Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển bản.Cách làm:Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 ngườiThảo luận trên sa bàn hoặc trên bản đồ, sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt, chuẩn bị các dụng cụ như địa bàn, sơ đồ, bản đồ, các dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận.Tiến hành đi lát cắt từ vùng thấp đến vùng cao, đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó tạo điều kiện cho nông dân thảo luận hoặc tiến hành phòng vấn.Vẽ sơ đồ mặt cắt lên giấyLịch thời vụMục đích:Giúp các thành viên trong cộng đồng nắm được toàn bộ các hoạt động thường xuyên diễn ra trong năm.Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển bản và bố trí nhân lực hợp lý.Cách làm:Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 ngườiTìm chỗ thích hợp đủ cho mọi người tham gia thảo luậnNhóm nông dân sẽ cùng nhau thảo luận về các mùa vụ tại địa phương mình. Cán bộ PRA khuyến khích, thúc đây mọi người tham gia thảo luậnSử dụng giấy kẻ ô ly hoặc giấy ca rô để ghi chép lại các thông tin vừa được thảo luận. Có thể dùng phấn, than, cành cây vẽ trên nền đất, xi măng...Sao chép tất cả các thông tin đã thảo luận được vào giấy A4Phân tích tổ chức thể chế và xây dựng sơ đồ quan hệ (Sơ đồ venN)Mục đích:Định hướng cho thảo luận của người dân về tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức địa phương hiện tại đối với các hoạt động thôn bản.Thông qua đó, có thể phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với các hoạt động của các tổ chức để tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển.Cách làm:Lựa chọn nhóm thông tín viên thích hợp (5 – 7) người.Cán bộ PRA hướng dẫn giúp nhóm liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức đó với thôn bản.Đề nghị nông dân dùng kéo cắt các giấy mầu khác nhau, dùng phương pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức vào các card màu, tổ chức nào càng quan trọng được dán càng gần vào vòng tròn trung tâm. Cán bộ hỗ trợ PRA cần thường xuyên đặt câu hỏi "tại sao?"Tiến hành ghi chép lại sơ đồ ven lên giấy A4.Phân loại kinh tế hộMục đích:Để giúp người dân địa phương xác định và thảo luận phương thức cải thiện điều kiện sống cho những hộ nghèo trong thôn bản.Giúp cho việc theo dõi và đánh giá về những ảnh hưởng của chương trình, dự án trong những năm tiếp theo.Cách làm:Thành lập nhóm nông dân khoảng 5-7 người.Cán bộ PRA giúp người dân thảo luận để họ tự đưa ra tiêu chí cho từng loại hộ trong thôn, bản như hộ giầu, khá, trung bình và nghèo. Dựa theo điều kiện của thôn bản, có thể thảo luận và chia thành ba hay bốn loại hộ và chỉ gọi là hộ loại 1, hộ loại 2 chứ không gọi là hộ giàu, hộ nghèo. Chuẩn bị một mẫu biểu như (Bảng 1) trên khổ Ao và viết tiêu chí cho mỗi loại theo tiêu chuẩn nhà ở, tài sản/đồ đạc, vật nuôi và tình hình bảo đảm lương thực của các hộ.Phân tích mạng lưới thông tinMục đích:Đánh giá hiện trạng thông tin đến với các hộ dân qua đó người dân tự đánh giá chất lượng thông tin từ các địa chỉ mà họ thấy tin cậy, phù hợp cho cuộc sống và đặc biệt những thông tin được áp dụng vào thực tế sản xuất của họ.Xác định tồn tại/khó khăn đối với thông tin và qua đó người dân nêu lên mong muốn của họ, thông qua thảo luận, đưa ra được những đề xuất cải tiến hình thức phổ biến và chất lượng thông tin.Cách làm:Thành lập nhóm 5-7 người (có 2 cán bộ PRA, 4-5 thông tin viên có hiểu biết về thông tin-văn hoá xã).Phỏng vấn: Cán bộ PRA gợi ý để các hộ dân nêu lên tất cả các địa chỉ (kênh) của mạng lưới thông tin đến với hộ dân. Sau đó thảo luận mối quan hệ của kênh thông tin với hộ dân. Đánh giá hiện trạng, tồn tại/khó khăn, giải pháp khắc phục đối với thông tin. Tiến hành xếp loại, cho điểm về lợi ích của từng kênh thông tin đối với đời sống, sản xuất của thôn/bản.Đánh giá hiện trạng tồn tại/khó khăn, giải pháp và đưa ra tiêu chí cho điểm, xếp hạng thông tin {(1)Dễ hiểu, (2)Dễ áp dụng, (3)rất có giá trị cho cuộc sống hiện tại;(4) Đáng tin cậy; (5)Dễ kiểm tra/xác minh;..(cho điểm 10 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất), điền kết quả thảo luận theo mẫu biểu sau.Công cụ phân loại, xếp hạngMa trậnSo sánh cặp đôiCác tiêu chí đánh giáLoại hình đầu tư Nuôi gàNuôi lợnNuôi cáVe chaiMía đáĐan látCó thu nhập đều đặn và tương đối 7 6 8 5 8 9Kỹ thuật không đòi hỏi cao 7 6 8 10 9 6Sử dụng lao động dư thừa 7 9 7 3 4 6Đầu tư cơ sở hạ tầng thấp 9 7 4 10 3 5Trả góp vốn hàng tuần thuận lợi 7 3 3 10 10 9Thuận lợiCác loại hình đầu tư vốn thấp, kỹ thuật không cao, lao động giản đơn phù hợp với người nghèo và nơi ngoại thịKhó khănNguồn thu thấp, nhiều rủi ro trong chăn nuôi, sản phẩm đan lát gặp phải sự cạnh tranh cao của đồ làm bằng nhựa Hướng giải quyết Huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi, cho người vay vốn vì tận dụng được điều kiện tự nhiên tại chỗ. Tìm thị trường và thị hiếu để tiêu thụ đồ đan lát. Khuyến khích hình thành nhóm sở thích.Những thuận lợiCó sự giúp đỡ của các tổ chức, có chính sách của chính phủNhư vậy, thôn 8 la thôn giàu nhất và thôn 11 là thôn nghèo nhất trong xã

File đính kèm:

  • pptPRA.ppt