Bài giảng Phương pháp sử dụng đồng vạn năng và cách bảo quản đồng hồ vạn năng

 2.Đo điện áp một chiều (DC)

 Cũng đo tương tự như nguồn xoay chiều nhưng ta phải chuyển nút xoay về thang đo 1 chiều.

 * Chú ý:

 Khi đo nguồn 1 chiều sẽ có một dây mang dấu dương và một dây mang dấu âm thì ta phải để thang đo lớn nhất bên nguồn một chiều để tránh làm hư hỏng kim vì nếu ta để que đỏ vào dây âm và que đen vào dây dương sẽ làm kim chỉ thị đi ngược lại sẽ làm gãy kim hoặc là cong kim.

 

ppt30 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 4865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp sử dụng đồng vạn năng và cách bảo quản đồng hồ vạn năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒNG VẠN NĂNG & CÁCH BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ VẠN NĂNGI.Mục đích và yêu cầu	I.Mục đích	Trang bị cho học sinh biết phương pháp sử dụng đồng hồ vạn năng và cách bảo quản đồng hồ đúng kỹ thuật.	II.Yêu cầu	Sau tiết học, học sinh phải nắm vững các tính năng của đồng hồ vạn năng cũng như cách sử dụng đồng hồ vạn năng và phải đọc trị số chính xác khi đo.II.Dụng cụ và thiết bị1.Dụng cụ- Bộ đồ nghề thợ điện- Đồng hồ VOM2.Thiết bị- Nguồn điện xoay chiều (AC)- Nguồn điện một chiều (DC)- Điện trở, cuộn dây, tụ điện, diode- Máy biến ápIII.Giới thiệu về đồng hồ vạn năng	Đồng hồ vạn năng là một thiết bị không thể thiếu với bất kỳ người công nhân nào. Đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện áp xoay chiều, đo điện áp một chiều, đo điện trở và đo dòng điện một chiều. 	Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều thiết bị, thấy được sự phóng nạp của tụ, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20k/V do vậy khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.	1. Mặt đồng hồ2. Nút điều chỉnh cơ khí3. Nút điều chỉnh điện khí4. Núm thang đo5. Lỗ cắm dây dương6. Lỗ cắm dây âm7. Thang đo8. Cọc OUTPUT để đo  cường độ âm thanh 9. Kim chỉ thị10. Thang đọc* Số volt chỉ thị trên mặt đồng đồ với cách đo điện áp xoay chiều và 1 chiều- Ứng với thang đọc 250V thì mỗi vạch là 5V- Ứng với thang đọc 50V thì mỗi vạch là 1V- Ứng với thang đọc 10V thì mỗi vạch là 0,2VV.Phương pháp đo1.Đo nguồn điện xoay chiều (AC)	Dùng đồng hồ VOM, cắm que đỏ vào lỗ dương và que đen vào lỗ âm. Chỉnh nút cơ khí cho kim chỉ thị về vị trí 0 ở phía bên trái của đồng đồ, sau đó ta tiến hành đo. Muốn tìm giá trị thực của nguồn xoay chiều cần đo ta có công thức sau : *Chú ý:	Đối với nguồn điện mà ta chưa biết trị số là bao nhiêu volt thì ta phải để thang đo ở vị trí lớn nhất để tránh hư hỏng đồng hồ và sau đó ta mới chỉnh xuống thang đo thích hợp. Nếu để thang đo quá cao thì kim báo thiếu chính xác.Ví du 1ïNếu thang đo ở mức 250V xoay chiều thì giá trị điện áp thực cần đo là bao nhiêu? 150VVí dụ 2	Nếu ta để thang đo ở mức 50V xoay chiều thì giá trị điện áp thực cần đo là bao nhiêu?	33V	Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay đo dòng điện khi đo điện áp xoay chiều. Nếu nhầm đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.V.Phương pháp đo	2.Đo điện áp một chiều (DC)	Cũng đo tương tự như nguồn xoay chiều nhưng ta phải chuyển nút xoay về thang đo 1 chiều.	* Chú ý:	Khi đo nguồn 1 chiều sẽ có một dây mang dấu dương và một dây mang dấu âm thì ta phải để thang đo lớn nhất bên nguồn một chiều để tránh làm hư hỏng kim vì nếu ta để que đỏ vào dây âm và que đen vào dây dương sẽ làm kim chỉ thị đi ngược lại sẽ làm gãy kim hoặc là cong kim.	Trường hợp để sai thang đo	Nếu để sai thang đo, đo điện áp một chiều nhưng để thang đo ở điện áp xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai. Thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị ảnh hưởng.	Trường hợp để nhầm thang đo	Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!V.Phương pháp đo	Với thang đđo đđiện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đđo đđược rất nhiều thứ như :	+ Đo kiểm tra giá trị của đđiện trở + Đo kiểm tra sự thông mạch của một đđoạn dây dẫn+ Đo kiểm tra sự thông mạch của một đđoạn mạch in + Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không + Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện + Đo kiểm tra xem tụ bị khô hay bị xuyên thủng 	+ Đo kiểm tra trở kháng của một mạch đđiện + Đo kiểm tra diode và bóng bán dẫn * Để sử dụng đđược các thang đđo này đồng hồ phải đđược lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để sử dụng các thang đđo 1K hoặc 10K ta phải lắp Pin 9V.3.Đo điện trởV.Phương pháp đo* Đo điện trởBước 1 : Để thang đđồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì đđể thang x1 hoặc x10, nếu điện trở lớn thì đđể thang x1K hoặc 10K. Sau đó chập hai que đo và chỉnh nút điện khí để kim đồng hồ về vị trí 0 ở bên phải của mặt đồng hồ. Bước 2 : Chuẩn bị đoBước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo Giá trị thực cần đo = thang đo . giá trị đọc Ví dụ : Nếu để thang x 100  và kim đồng hồ báo chỉ là 27 thì giá trị thực cần đo = 100 x 27 = 2700  = 2,7 K V.Phương pháp đo	Bước 4 : Nếu ta để thang đđo qúa cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác. 	Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều và đọc trị số cũng không chính xác. 	* Chú ý	+ Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim qua nửa mặt đồng hồ thì chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất 	+ Mỗi lần chuyển thang đo về các vị trí trên thang đo ohm thì ta phải điều chỉnh nút điện khí về 0 rồi mới tiến hành đoV.Phương pháp đo* Đo tụ điệnV.Phương pháp đo	Dùng đồng hồ VOM, chuyển nút xoay về thang đo Ohm (x1K) . Sau đó dùng 2 que đo áp vào 2 cực của tụ điện.	* Nếu thấy kim lên rồi trở về và ta tiếp tục đảo 2 ngược lại 2 que đo áp vào 2 cực của tụ điện cũng thấy kim lên rồi trở về thì ta nói tụ đó còn tốt.	* Nếu kim lên rồi ở lưng chừng và kim không lên ở vị trí vô cùng thì ta nói tụ bị khô.	* Nếu kim lên ở vị trí 0 thì ta nói tụ đã bị xuyên thủng.	* Chú ý:	Nếu tụ điện có điện dung lớn thì dung kháng nhỏ nên ta để thang đo nhỏ từ x1 đến x100.	Nếu tụ điện có điện dung nhỏ thì dung kháng lớn nên ta để thang đo lớn từ x1K đến x10K.V.Phương pháp đo* Đo Diode	Diode là một loại bán dẫn dùng để chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Nên nó chỉ dẫn theo một chiều.	Đặt thang đo điện trở R x 1K, dùng 2 que đo áp sát vào 2 đầu của diode. 	Trường hợp thấy kim lên gần về vị trí 0, sau đó đảo đầu que đo thấy kim không lên thì ta nói diode đó còn tốt. 	Trường hợp đo 2 lần kim đều chỉ ở vị trí vô cùng thì diode bị đứt tiếp giáp.	Trường hợp đo 2 lần kim đều chỉ ở vị trí 0 thì diode đã bị xuyên thủng.V.Phương pháp đo* Đối với 1 số loại diode ta chưa biết thiết thực cực nào là Anod và cực nào là Katod thì ta phải xác định như sau :	 Dùng đồng hồ vạn năng, ta biết rõ âm của pin là dương của đồng hồ và dương của pin là âm của đồng hồ. Ta để thang đo Rx100, 1 lần đo thấy kim ở vị trí vô cùng sau đó đảo que đo thấy kim lên gần về trí 0. Lúc này, que đen áp vào cực nào thì cực đó là Anod và que đỏ áp vào cực nào thì cực đó là KatodVI.Phương pháp bảo quản+ Trước khi sử dụng đồng hồ đo nào đó ta phải nghiên cứu kỹ về phương pháp và đặc tính sử dụng.+ Đặt đồng hồ nằm ngang hay thẳng đứng theo kí hiệu.+ Phải chuyển đảo mạch thang đo đúng vị trí. Cắm que đo đúng vị trí nhất là đồng hồ có nhiều lỗ cắm.+ Sau mỗi lần đo phải chuyển núm chuyển mạch thang đo về vị trí tắt (OFF) hoặc thang đo có điện áp xoay chiều lớn nhất (1000V). Để tránh sự nhầm lẫn gây hư hỏng đồng hồ.+ Phải bảo quản đồng hồ cẩn thận. Không để đồng hồ ở những nơi có dòng điện lớn, từ trường lớn, độ ẩm cao (> 75%) và nhiệt độ cao (> 400C).+ Không đặt đồng hồ ở những nơi có bụi công nghiệp. TÓM TẮT + Khi chưa biết trị số điện áp thì ta phải để núm thang đo ở vị trí có điện áp lớn nhất ( cho cả ACV và DCV). Rồi sau đó mới chuyển núm thang đo về vị trí đo điện áp phù hợp.+ Phải chọn thang đo sao cho có sai số nhỏ đối với thang đo điện áp và dòng điện và kim chỉ thị phải lên ít nhất 1/3 thang đọc. Đối với đo điện trở kim chỉ thị phải lên ít nhất 2/3 thang đọc vì ở thang đo 1/3 kim đo còn lại các trị số khít nhau khó đọc được trị số chính xác.+ Khi đo điện trở phải chú ý chỉnh kim chỉ thị về vị trí 0 ở phía bên phải mặt đồng hồ mỗi khi chuyển núm thang đo. Tay không đồng thời chạm vào phần kim loại của que đo.+ Đặt đồng hồ về phía bên trái, thẳng góc hướng nhìn để tránh đọc sai số. 

File đính kèm:

  • pptdong_ho_van_nang.ppt
Bài giảng liên quan