Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 9 đến tiết 17

 I. Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ. Tính chất cơ bản của cơ và ý nghĩa của sự co cơ.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

 II. Chuẩn Bị:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8

 Tranh vẽ phóng to các hình 9.1 đến 9.4

 Bảng phụ bảng, phiếu học tập

 Học sinh: Đọc trước bài mới. Ôn lại phần mô ở tiết 4.

 

doc56 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 9 đến tiết 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
T 12:
 THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG.
I. Mục tiêu bài dạy:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được cách sơ cứu cho người bị gãy xương. Biết cách băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
	3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8
	Tranh vẽ phóng to các hình 12.1 đến 12.4.
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
	Học sinh: Đọc trước bài mới. Chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ sau: mỗi nhóm 2 nẹp dài 30 cm, rộng 4-5 cm, dày 1 cm, 4 cuộn băng y tế, 4 miếng vải sạch kích thước 20 x 40ccu.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ:( Không kiểm tra miệng dành thời gian cho thực hành)
2. Bài mới:
a. Vào bài: Gãy xương là hiện tượng thường xảy ra trong thực tế đời sống.Vật khi gãy xương cần được sơ cứu như thế nào?Ta xét nội dung bài thực hành sau:
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Trước khi xét nội dung thực hành của bài này chúng ta sẽ tìm hiểu mục tiêu của bài:	
I. Mục tiêu: (5’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về mục tiêu và .
Mục tiêu: Học sinh nắm được mục tiêu và các 
Thực hiện: Hoạt động cá nhân của học sinh.
?TB
(HS nghiên cứu nội dung I và II- sgk trang 40)
Từ nội dung vừa nghiên cứu em hãy nêu mục đích cần đạt của bài thực hành?
(Qua bài thực hành học sinh nắm được và biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương, biết băng cố định cho xương bị gãy mà cụ thể là xương cẳng tay)
Chuyển: Để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra cần chuẩn bị những phương tiện dạy học như thế nào?
II. Phương tiện dạy học: (5’)
Hoạt động II: Tìm hiểu vềphương tiện dạy học
Mục tiêu: HS nắm được các phương tiện cần chuẩn bị cho bài thực hành.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân của học sinh
?TB
HS nghiên cứu nội dung II- sgk trang 40
Hãy cho biết có những phương tiện gì để chuẩn bị cho nội dung bài thực hành?
( Mỗi nhóm học sinh từ 4 đến 5 em có:
Hai thanh nẹp dài 30 cm, rộng 4- 5cm, nẹp bằng gỗ bào nhẵn dày chừng 0,6 - 1cm hoặc tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài chừng 2m, nếu không thì thay bằng cuộn vải sạch( xé vải thành các dải rộng 4- 5cm, khâu lại thành băng dài 2 m)
Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 chứng minh, hoặc thay bằng gạc y tế.
( GV có thể vừa đưa ra các dụng cụ vừa nêu cho học sinh biết)
Chuyển: Với các phương tiện đã chuẩn bị thì việc thực hiện nội dung thực hành được tiến hành như thế nào? Ta xét: 
III. Nội dung và cách tiến hành: (29’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về nội dung và cách tiến hành.
Mục tiêu: HS biết cách sơ cứu đối với người bị gãy xương.Biết cách băng cố định với xương cẳng tay.
Thực hiện: Hoạt động độc lập và nhóm của học sinh.
GV
GV
?TB
?TB
?TB
GV
?TB
?TB
( Các nhóm nghiên cứu thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Nêu các nguyên nhân dẫn đến gãy xương?
( Do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, do sơ ý trong cuộc sống,...)
Vì sao nói gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
( Do ở người già tỷ lệ chất hữu cơ giảm( chỉ còn 1/3) làm xương mất tính đàn hồi, xương trở nên giòn và dễ gãy.
Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần lưu ý điều gì?
( Cần tuân thủ đúng luật lệ giao thông)
Đánh dấu vào ô trống cho câu trả lời đúng nhất ở nội dung sau:Gặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm là:
a. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy.
b. Chở ngay đến bệnh viện.
c. Đặt nạn nhân nằm yên.
 * d. Tiến hành sơ cứu.
( GV gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho đầy đủ, HS tự ghi vào vở)
Vậy sơ cứu như thế nào?Ta lần lượt xét:
( Các nhóm quan sát hình 12.1, kết hợp nghiên cứu thông tin mục I- sgk trang 40)
Dựa vào thông tin và qua nghiên cứu, cho biết phương pháp sơ cứu người bị gãy xương?
(- Đặt hai nẹp tre vòa hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng vải sạch hay gạc gấp dày ở chỗ đầu xương.
- Buộc định vị ở hai chỗ đầu nẹp và hai bên chỗ xương gãy. 
Cần lưu ý gì khi chỗ gãy là xương cẳng tay?
( Chỉ cần dùng một nẹp đỡ lấy xương cẳng tay khi sơ cứu)
( GV có thể làm mẫu cho học sinh quan sát cách đặt nẹp, lót vải và buộc định vị)
Sau khi sơ cứu cần phải làm tiếp thao tác gì trong trường hợp gãy xương?
( Cần băng bó cố định)
( Các nhóm quan sát hình 12.2; 12.3; 12.4 kết hợp nghiên cứu thông tin mục II- sgk trang 41)
Sau khi đã buộc định vị cần tiến hành những thao tác gì khi băng bó cố định cho người bị gãy xương cẳng tay?
( Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng cần cuốn chặt.Với xương cẳng tay cần băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay treo vào cổ)
Nêu các thao tác khi băng bó cố định cho người bị gãy xương đùi?
( Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng cần cuốn chặt. Với xương đùi thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động được)
* GV hướng dẫn học sinh các nhóm thao tác băng bó cố định cho người bị gãy xương ở trường hợp bị gãy xương cẳng tay và gãy xương đùi)
(* Cho các nhóm tiến hành thực hiện các thao tác sơ cứu và băng cố định cho người bị gãy xương. Với băng cố định cho học sinh băng bó trường hợp giả định là xương cẳng tay bị gãy)
 * Quan sát theo dõi các nhóm tiến hành và lưu ý những nhóm thao tác còn yếu)
* Có thể kiểm tra và cho điểm các nhóm)
GV( GV yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung phần thu hoạch theo yêu cầu của mục IV- sgk trang 41: Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó cố định khi gặp người bị gãy xương cẳng tay. Gìơ sau thu bài tường trình thực hành của lớp. Có thể chấm và cho điểm)
Gãy xương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ..
Khi gãy xương cần tiến hành sơ cứu.
Phương pháp sơ cứu:
/ học sgk trang 40- mục 1.
Băng bó cố định:
/học sgk trang 41- mục 2.
Thu hoạch:
Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó cố định khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
3 Củng cố: 5’ 
 - GV nhận xét ý thức và tinh thần làm việc của các nhóm. 
 - Yêu cầu học sinh nắm vững cách tiến hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.
 - Biết cách sử lý khi gặp người bị gãy xương.
4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:1’
- Học và nắm vững:
 * Cách tiến hành sơ cứu 
 * Băng bó cho người bị gãy xương)
 - Ôn lại các nội dung của chương: 
Cấu tạo và tính chất của cơ, 
Cấu tạo và tính chất của xương,
Hoạt động của cơ, 
Sự tiến hóa của hệ vận động.
 - Đọc và chuẩn bị trước bài sau: 
 Chương III: Tuần hoàn
 Bài” Máu và môi trường trong cơ thể”.Quan sát trong thực tế máu đã chống đông có hiện tượng gì? Hiện tượng khi bị đứt chân hoặc tay. 
******************@&?******************
Ngày soạn: 25/09/2010
Ngày giảng
8A: 29/09/2010
8B: 28/09/2010 
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
TIẾT13: 
MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ.
I. Mục tiêu bài dạy:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được và phân biệt được thành phần cấu tạo của máu. Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết. Xác định được vai trò của môi trường trong cơ thể.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
	3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8
	Tranh vẽ phóng to các hình 13. 1; 13.2
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
	Học sinh: Đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra miệng)
2. Bài mới:
Vào bài: Trong các tiết trước ta đã xét xong hệ vận động ở người. Hôm nay ta chuyển sang nghiên cứu một hệ cơ quan mới có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Đó là hệ tuần hoàn.( Chương III: Tuần hoàn)
Máu có vai trò như thế nào với cơ thể?Quan hệ của máu với các bộ phận khác trong cơ thể ra sao? Ta sẽ tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung bài hôm nay( Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể)
 b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển: Để hiểu được vai trò của máu với cơ thể trước hết ta xét thành phần cấu tạo và chức năng của máu:	
I. Máu: (26’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về máu
Mục tiêu: Học sinh nắm được thành phần cấu tạo và chức năng của máu
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
GV
?TB
?TB
?
TB
?TB
?TB
?TB
GV
GV
?TB
GV
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
(GV treo tranh vẽ hình 13.1)
Để hiểu được thành phần cấu tạo của máu, người ta đã tiến hành làm thí nghiệm như sau:
Lấy một ống nghiệm đựng 50 ml máu đã có chất chống đông.
Để lắng tự nhiên sau 3- 4 giờ, 
Quan sát trên hình vẽ hình 13. 1 em có nhận xét gì về đặc điểm của máu trong ống nghiệm sau khi để lắng tự nhiên3- 4 giờ?
( Máu trong ống nghiệm chia thành hai phần rõ rệt:
Phần trên: lỏng, trong suốt, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích.
Phần dưới: đặc quánh, đỏ thẫm chiếm 45% thể tích.
Như vậy: ở bước đầu của thí nghiệm, bằng cách như đã nêu người ta đã tách máu thành hai phần( lỏng và đặc)
Tiếp tục làm thí nghiệm bằng cách:
Phân tích các thành phần lỏng và đặc trong ống nghiệm trên
Dựa vào thông tin, phần trên của ống nghiệm và phần dưới phân biệt nhau ở điểm nào?
( - Phần trên: không chứa tế bào ® gọi là huyết tương.
Phần dưới: gồm các tế bào máu( hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
Từ kết quả thí nghiệm, các em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Máu gồm: Huyết tương và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Qua bài tập và thí nghiệm đã nêu, em nào rút ra kết luận gì về thành phần cấu tạo của máu?
( Máu gồm: 
+ Phần lỏng(huyết tương) chiếm 55% thể tích máu 
+ Phần đặc quánh(tế bào máu) chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
( Cả lớp nghiên cứu bảng trang 42)
Dựa vào bảngem nào cho biết hồng cầu phân biệt với bạch cầu và tiẻu cầu ở những đặc điểm nào?
(- Hồng cầu: Là tế bào có kích thước rất nhỏ, màu hồng, dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân.
- Bạch cầu: Là tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu, trong suốt và không có hình dạng nhất định, vận chuyển bằng chân giả, có nhân.
- Tiểu cầu: Chỉ là những mảnh nhỏ của tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu)
Có mấy loại bạch cầu? Đó là những loại nào?
( Có 5 loại bạch cầu:
Bạch cầu ưa kiềm.
Bạch cầu trung tính.
Bạch cầu ưa axit
Bạch cầu Limpho
Bạch cầu Mônô
Mỗi loại bạch cầu này đều liên quan đến cơ chế bảo vệ cơ thể mà ta sẽ nghiên cứu kỹ ở bài sau.
Chuyển: Với thành phần cấu tạo như đã xét, chức năng của máu như thế nào? Trong phần này chủ yếu ta xét chức năng mà huyết tương và hồng cầu thực hiện.
GV: Trước khi xét chức năng của huyết tương, ta tìm hiểu thành phần chủ yếu của huyết tương
( Quan sát bảng 13 trang 43)
Em cónhận xét gì về thành phần chất có trong huyết tương?
( Huyêt tương bao gồm:
Nước: 90%
Các chất khác:10%, trong đó:
+ Dinh dưỡng: Protein, gluxit, lipit, vitamin..
+ Chất cần thiết: hoocmôn, kháng thể..
+ Muối khoáng
+ Chất thải của tế bào: urê, axit uric...
Hay nói cách khác: Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu.
Khi cơ thể bị mất nước nhiều( khi tiêu chảy, khi lao động nặng, khi mồ hôi ra nhiều...) máu có lưu thông trong mạch được nữa không? Vì sao?
( Không, do mất nước, máu đặc lại, chỉ còn các tế bào máu nên sự vận chuyển máu gặp khó khăn)
Vậy với thành phần các chất chủ yếu có trong huyết tương giúp em đưa ra dự đoán gì về chức năng mà huyết tương thực hiện?
( Huyêt tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và chất thải)
Thành phần chủ yếu có trong hồng cầu là thành phần nào? Chúng có đặc tính gì?
( Là Hêmôglobin( Hb) do protein kết hợp với chất sắc tố đỏ có chứa sắt.
Hb khi kết hợp với ôxi làm hồng cầu có màu đỏ tươi.
Hb khi kết hợp với cacbonic làm cho hồng cầu có màu đỏ thẫm.
Vì sao máu từ tế bào trở vể phổi có màu đỏ thẫm? Ngược lại, máu từ phổi trở về tim có màu đỏ tươi?
(- Máu từ phổi trở về tim đến tế bào mang nhiều ôxi( Hb kết hợp) làm cho máu có màu đỏ tươi.
- Máu từ các tế bào về tim lên phổi, do Hb kết hợp với khí cacbonic làm máu có màu đỏ thẫm.)
Vậy hồng cầu thực hiện chức năng gì?
( Vận chuyển ôxi và khí cacbonic)
Theo em đặc điểm nào của hồng cầu giúp hồng cầu thực hiện tốt chức năng trên?
( Hồng cầu không có nhân, lõm hai mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu nên sẽ tăng khả năng kết hợp của hồng cầu với ôxi. Hơn nữa hồng cầu có kích thước nhỏ và có số lượng rất nhiều, khả năng kết hợp của Hb với ôxi là sự kết hợp lỏng lẻo nên khi tới tế bào dễ dàng nhường ôxi cho tế bào)
- Máu gồm: 
+ Phần lỏng(huyết tương) chiếm 55% thể tích máu 
+ Phần đặc quánh(tế bào máu) chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu.
Huyết tương có vai trò:
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch.
+ Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết và chất thải.
Hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic
GV
Chuyển: Máu có quan hệ như thế nào với các bộ phận khác trong cơ thể? Ta xét:
Môi trường trong cơ thể(12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể.
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm môi trường trong cơ thể và vai trò của nó.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
GV
?TB
GV
?TB
GV
TB
(GV cho quan sát hình 13.2)
GV chỉ trên tranh thứ nhất:
Nước mô được sinh ra từ dòng máu chảy qua mao mạch. Khi tới mao mạch, huyết tương ngấm qua thành mao mạch và khe hở của tất cả các tế bào tạo thành một chất dịch, trong đó có chất Protein, lipit, gluxit, các chất thải và muối. Đó là nước mô.
Nước mô được tạo thành liên tục bao quanh các tế bào, sau đó qua khe của các tế bào để dồn vào những mao mạch bạch huyết( là một hệ thống những túi kín nằm ở khe các tế bào) rồi tập hợp vào những mạch bạch huyêt lớn hơn và đổ vào hạch bạch huyết)
( GV cho quan sát hình 13.2- hình thứ 2)
Máu, nước mô và bạch huyết quan hệ với nhau và với tế bào như thế nào?
(- Từ mao mạch máu nước mô được hình thành. Các chất dinh dưỡng và ôxi từ nước mô được đưa vào tế bào để tế bào hoạt động. Tế bào thải các chất thải và khí cacbonic qua nước mô đưa trở lai mao mạch máu đến các cơ quan thải để thải ra ngoài.
- Nước mô được tạo thành qua khe của các tế bào dồn vào mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết vào tĩnh mạch chủ trên hoà vào sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn máu.) 
Vậy: máu, nước mô và bạch huyết là môi trường lỏng bao quanh tất cả các tế bào của cơ thể. Bất cứ tế bào nào muốn hoạt động được đều phải tồn tại trong môi trường đó. Đó chính là môi trường trong cơ thể.
Vậy môi trường trong cơ thể bao gồm những yếu tố nào?
( Gồm máu, nước mô và bạch huyết)
Dựa vào thông tin, cả lớp hãy thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
Các tế bào cơ, não ... của cơ thể người có thể thực hiện sự trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài được không?
(Do các tế bào này nằm sâu ở các phần trong cơ thể không liên hệ được trực tiếpvới môi trường ngoài nên không thể thực hiện được sự trao đổi chất với môi trường ngoài)
Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua những yếu tố nào?
( Gián tiếp thông qua môi trường trong mà môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, da, bài tiết, hô hấp...)
Vậy môi trường trong cơ thể có vai trò gì?
( Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất)
Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Vai trò của môi trường trong: là giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua quá trình trao đổi chất.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang44)
* KLC/ trang 44
3. Củng cố: 5’
? HSTB: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
Máu gồm huyết tương chiếm 55% thể tích máu, các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Chức năng của huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông và vận chuyển các chất như dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic. 
? HSKG: Có thể thấy môi trường trong cơ thể ở trong những cơ quan nào, bộ phận nào của cơ thể?
( Có trong tất cả các cơ quan và bộ phận của cơ thể vì nó luôn bao quanh, lưu chuyển quanh mọi tế bào)
? HSTB: Môi trường trong cơ thể bao gồm những thành phần nào? Chúng quan hệ với nhau như thế nào?
Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Quan hệ của chúng được biểu thị:
* Từ mao mạch máu nước mô được hình thành. Các chất dinh dưỡng và ôxi từ nước mô được đưa vào tế bào để tế bào hoạt động. Tế bào thải các chất thải và khí cacbonic qua nước mô đưa trở lại mao mạch máu đến các cơ quan thải để thải ra ngoài.
* Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.
* Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu và hoà vào sự tuần hoàn máu. 
4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 44
- Làm bài tập3 trang 44.
- Đọc mục” Em có biết” trang 44
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Bạch cầu và miễn dịch
******************@&?******************
Ngày soạn: 27/09/2010
Ngày giảng
8A: 01/10/2010
8B: 30/009/2010
TIẾT 14:
BẠCH CẦU VÀ MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu bài dạy: 
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được và trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lây nhiễm.
Trình bày được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.Có ý thức phòng bệnh.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
	3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Thông qua bài giáo dục HS có ý thức phòng bệnh.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8
	Tranh vẽ phóng to các hình 14.1 đến 14.4
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
	Học sinh: Đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ:(6’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Môi trường trong cơ thể và vai trò của nó?
Thành phần cấu tạo của máu: 5 điểm
Gồm huyết tương là phần lỏng chiếm 55% thể tích máu và phần đặc là các tế bào máu( có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) chiếm 45% thể tích máu.
Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng dễ lưu thông trong mạch và tham gia vận chuyển các chất( dinh dưỡng, chất cần thiết, chất thải)
Hồng cầu: tham gia vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic.
Môi trường trong cơ thể: 5 điểm
Gồm máu, nước mô, bạch huyết.
Vai trò: giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua quá trình trao đổi chất.
2. Bài mới:
Vào bài: Trong thực tế, khi chân giẫm phải gai hoặc khi một bộ phận náo đó của cơ thể bị viêm có thể dẫn tới hiện tượng sưng, đau một vài hôm sau đó thì khỏi. Vậy chân hoặc chỗ bị viêm do đâu mà khỏi? Cơ thể đã tự bảo vệ mình thông qua cơ chế nào? Để tìm hiểu các vấn đề đó, ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay:
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
Chuyển:
Một em hãy nhắc lại: Bạch cầu có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Có mấy loại bạch cầu?
(- Bạch cầu có kích thước khá lớn, có nhân, trong suốt.
- Có 5 loại bạch cầu gồm Bạch cầu ưa kiềm,ưa axit, trung tí nh, Limphô, mônô)
Vậy các hoạt động chủ yếu của bạch cầu diễn ra trong cơ thể như thế nào?Ta xét:	
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: (21’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Mục tiêu: HS nắm được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm
Thực hiện: Hoạt động cả lớp
GV
?TB
?TB
GV
GV
?TB
GV
?TB
GV
?TB
GV
GV
?TB
?TB
?TB
( Cả lớp nghiên cứu thông tin sau mục I- sgk trang 45, quan sát hình 14.1)
Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ tạo thành ổ viêm sưng lên, nóng đỏ(GV chỉ trên tranh)
+ Đây là các tế bào vi khuẩn hình que
+ Đây là

File đính kèm:

  • docGiáo án Sinh 8 tiết 9 tới 17.doc
Bài giảng liên quan