Bài giảng Sinh học - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn tổng quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao TB lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Kỹ năng

- Rèn kuyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Thái độ

- Thấy được mặc dù thế giới sống rất da dạng nhưng lại thống nhất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Ngày soạn: 15/8/ 2010
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Mục tiêu
Kiến thức
Sau khi học xong bài này, HS cần:
Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn tổng quát về thế giới sống.
Giải thích được tại sao TB lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Kỹ năng
Rèn kuyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
Thái độ
Thấy được mặc dù thế giới sống rất da dạng nhưng lại thống nhất.
Phương tiện dạy học
Tranh vẽ H.1 SGK
Kiến thức trọng tâm:
Các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, đặc biệt là hệ mở, tự điều chỉnh.
Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
KTBC: Không
GV: Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là các phân tử axit nuclêic, axit amin.....nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào. Vậy thế giới sống được tổ chức theo các cấp bậc như thế nào? Và có đặc điểm ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV: Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào?
GV: Thế giói sống được tổ chức thành nhiều cấp độ. Cho HS đọc phần I SGK Và hỏi:
- Thế giới sống bao gồm những tổ chức nào? Kể tên các tổ chức đó từ thấp đến cao? 
GV: Đối với SV đơn bào thì bị khuyết mắt xích nào trong hệ thống các cấp tổ chức sống trên?
(Mô, cơ quan, hệ cơ quan)
GV: Như vậy có thẻ nói, thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó Tb là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
GV: Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản
GV: Cho HS quan sát H.1 SGK và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và HST.
GV: Thế giới sống bao gồm 5 tổ chức sông cơ bản, chúng đều có những đặc diểm chung nào?
GV: Nguyên tắc thứ bậc là gì?
GV: Đặc tính nổi trội là gì? Cho VD?
GV: Cho HS đọc mục 2 và nêu câu hỏi:
- Hệ thống mở là gì?
- Lấy ví dụ chứng minh sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường?
GV: Tự điều chỉnh là gì?
GV: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? 
GV: Tại sao nếu ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều hoà cân bằng nội môi?
GV: Nếu các cấp tổ chức sống mất khả năng tự điều chỉnh thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cho ví dụ?
GV: -Thế giới sống bắt nguồn từ đâu?
Sự sống được tiếp diễn nhờ những quá trình nào?
Chọn lọc tự nhiên có vai trò gì trong quá trình tiến hoá?
GV: Tổng kết: 
I.Các cấp tổ chức của thế giới sống
-Các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao:
Phân tử - Bào quan - TB - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể - Quần thể - Quần xã - HST - SQ.
-Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
TB - Cơ thể - Quần thể - Quần xã - HST.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
a. KN: Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
chỉ có khả năng dẫn dẫn truyền xung TK
b. KN: Đặc tính nổi trội: Là những đặc tính chỉ có ở cấp tổ chức sống trên mà ở cấp thấp hơn không có được. 
Ví dụ:
 1 TBTK 
Có trí thông minh
10mũ 12 TBTK 
2.Hệ thống mở và tự điều chỉnh
a. Hệ thống mở: Là mọi cấp tổ chức sống đều TĐC và NL với môi trường.
Môi trường
Các cấp tổ chức sống
TĐC,NL
Tác động
b. Tự điều chỉnh: Là khả năng điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
VD: Nếu ăn quá nhiều, hoặc quá ít đường thì insulin trong cơ thể sẽ đóng vai trò điều hoà lượng đường trong máu.
VD:Khi huyết áp ở nguời cao quá thì trung khu điều hoà tim mạch ở hành não tác động lên tim và mach máu làm cho tim đập chậm lại và áp lực máu giảm, khi đó huyết áp trở vè trạng thái bình thường.
3.Thế giới sống liên tục tiến hoá
CL
SV Đa dạng và phong phú
Nhiều tổ hợp biến dị
SV tổ tiên b. đầu ban đầu
GP
Tóm lại: Thế giới sống mặc dù rất đa dạng nhưng lại thống nhất với nhau về nhiều đặc điểm là do sự sống được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
Củng cố: Cho HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Dặn dò: Làm hết các câu hỏi và bài tập SGK (trang 9)
Ngày soạn: 22/ 08/ 2010
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
Mục tiêu
Kiến thức
Sau khi học xong bài này, HS phải:
Nêu được khái niệm giới trong sinh học.
Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
Thái độ

File đính kèm:

  • docBài 1 SH10.doc