Bài giảng Sinh học - Bài 23: Hướng động

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Qua bài này HS phải :

 - Trình bày và giải thích đựơc khái niệm hướng động

 - Nêu được các nguyên nhân làm phát sinh các hiện tượng hướng động

 - Phân loại các kiểu hướng động và vai trò của hướng động đối với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với môi trường biến đổi để tồn tại và phát triển.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, so sánh và làm việc độc lập với sgk, làm việc theo nhóm

3. Thái độ

 -Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Bài 23: Hướng động, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Lớp dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Si số
HS vắng mặt
11B
11C
Chương II. CẢM ỨNG
A- CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 22
Bài 23:HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
Qua bài này HS phải :
 	- Trình bày và giải thích đựơc khái niệm hướng động
	- Nêu được các nguyên nhân làm phát sinh các hiện tượng hướng động
	- Phân loại các kiểu hướng động và vai trò của hướng động đối với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với môi trường biến đổi để tồn tại và phát triển.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, so sánh và làm việc độc lập với sgk, làm việc theo nhóm
3. Thái độ
	-Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Của giáo viên:
 	- Tranh vẽ hình 23.1 và 23.2, một số hình ảnh trực quan
	- Thông tin bổ sung
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra ( mới ôn tập chương)
2.Bài mới: 
* Đặt vấn đề:
 - Sinh vật sông trong môi trường luôn chịu tác động bởi những yếu tố của môi trường. Vậy sinh vật có khả năng nào để có thể thích ứng và tồn tại được? Đó là khả năng cảm ứng. 
 - Biểu hiện cảm ứng ở động vật khác biểu hiện cảm ứng ở thực vật. 
 - Biểu hiện cảm ứng ở thực vật bao gồm hướng động và ứng động.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Như ta biết , phản xạ là một cảm ứng của động vật có hệ thần kinh. Vậy ở thực vật và động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh chúng có tính cảm ứng không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
 GV treo tranh 23.1 và 23.2 yêu cầu HS quan sát, phân tích , nhân xét: 
- Sự sinh trưởng của các cây con ở những điều kiện chiếu sáng khác nhau. (Từ một phía, không có ánh sáng, đầy đủ ánh sáng) 
- Khái niệm , nguyên nhân hướng động?
- GV nhân xét , bổ sung và kết luận.
- GV trình bày va giải thích cơ chế chung gây nên sự phân bố không đều của Auxin.
Hoạt động 2:
- GV treo tranh từ 23.2 đến 23.4. SGK và phát phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành.
 Sau khi HS trình bày GV nhận xét và bổ sung, giái thích một sồ cơ chế sau cho HS khắc sâu kiền thức.
+ Hướng sáng: Thân có hướng sáng dương , rễ cây có hướng sáng âm. Vì sao có sự khác biệt đó?
- Do sự khác biệt trong tính nhạy cảm của các tế bào thân và tế bào rễ đối với Auxin. Tế bào rễ cây có độ mẫn cảm cao hơn tế bào thân. Nồng độ Auxin kích thích tế bào thân lại trở nên ức chế đối với tế bào rễ cây. Do đó tế bào rễ phía không bi kích thích bị auxin ức chế, sinh trưởng chậm hơn so với tế bào phía bị kích thích làm cho rễ sinh trưởng uống cong theo hướng tránh xa nguồn kích thích. 
+ Hướng trọng lực: Sự hút của trong lực là nguyên nhân gây nên hướng trọng lực ở thực vật làm cho rễ uốn cong về phía dưới ( Hướng trọng lực dương) , thân uốn cong lên trên ( Hướng trọng lực âm)
+ Hướng hoá: Rễ cây hướng về phía phân bón , dinh dưỡng là hướng hoá dương, nguợc lại lá hướng hoá âm. 
+ Hướng nước: Rễ cây sinh trưởng mạnh về phía có nguồn nước. 
Hoạt đông 3:
- GV yêu cầu HS trả lời lệnh trong SGK:
- Nêu vai trò hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh hoạ? 
- Hướng sáng âm và hướng trong lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?
- Nêu vai trò của hướng hoá đối với sự ding dưỡng khoáng và nước của cây. 
- Hãy nêu những loài cây trồng có hướng tiếp xúc.?
 Dựa vào ý kiến trả lời của HS , Gv định hướng cho HS rút ra vai trò của hướng động trong đời sống TV.
Hs lắng nghe,
HS nghiên cứu ví dụ và kết hợp nghiên cứu SGK thảo luận nhóm trút ra khái niệm cảm ứng.
 HS quan sát và nhận xét được: Cây sinh trưởng không giống nhau ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
+ Ở điều kiện chiếu sáng từ một hướng , thân cây non sinh trưởng hướng về nguồn sáng.
+ Ở điều kiện không có ánh sáng cây non mọc vống lên và có màu vàng úa. 
+ Ở điều kiện chiếu sáng bình thường từ mọi hướng, cây mọc thẳng, cây khỏe, lá có màu xanh lục.
- HS quan sát tranh , phân tích kiến thức và hoạt động nhóm , thống nhất ý kiến và
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Giúp cây lấy được đủ ánh sáng cho quang hợp.
- Giúp cây lấy được nước và các muối khoáng cho quá trình sống.
- cây sẽ nhận đủ các chấy dinh dưỡng đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ví dụ: Cây bí, cây mướp, cây ổ qua, dây tơ hồng...
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG:
 - Khái niệm: Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. 
- Tính cảm ứng: Là khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích .
- Hướng động ( vận động định hướng ): Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích.
- Gồm hướng động dương ( sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích ) và hướng động âm ( sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích ) 
- Nguyên nhân: Do tốc độ sinh tưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan do sự tái phân bố hoócmôn auxin không đồng đều tại 2 phía của cơ quan.
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG 
- Tương ứng với tác nhân kích thích có hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước và hướng tiếp xúc.
- Nội dung phiếu học tập.
IV. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT:
- Giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 
3. Củng cố:
Câu 1: Tính cảm ứng và tính hướng động của thực vật khác nhau như thế nào?
Câu 2: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhìêu dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. Hướng sáng	 B. Hướng tiếp xúc	C. Hướng trọng lực âm	 D. Cả 3 loại trên
4 Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập, đọc nội dung bài mới
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP.
Các kiểu hướng động
Khái niệm
Biểu hiện hướng động
Vai trò
Hướng sáng
Là sự phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích ánh sáng.
- Thân hướng dương 
( hướng về nguồn sáng )
- Rễ hướng âm ( tránh xa nguồn sáng)
Tìm nguồn sáng đê quang hợp
Hướng trọng lực
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với kích thích của trọng lực
- Đỉnh rễ hướng dương 
( hướng theo hướng trọng lực )
- Đỉnh thân hướng âm ( hướng ngược hướng trọng lực )
Đảm bảo sự phát triển của bộ rễ
Hướng hoá
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự kích thích của chất hoá học.
- Hướng dương: khi các hóa chất là chất khoáng, chất dinh dưỡng
- Hướng âm: Khi các chất là chất độc hại
Tìm đến nguồn muối khoáng và phân bón
Hướng nước
Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước
- Rễ luôn có hướng nước dương
Tìm tới nguồn nước
Hướng tiếp xúc
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc
- Các dây leo, cây có tua cuốn và rễ bám có hướng tiếp xúc
Cây leo lên hướng giá thể hướng tới nguồn sáng

File đính kèm:

  • docSINH_HOC_11_KI_I.doc