Bài giảng Sinh học - Bài 25: Tiêu hoá ở khoang miệng

HS đọc t.tin và quan sát H25.1 nghiên cứu trả lời câu hỏi.

+ Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt, tạo viên thức ăn,

+ Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong tuyến nước bọt đã biến đổi 1 phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưởi cho ta cảm giác ngọt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Bài 25: Tiêu hoá ở khoang miệng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 27-11-2006 TUẦN 13 
Tiết :	 26	 
Bài: 	 25	 TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG	
I MỤC TIÊU :
HS trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở trong khoang miệng. Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ kgoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thông tin đưa ra kết luận. Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức tự giác, lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ răng miệng, khi ăn không cười đùa.
II. CHUẨN BỊ : 
	+ Gv: Tanh H25.1,3, bảng phụ.
 +HS: Vẽ sơ đồ trang 82 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Oån định tổ chức : (1 phút) Kiểm tra sỉ số học sinh.
2.Kiểm tra bài củ : (3 phút) Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
Giới thiệu bài: Quá trình tiêu hoá được bắt đầu từ cơ quan nào?
3. Bài mới :
Hoạt động 1: (20 phút) Tiêu hoá ở khoang miệng.
Mục tiêu: Hs chỉ ra được hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở khoang miệng là biến đổi lí học và và 1 phần biến đổi hoá học.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Yêu cầu HS đọc t.tin và quan sát H25.1 nghiên cứu trả lời câu hỏi.
+ khi thức ăn được đưa vào miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra?
+ khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng cảm giác thấy ngọt vì sao?
GV: Răng cửa vát, sắc dùng để cắt thức ăn, răng nanh nhọn dùng để xé thức ăn. Răng hàm có nhiều mấu lồi để nghiền thức ăn và nhai. 
 Lưởi đảo, trộn thức ăn với nước bọt tạo viên thức ăn đẩy vào họng.
GV: Enzim: là chất xúc tác sinh học, chỉ với 1 lượng rất nhỏ có thể thúc đẩy tốc độ p/ư tăng lên nhiều lần. Mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho 1 p/ư nhất định và trong điều kiện PH và nhiệt độ nhất định.
GV: Từ các thông tin trên Hs thảo luận nhóm hoàn thành phần lệnh.
- HS đọc t.tin và quan sát H25.1 nghiên cứu trả lời câu hỏi.
+ Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt, tạo viên thức ăn,
+ Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong tuyến nước bọt đã biến đổi 1 phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưởi cho ta cảm giác ngọt.
- HS ghi nhận thông tin GV cung cấp.
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành phần lệnh.
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động.
Biến đổi lí học:
Tiết nước bọt.
Nhai.
Đảo trộn thức ăn.
Tạo viên thức ăn.
- Các tuyến nước bọt.
Răng.
- răng, lưởi,cơ môi và má.
- răng, lưởi,cơ môi và má.
-Làm ướt và mềm t.ăn
- mềm và nhuyễn t.ăn
- T.ăn thấm nước bọt.
-Tạo viên t.ăn và nuốt.
Biến đổi hoá học:
Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
enzim amilaza
Bđổi 1 phần TB trong thức ăn thành mantôzơ.
+ Tại sao phải nhai kỉ thức ăn?
GV nhận xét và bỗ sung đưa ra kết luận
+Tạo điều kiện cho thức ăn ngấm dịch trong nước bọt
HS khác nhận xét và bỗ sung
 * Tiểu Kết: * Tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng gồm: 
Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt, tạo viên thức ăn,
Tác dụng: Làm nhuyễn thức ăn, giúp thứcăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.
Biến đổi hoá học : Hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt.
Tác dụng : Biến đổi 1 phần TB( chín) trong thức ăn thành mantôzơ.
Hoạt động 2:( 17phút) Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
Mục tiêu: HS trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn. Liên hệ được với thực tế.
GV: Yêu cầu HS đọc t.tin , quan sát H25.3 và nghiên cứu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu? Và có tác dụng gì?.
+ Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hoá học không?
+ Khi uống nước quá trình nuốt có giống nuốt thức ăn không?
+ Tại sao người ta thường khuyên khi ăn uống không được cười đùa?
+ Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo đường?
+ Em hiểu như thế nào về câu nói” nhai kỉ no lâu”?
GV nhận xét và bỗ sung đưa ra kết luận.
- HS đọc t.tin , quan sát H25.3 và nghiên cứu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ nhờ hoạt động của lưởi là chủ yếu. Và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
+ Được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhành của các cơ thực quản.
+ Thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn bị biến đổi gì về mặt lí học và hoá học. 
+ 
+ Vì nếu cười sẽ mất vệ sinh. Mặt khác quá trình nghiền nát thức ăn sẽ không có hiệu quả.
+ Dễ bị sâu răng
+ Khi nhai càng kỉ thì hiệu xuất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
HS khác nhận xét và bỗ sung
Tiểu kết: - Nhờ hoạt động của lưởi thức ăn được đẩy xuống thực quản.
 - Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
 4 Cũng cố: (3 phút) HS đọc ghi nhớ SGK, GV cũng cố toàn bài.
 5. Dặn dò. ( 1 phút)	Học bài, làm bài tập,xem bài mơi. 

File đính kèm:

  • docTieu_Hoa_O_khoang_Mieng.doc
Bài giảng liên quan