Bài giảng Sinh học - Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Hấp thụ và đồng hoá các chất dinh dưỡng  tăng kích thước tế bào do sinh khối tăng  phân chia.

Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm) làm điểm tựa cho vòng ADN của vi khuẩn để nhân đôi

Thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào

 

ppt25 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học - Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kiểm tra bài cũ:1. Phân biệt hai môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.2. Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục sinh trưởng qua mấy giai đoạn nêu đặc điểm của từng giai đoạn?Vào bài mới:Tiết trước các em đã tìm hiểu xong sự sinh trưởng của vi khuẩn. Khi vi khuẩn sinh trưởng đạt đến một độ tuổi nào đó thì bước vào giai đoạn sinh sản để đảm bảo sự tồn tại của loài.Sinh sản của vi sinh vật có giống các loài sinh vật mà các em đã học hay không chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài mới:Bài 26:SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT* Mời các em xem đoạn phim:Qua đoạn phim em có nhận xét gì về số lượng vi sinh vật sau một thời gian là 4 giờ 30 phút? Số lượng vi sinh vật tăng lên rất nhiều Quá trình mà vi sinh vật tăng lên như vậy được gọi là sự sinh sản Vậy ở vi sinh vật sự sinh sản được định nghĩa như thế nào?Vi sinh vật được chia làm mấy loại? Sự sinh sản giữa những loại này có giống nhau hay không? Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. Giữa chúng có những nét khác nhau. Để tìm hiểu sự khác nhau đó như thế nào thì ta đi vào phần IỞ vi sinh vật nhân sơ có những hình thức sinh sản nào? Phân đôi, nảy chồi và tạo thành bào tửSự tăng số lượng cá thể vi sinh vật được xem là sự sinh sảnI. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ1. Phân đôi:Hấp thụ và đồng hoá các chất dinh dưỡng  tăng kích thước tế bào do sinh khối tăng  phân chia.Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm) làm điểm tựa cho vòng ADN của vi khuẩn để nhân đôiThành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào* Quan sát hình và mô tả lại quá trình phân đôi của vi khuẩnHoạt động nhóm 4HS/nhóm (4 phút)2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.- Bào tử đốt: bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng.Ví dụ: vi khuẩn dinh dưỡng mêtan (Mêthylosinus)Ví dụ: xạ khuẩn (Actinomyces)Ngoài ra còn có hình thức: phân nhánh, nảy chồi- Nảy chồi: hình thành qua quá trình phân cắt của tế bào mẹ thành một tế bào con nhỏ hơn và đính bên cạnhVí dụ: vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobium vannielii)- Đặc điểm chung của các tế bào sinh sản là: chỉ có một lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.- Nội bào tử: hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Đây là dạng nghỉ của tế bào. Có lớp vỏ dày và chứa canxiđipilôlinatNgoại bào tử là gì?Ngoài hai hình thức sinh sản trên ở vi sinh vật nhân sơ còn hình thức sinh sản nào khác không?Đặc điểm chung của tế bào sinh sản là gì? Nội bào tử là gì?Thế nào là bào tử đốt?Nảy chồi là gì?NỘI BÀO TỬNGOẠI BÀO TỬ* Quan sát hình và cho biết sự khác nhau giữa nội bào tử và ngoại bào tửHoạt động nhóm 4HS/nhóm (3 phút)Sự khác nhau giữa nội bào tử và ngoại bào tử:* Ngoại bào tử: Là tế bào sinh sản. Chỉ có một lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.* Nội bào tử: Hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Đây là dạng nghỉ của tế bào. Có lớp vỏ dày và chứa canxiđipilôlinat* Quan sát hình và cho biết vi khuẩn có những hình thức sinh sản nào?Hoạt động nhóm 2HS/nhóm (1 phút)Vi sinh vật nhân thực sinh sản bằng cách nào? Sinh sản bằng bào tử, nảy chồi và phân đôiỞ vi sinh vật nhân thực có những hình thức sinh sản nào? Sinh sản vô tính và hữu tínhII. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:1. Sinh sản bằng bào tử:- Sinh sản vô tính:Bào tử kín: các bào tử nhỏ hình cầu, được sinh ra trong một cái túi. Ví dụ: nấm MucorBào tử trần/bào tử đính: được mang trên một sợi nấm đặc biết gọi là đài hay cành. Ví dụ: Pennicillium- Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.* Quan sát hình và cho biết có mấy loại bào tử. Nêu đặc điểm từng loại.Hoạt động nhóm 2HS/nhóm (2 phút)BÀO TỬ KÍNBÀO TỬ TRẦN2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: Ở nấm men: 	Nảy chồi: nấm men rượu (Saccharomyces)	Phân đôi: Nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces) Ở tảo lục (Chorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng đế giày (Paramecium caudatum) : 	Sinh sản vô tính: phân đôi: Trùng đế giày	Sinh sản hữu tính: bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa hai tế bào.SACCHAROMYCESSCHIZOSACCHAROMYCES* Quan sát hình và cho biết nấm men có những hình thức sinh sản nào?Hoạt động nhóm 2HS/nhóm (2 phút)TRÙNG ĐẾ GIÀYTẢO LỤCBÀO TỬ TIẾP HỢPBÀO TỬ ĐỘNGCủng cố:Đặc điểmBào tử không sinh sảnBào tử sinh sảnNội bào tửNgoại bào tửBào tử đốtVỏ dàyHợp chất canxiđipilolinatChịu nhiệt, chịu hạn caoLoại bào tử sinh sảnSự hình thành bào tửĐánh dấu “+” (bào tử có đặc điểm đó) và dấu ” – “ (nếu bào tử không có đặc điểm đã nêu)Đặc điểmBào tử không sinh sảnBào tử sinh sảnNội bào tửNgoại bào tửBào tử đốtVỏ dày+--Hợp chất canxiđipilolinat+--Chịu nhiệt, chịu hạn caorất caothấpthấpLoại bào tử sinh sản-++Sự hình thành bào tửKhi môi trường bất lợiBên ngoài vi khuẩnSự phân đốt của sợi xạ khuẩnDặn dò:- Học bài- Chuẩn bị bài: bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬTCHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptsinh_san_cua_vi_sinh_vat.ppt
Bài giảng liên quan