Bài giảng Sinh học - Bài 29: Thực hành: quan sát một số vi sinh vật

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:Qua bài này HS phải:

- Quan sát được hình dạng 1 số loại vi khuẩn trong khoang miệng (cầu khuẩn và trực khuẩn)và nấm men rượu (nấm men hình trái xoan có tế bào nảy chồi).

- Vẽ được sơ đồ hình dạng của một số loại vi sinh vật quan sát được.

2. Kí năng:

 Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành như: thao tác sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản vi sinh vật.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

- Có niềm tin vào khoa học hiện đại.

II. Trọng tâm:

Biết được các thao tác nhuộm đơn (làm tiêu bản vi sinh vật).

Quan sát được một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm men rượu.

III. Chuẩn bị:

 

docx3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Bài 29: Thực hành: quan sát một số vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo án sinh học 10	 Ngày soạn:07.03.2012
PPCT tiết 28	 Ngày dạy:16.03.2012
Bài 29: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:Qua bài này HS phải: 
- Quan sát được hình dạng 1 số loại vi khuẩn trong khoang miệng (cầu khuẩn và trực khuẩn)và nấm men rượu (nấm men hình trái xoan có tế bào nảy chồi).
- Vẽ được sơ đồ hình dạng của một số loại vi sinh vật quan sát được.
2. Kí năng: 
 Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành như: thao tác sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản vi sinh vật.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
- Có niềm tin vào khoa học hiện đại.
II. Trọng tâm:
Biết được các thao tác nhuộm đơn (làm tiêu bản vi sinh vật).
Quan sát được một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm men rượu.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 
- Kính hiển vi, lá kính và phiến kính, que cấy, đèn cồn, giấy lọc cắt nhỏ (2x3 cm).
- Thuốc nhuộm xanh mêtilen,etanol, nước cất.
- Mẫu vật: Bánh men tán nhỏ được ngâm trong dung dịch đường saccarozo 10% trước 2-3 giờ, vi khuẩn trong khoang miệng.
2. Học sinh: 
Đọc bài thực hành trước ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Ổn định lớp:
Sỉ số:	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và độ pH đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 2: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
Đáp án:
Câu 1:
1. Nhiệt độ.
- Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong TB. 
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
2. Độ ẩm.
 - Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất.
3. pH.
- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP
- Dựa vào độ pH của môi trường, người ta chia VSV làm 3 nhóm chính: VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV ưa pH trung tính.
Câu 2: Đun sôi để tiêu diệt hầu như vi sinh vật, sau đó đưa vào tủ lạnh nhiệt độ thấp để làm cho một số ít vi sinh vật còn sót lại không hoạt động được.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
I. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ, hóa chất.
- GV trình bày cách nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng.
- Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- GV nhấn mạnh và làm mẫu 2 nội dung đó là:
+ Làm dịch huyền phù.
+ Nhỏ thuốc nhuộm.
- Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm, đặc biệt là nhóm yếu.
- Kiểm tra tiêu bản của từng nhóm.
- Các nhóm quan sát và vẽ hình.
II. Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men.
Trình bày cách nhuộm đơn để phát hiện nấm men.
 GV yêu cầu:
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- GV nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm.
- Kiểm tra tiêu bản của từng nhóm.
- Các nhóm quan sát và vẽ hình.
GV nhận xét.
HS nghiên cứu SGK và tiến hành thí nghiệm.
- Sau khi quan sát được rõ hình ảnh Các thành viên trong nhóm thay nhau quan sát và vẽ hình.
Lưu ý: So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK trang 112.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như yêu cầu SGK.
- So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK.
I. Chuẩn bị: SGK
II. Cách tiến hành:
1. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính.
- Dùng tăm tre lấy 1 ít bựa răng ở trong miệng.
- Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt trên ngọn đèn cồn.
- Đặt giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc, để 15-20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra.
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính.
- Quan sát, vẽ hình.
2. Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men.
- Lấy 1 ít bột nấm men nhỏ lên phiến kính.
- Thao tác tiếp theo tương tự thí nghiệm 1.
- Quan sát, vẽ hình.
 4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 113.
Câu 1: HS dễ phát hiện VSV nhân thực (nấm men) hơn VSV nhân sơ (vi khuẩn) vì kích thức của VSV nhân thực lớn hơn nhiều lần so với kích thước của VSV nhân sơ.
Câu 2: Trong khoang miệng có nhiều loại cầu khuẩn và trực khuẩn, loại VK lactic phổ biến là Streptococcus mutans là loại lên men lactic đồng hình. Khi có nhiều đường ở trong miệng, vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm khác xâm nhập làm sâu răng.
Câu 3: Đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ thì không có VSV trong khoang miệng. Chỉ khi đứa trẻ cất tiếng chào đời, VSV từ không khí mới xâm nhập vào khoang miệng.
- Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học và rửa dụng cụ.
5. Dặn dò:
- Viết thu hoạch theo nhóm. Sưu tầm tranh ảnh về vi sinh vật.
- Tham khảo bài tập chương phân bào – sách bài tập chọn lọc sinh học (Vũ Đức Lưu).
Đọc công thức và bài tập mẫu từ trang 58 – 62.
Đọc và suy nghĩ cách giải bài tập 1,2,4/ 64,65.
V. Rút kinh nghiệm:
	............
	............
	............	
	............
	..	..........	............

File đính kèm:

  • docxBài 29.docx
Bài giảng liên quan