Bài giảng Sinh học - Bệnh ở cây công nghiệp

 a. Triệu chứng: bệnh xuất hiện ở bề mặt của những gốc lá, sau đó lan nhanh lên các lá phía trên và gây hại cho các bộ phận khác của cây. Biểu hiện là những đốm hay chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu nâu và đỏ da cam.

 

ppt88 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học - Bệnh ở cây công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BỆNH Ở CÂY CÔNG NGHIỆPBỆNH Ở CÂY ĐẬU TƯƠNGThường xuất hiện một số bệnh hại phổ biến là gỉ sắt, sương mai, đốm lá vi khuẩn, bệnh héo rũ, phấn trắng và khảm lá virus.Bệnh gỉ sắt: Phakopsora sojae 	Rất phổ biến và gây hại lớn nhất trên đậu tương. 	a. Triệu chứng:	 bệnh xuất hiện ở bề mặt của những gốc lá, sau đó lan nhanh lên các lá phía trên và gây hại cho các bộ phận khác của cây. Biểu hiện là những đốm hay chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu nâu và đỏ da cam.Lá đậu tương bị bệnhb. Nguyên nhân:Do nấm gỉ sắt Phakopsora pachyzhizi gây nên, hình thành những ổ bào tử hạ trên bộ phận gây hại. Bào tử hạ phát tán nhờ gió, mưa và lây truyền cho các bộ phận khác của cây hoặc cây khác. Bào tử hạ hình tròn không nhẵn, có gai màu nâu vàng. c. Biện pháp phòng trừ: Dùng giống kháng bệnh (DT-2000) trồng trong vụ đông xuân. Luân canh với lúa nước bố trí thời vụ thích hợp. Xử lí giống bằng thuốc hoá học: Bayphidan hoặc Roval. Có thể phun Bayleton 50WP, Baycor trên đồng ruộng.BỆNH SƯƠNG MAI Ở ĐẬU TƯƠNG(Peronospora mansushrica Syd)a. Triệu chứng: Ở lá xuất hiện chấm nhỏ màu xanh-vàng nhạt, xám dần và cuối cùng chuyển sang màu nâu, lá úa vàng, khô và rụng sớm. Vết bệnh thường ở dọc gân lá và có hình dạng không cố định. Bệnh phát triển mạnh trong vụ xuân và gđ ra hoa kết quả.Sinh bào tử và phát tán bào tửb. Nguyên nhân:	Do 1 loại nấm bệnh có khả năng sinh sản bằng 2 hình thức: Sinh sản vô tính: tạo ra các cành bào tử. Bào tử phân sinh có hình trứng, đơn bào, không màu. Sinh sản hữu tính: tạo ra bào tử trứng ở trong quả, ở mô lá bị bệnh trên mặt đất, bảo tồn lâu dài. Hạt giống và tàn dư lá bệnh là nguồn bệnh lưu truyền cho vụ sauc. Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh tàn dư sau thu hoạch.Luân canh với lúa và các cây rau màu khác.Xử lí giống bằng thuốc trừ nấm hoặc phun thuốc vào giai đoạn cây 4-5 lá kép và chớm ra hoa.BỆNH THỐI ĐỎ RUỘT MÍA* Tác hại của bệnh: làm thối và chết mầm, hom trồng bị bệnh sẽ đẻ ít nhánh, mầm mía mọc yếu ớt. Nếu gây hại vào thời kì cây đã lớn làm cây dễ gãy, chóng lên men, giảm hàm lượng đường, giảm sản lượng.	a. Triệu chứng:Vết bệnh ở thân: Ban đầu chỉ là những điểm nhỏ màu hồng nhạt trong ruột mía, sau đó phát triển ra và lan rộng, kéo dài trong lóng làm thành những mảng lớn màu đỏ huyết. Về sau vết bệnh lên men và rửa ra, ruột mía có chỗ hơi rỗng, mùi rượu vị chua, nhạt. Lúc này lớp vỏ bên ngoài mới biểu hiện rõ: mất sắc bóng, tóp nhỏ có vết hằn màu đỏ tía, có nhiều chấm đen nhỏ là các ổ đĩa bào tử của nấm.Mía bị bệnh thối đỏ ruộtVết bệnh ở lá: cũng tương tự như ở thân, ban đầu là những điểm nhỏ màu hồng, sau lan dọc theo gân chính và chuyển dần sang đỏ huyết với hình bầu dục, có hạt đen nhỏ, phiến lá rách và dễ bị gãy.Lá mía bị bệnhb. Nguyên nhân:Do nấm Colletotrichum falcatum kí sinh và gây bệnh. Các bào tử phân sinh và lan truyền qua côn trùng, gió, mưa và nẩy mầm mạnh khi gặp nước, tiếp đó nước tiếp xúc với cây và gây bệnh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, nhất là vào mùa hè, đất trũng, đất quá ẩm, quá chua.c. Biện pháp phòng trừ:Chọn giống tốt, kháng sâu bệnh.Làm tốt vệ sinh đồng ruộng.Loại bỏ các hom giống bị bệnh trước khi trồng hoặc xử lí bằng cách sát trùng đầu cắt của hom trong nước vôi 1% hoặc dd boocđô, CuSO4 1% trong 2 gờ.Trồng mía trên đất thoát nước, trồng đúng thời vụ, thu hoạch sớm và khi thu hoạch lưu ý không để chất chống đọng nước.Khi phát hiện bệnh phải bóc bỏ lá bị bệnh, đem đốt và trừ sâu đục thân.BỆNH THỐI ĐEN RUỘT MÍA	Cũng tương tự như bênh thối đỏ chỉ khác ở chỗ đốm bệnh ban đầu có màu hồng nhạt xuất hiện ở hom giống sau đó chuyển sang màu đen. Cơ chế gây bệnh cũng tương tự như bệnh thối đỏ. Nhưng ở thân, bệnh xâm nhập vào ruột mía có màu đen, mùi dưa thối, lâu ngày ruột mía chỉ còn trơ lại vỏ đen.BỆNH GỈ SẮT CÀ PHÊ (Bệnh nấm vàng da hay Hemileia vastatrix)Nấm bệnh trên lá cà phêa. Tác hại: Làm rụng lá khô quả và giảm tỉ lệ ra hoa, đậu quả của cà phê, làm giảm năng suất, sản lượng quả, hạt.b. Triệu chứng:-	Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá bánh tẻ và lá già, vết bệnh ban đầu chỉ là các đốm nhỏ nâu màu vàng. Các đốm này lớn dần thành các đốm hình tròn màu xanh vàng ở mặt trên của lá và màu vàng tươi ở mặt dưới của lá. Trên vết bệnh ở mặt dưới của lá dần dần xuất hiện các bột màu vàng da cam (bào tử hạ của nấm).-	Khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thoái các bào tử nấm được phát tán toàn bộ, vết bệnh có màu nâu, khô, có viền vàng xung quanh.Trên vết bệnh cũ nấm có thể phát triển trở lại khi gặp đk thuận lợi.Có khi trên khối bào tử nấm gỉ sắt màu vàng còn thấy vòng nấm trắng bao quanh. Đó là 1 trong 2 loại nấm kí sinh diệt bào tử nấm gỉ sắt, có tên là Cladosporium hemileiae và Veticillium hemileia.Nấm bệnh trên lá cà phêNấm bệnh trên lá cà phê và những mẫu nấmc. Nguyên nhân:	Do nấm Hemileia vastatrix gây nên, nó có 3 loại bào tử: bào tử hạ, bào tử đông, bào tử đảm. Thường gặp nhất là bào tử hạ, trong những vết bệnh có đến 150.000 bào tử hạ. Xâm nhập vào lỗ khí vào trong lá phát triển thành sợi nấm lan rộng và hình thành các vòi hút chất dinh dưỡng trong các mô. d. Biện pháp phòng trừ:Làm sạch cỏ cà phê, chăm sóc tốt, tỉa cành cho thông thoáng, để cây có bóng râm vừa phải. Bón N, P, K cân đối.Theo dõi, phát hiện kịp thời, phun thuốc boocđô 1% hoặc Tilt Super, Bayfidan, Bavistin nếu cần thiết thì phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 12-15 ngày.Áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh cải tạo đất.BỆNH XANH LÙN TRÊN BÔNGa. Triệu chứng:-	Thể hiện trên lá, gân lá khô, nổi lên, mép lá cuốn cong xuống, màu xanh đậm, cây lùn, đốt thân ngắn, cành nhỏ, cong queo ngã rạp xuống. Cây nhỏ bị bệnh có thể chết, cây lớn bị bệnh ra hoa ít, đậu quả kém, xơ bông ngắnb. Nguyên nhân-	Bệnh do virus gây ra, virus này chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bệnh lan truyền do côn trùng môi giới là rệp bông Aphis gossypii Glov. Bệnh phát triển nhiều trong vụ đông xuân ở phía Nam. c. Biện pháp phòng trừ:-	Luân canh và trồng xen bông hạn chế được bệnh gây hại.-	Vệ sinh thực vật, thu dọn tàn dư, diệt cỏ dại làm mất nơi cư trú ẩn náo của rệp bông, hạn chế sự truyền lan của bệnh.Phòng trừ rệp môi giới truyền bệnh ngay từ đầu vụ bằng cách xử lí hạt giống bằng thuốc Gaucho hoặc phun thuốc trừ rệp.Chọn lọc và gieo trồng các giống bông kháng bệnh xanh lùn và kháng rệp.BỆNH LỞ CỔ RỄ:(Rhizotonia solani Kuhn)	Phá hại rộng rãi ở khắp các vùng trồng bông thế giới và trong nước.a. Triệu chứng: Lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ màu đen xuất hiện ở vỏ cổ rễ hoặc ở dưới gốc.Hạt nảy mầm có thể bị bệnh ngay từ trong đất, mầm chết không nhú lên khỏi mặt đất.Giai đoạn lá sò đến hai lá mầm là dễ nhiễm bệnh nhất. Ở gốc thân sát mặt đất có vết màu nâu vàng, lớn rộng dần ra bốn phía làm cho toàn bộ cổ rễ và gốc thân có màu nâu đen sẫm, thối tóp, teo thắt nhỏ lại, khi đó toàn bộ lá héo rũ xanh rồi cây chết khô.b. Nguyên nhân:Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Sợi nâm dâm nhánh tương đối thẳng góc, sợi nấm đa bào rộng 8-13µm, có thể hình thành nhiều hạch nấm hình tròn, không đều, bề mặt thô, màu nâu đỏ. Sinh sản hữu tính tạo ra đảm và bào tử đảm không màu, đơn bào hình trứng, bầu dục dẹt.Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng, phát triển là 17-280C, độ pH khoảng 4-9.Có tính đa thực, chuyên hoá rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.c. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnhBệnh phát sinh phá hại chủ yếu ở giai đoạn cây non khoảng 4-5 lá. Không còn gây hại ở gốc rễ khi cây trưởng thành mà gây hại trên lá già làm thành các đốm cháy lá.Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa, ẩm, ít ánh sáng, nhiệt độ 17-230C là thích hợp nhất. Thời tiết có liên quan đến bệnh rõ rệt.d. Biện pháp phòng trừ:Làm sạch tàn dư, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch ngăn nguồn bệnh lây lan.Làm đất kỹ trước khi gieo, san phẳng mặt luống không để động nước. Lên luống cao, thoát nước nhanh khi mưa, tưới.Dùng hạt giống mẩy, chất lượng tốt, tỉ lệ nảy mầm cao. Không gieo hạt quá sâu. Kịp thời xới phá váng sau các trận mưaBỆNH GIÁC BAN BÔNG(Xanthomonas manvacearum Dowson)	Bệnh giác ban là bệnh vi khuẩn hại cây bông rất phổ biến, làm giảm năng suất và độ dài xơ bông 6-20%, ....a. Triệu chứng:Bệnh xuất hiện từ thời kì mọc đến thu hoạch, gây hại trên tất cả các bộ phận của cây.Triệu chứng biểu hiện khác nhau tuỳ theo bộ phận bị bệnh. Song triệu chứng đặc trưng là vết bệnh xanh trong giọt dầu chuyển sang nâu đen, có dịch nhày vi khuẩn trên vết bệnh.b. Nguyên nhân:Vi khuẩn Xanthomonas manvacearum Dowson gây ra, có hình gậy 2 đầu tròn, có 1-2 lông roi ở 1 đầu nên có thể chuyển động trong nước.Nguồn bệnh chủ yếu là hạt giống nhiễm bệnh, bên trong và bên ngoài mặt hạt và tàn dư.Sự xâm nhập của vi khuẩn vào cây được tiến hành qua các lỗ khí khổng và các vết thương cơ giới trên lá, quả. Từ đó vi khuẩn lan rộng trong các gian bào, tiết men phân giải các mảnh gian bào, phá vỡ cấu trúc nhu mô và cũng có thể di chuyển bên trong gânlàm quả hạt bị nhiễm bệnh bên trong. Thời kì tiềm dục kéo dài 5-9 ngày.c. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:Bệnh phát triển mạnh ở 25-280C, mưa bão ruộng ẩm ướt, lá đọng giọt nước là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan, gây hại mạnh.Bệnh phát triển tăng dần từ lúc cây có nụ đến ra quả.d. Biện pháp phòng trừ:-	Gieo trồng các giống bông chống chịu bệnh, năng suất cao ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.Sử dụng hạt giống tốt lấy từ những cây bông, ruộng bông không bị bệnh.Xử lí hạt giống trước khi gieo bằng axit sunfuarit, hằng thuốc hoá học.Thu dọn tàn dư cây bị bệnh sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng khác ( tốt nhất với lúa nước). Bón phân cân đối, hợp lí theo thời điểm.BỆNH PHÒNG LÁ CHÈ	Là 1 trong những loại bệnh nguy hại nhiều nhất trên cây chè nước ta. Thiệt hại sản lượng búp non trung bình cả năm là 12-15%.a. Triệu chứng:Bệnh hại búp, lá, cọng còn non là chủ yếu nhưng có khi hại cả lá bánh tẻ, quả non.Vết bệnh lúc đầu chỉ là một chấm nhỏ như mũi kim, xanh trong hoặc xanh vàng rồi lớn rộng thành hình tròn và lõm dần xuống, mặt trên lá vết lõm nhẵn, bóng, mặt dưới lá vết bệnh phòng lên thành nốt phồng, được bao phủ bởi 1 lớp mỏng mịn màu xám tro hoặc trắng hồng. Cuối cùng thì mô bệnh khô, rách nát và thối ướt.Lá chè bị bệnhb. Nguyên nhân:-	Bệnh do nấm Exobacidium vexans Massee gây ra, thuộc lớp nấm đảm. Mặt dưới vết phồng có 1 lớp nấm màu trắng hồng là tầng sinh đảm và bào tử đảm, dưới đó là lớp sợi nấm nằm sâu trong tế bào chất.Khi nảy mầm, bào tử đảm có thể hình thành màng ngăn ngang, từ mỗi tế bào mọc ra 1 ống mầm (t=10-300C, độ ẩm 85%) khi đk thích hợp sẽ nảy mầm xâm nhập vào mô lá sau 5-6h.Thời kì tiềm dục của bệnh là 4-7 ngày. Sức sống của bào tử đảm rất ngắn. Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong tự nhiên là dạng sợi nấm tồn tại trên nhiều loại cây kí chủ. c. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh-	Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt trung bình 16-230C, ẩm 85%, mưa nhỏ kéo dài, ánh sáng yếu, sương mù là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh sớm, phát triển mạnh.-	Giống chè, tuổi chè khác nhau có mức độ nhiễm bệnh khác nhau.d. Biện pháp phòng trừ:Thu dọn sạch, đốt tàn dư nấm bệnh trên các nương chè, cây chè bị bệnh.Chăm sóc tốt, làm sạch cỏ. Không bón muộn đạm trong vụ đông, bón sớm vào vụ chè xuân. Thường xuyên bón kali.Trồng giống chịu bệnh ở nơi thung lũng thấp, cớm nắng, là những nơi bệnh dễ phát sinh sớm và nặng.Khi bệnh đã phát sinh cần điều chỉnh lứa hái búp theo hướng rút ngắn thời gian mỗi lứa hái.Khi bệnh có xu thế phát triển lây lan nhanh, cần phun thuốc phòng trừ sớm ở những nương ra búp sớm.SÂU HẠI CÂY CÔNG NGHIỆPSâu hại cây cà phê:Sâu đục thân mình đỏ: thuộc ngài đục thân gỗ, bộ cánh vảy 1. Hình thái:Sâu trưởng thành: con cái lớn hơn con đực, dài 20 – 30 mm, sải cánh rộng 35 – 45 mm cánh dẹp và nhọn, mình và vảy phủ một lớp vảy trắng.Trứng: bầu dục màu vàng, dài 0.9 – 1.1 mm, rộng 0.5 - 0.6 mm.Sâu non: dài 30 – 50 m, màu hồng tươi hay hồng nhạt, trên các đốt cơ thể có nhiều lông u, có một lông dài và mảnh.Nhộng: vàng sẫm hoặc hồng, dài 20 – 30mm, rộng 4 – 6mm.Hình thái sâu đục thân mình đỏ2. Tập quán sinh hoạt: Ngài trưởng thành vũ hóa vào buổi chiều nắng ráo, sau vũ hóa một ngày thì giao phối. Trứng được đẻ thành ổ ở chồi non, kẻ nứt hoặc nụ trên cành ở những cây xanh tốt.Sâu non thì đục đọt non, đến tuổi 3 – 4 thì đục gốc cành, tuổi 5 thì đục cành to hoặc thân, thường đùn phân ra ở lổ đục.Mỗi năm sâu thường xuất hiện 2 lứa để gây hại.3. Biện pháp phòng trừ:Tỉa, cắt cành bị hại vả đốt ngay.Dùng thuốc hóa học, thuốc lân hữu cơ Dipterex, Dimecron hoặc Diazinon phun khi sâu mới nở, tuổi 1 – 2 , phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.MỌT ĐỤC CÀ PHÊ(Xyleborus morstatti Hazed)Họ mọt mỏ ngắnBộ cánh cứng.1. Hình thái: - Mọt cái trưởng thành lớn hơn mọt đực, dài 0.95 – 1.66 mm, rộng 0.5 – 0.75 mm, màu đen hoặc nâu sẫm, không có cánh sau. - Sâu non màu trắng dạng không chân. - Nhộng: dạng nhộng tròn màu trắng hoặc hơi ánh vàng.Mọt đục cành cà phê trưởng thành2. Tập quán sinh họat: - Hoạt động vào buổi chiều, đục khóet ở cành bánh tẻ thường ở cây 2 năm tuổi , sau khi đục khoét sẽ đẻ trứng vào đó, đẻ xong , mọt lấy bụng bịt kín hang và chết ở đó. - Phá hại mạnh ở 25 – 300C, mùa hè cà phê bị hại nặng hơn.3. Biện pháp phòng trừ: - Thường xuyên theo dõi trên lô cà phê, khi phát hiện thấy sâu phá hại thì cắt bỏ và đốt đi. - Dùng thuốc hóa học phòng trừ như trừ sâu đục thân mình đỏ.SÂU HẠI CHÈRẦY XANH HẠI CHÈ: 	(Chlorita flavescens F)Bộ cánh đềua. Hình thái:Rầy trưởng thành dài 2,5 – 4mm, màu xanh lá mạ, đầu hơi có hình tam giác, giữa đầu có một đường vân trắng, hai bên có một chấm đen nhỏ, cánh mờ, màu xanh lục.Trứng: hình hơi cong dạng quả chuối tiêu, dài 0.8 mm.Rầy non mới nở tương tự như rầy trưởng thành nhưng không có cánh, dài 2 – 2,2mm.Hình dạng rầy xanhb. Tập quán sinh hoạt:Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ nên thường nằm trong tán lá chè, dưới mặt lá để hút nhựa theo gân lá , có xu tính dương nhẹ với ánh sáng, có tập tính bò ngang. Khi khua động rầy có thể nhảy, lẫn trốn nhanh chống.Đẻ trứng rãi rác vào mô non, cọng búp và gân chính của lá. Rầy non nở ra chít hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non. Rầy non và rầy trưởng thành hút nhựa làm cho lá bị khô cháy ở mép	và bị cong queo. Nếu nhẹ lá biến thành hồng tím, nếu nặng thì còi cọc, giảm số lượng, phẩm chất nghiêm trọng, cây non có thề bị chết.Hằng năm, rầy tập trung pha hoại nặng ở hai thời kì tháng 3 -5 và tháng 10 -11. rầy dễ bị ảnh hưởng như mưa, gió, nắng, khô hạn, thiên địch.c. Biện pháp phòng trừ:Chăm sóc cho chè sinh trưởng tốt, don sạch cỏ dại .Không nên đốn chè sớm hay muộn quá ( ở miền Bắc đốn vào cuối tháng 12 đến giữa tháng 1 ).Hái hết búp chè lúc rầy trưởng thành ra rộ đẻ giảm số lượng trứng rầy. Hái chạy rút ngắn lứa hái búp.Phun thuốc trừ rầy xanh, có thể dùng Mipcin, Bassa để diệt rầy vào các thời kì cao điểm.Bọ xít muỗi (helopeltis theivora Warterh)Họ: Bọ xít mùBộ: cánh nửaa. Hình thái:Trưởng thành: có thân dài 4 đến 5mm, con cái lớn hơn con đực. Hình dáng giống như con muỗi, có màu xanh lơ, xanh lá mạ.Trứng: hình bầu dục, hơi phình to ở giữa, màu trắng trong.Sâu non: tuổi một có màu đồng nhất, nhiều lông. Tuổi 5 đẫy sức có màu xanh ánh vàng, chùy mềm cánh màu vàng, mầm cánh phủ hêt đốt bụng thứ 4.Hình thái bọ xít muỗib. Tập quán sinh hoạt:Mùa hè, bọ xít trưởng thành hoạt động vào buổi sáng sớm và chiều tối. Buổi trưa, trời nắng chúng ẩn náo trong tán chè. Ngày âm u thì hoạt động luôn suốt ngày. Mùa đông hoạt động vào buổi trưa và buổi chiều.Trứng được đẻ thành từng quả 1 hoặc thành cụm 2– 3 quả. Lông của trứng lộ ra ngoài mô cây. Bọ xít non nở ra bám vào búp chè hút nhựa. Con trưởng thành có thể sống được 8 đến 13 ngày, vòng đời trung bình 27 đến 35 ngày.Có 3 thời kì gây hại chính:	+ Tháng 4 – 5 sâu phát sinh ít.	+ Tháng 7 – 8 sâu phát sinh nhiều, gây hại nặng.	+ Tháng 10–12 sâu phát sinh nhiều, gây hại nặng.Hình thái bọ xít muỗic. Biện pháp phòng trừ:Chăm sóc cho chè sinh trưởng tốt, dọn sạch cỏ dại , phát hoang bụi rậm xung quanh nương chè.Cần phun thuốc trừ sâu khi sâu mới nở như phun thuốc Bi-58, sau khi phun 7 – 8 ngày mới hái búp chè.SÂU HẠI BÔNGSÂU LOANG VẠCH XANH:	Họ ngài đêm	Bộ cánh vẫya. Hình thái:Trưởng thành dài 9 – 13 mm, sải cánh rộng 20-26 mm. Có 1 vệt màu xanh lá cây hình tam giác chạy từ gốc cánh ra mép ngoài.Trứng hình cầu, đường kính 0,5mm, cao 0,38mm, màu xanh nhạt.Sâu non dài 12-15mm, màu đỏ nâu.Nhộng màu xám tro, dài 7,5-9,5mm.b. Tập quán sinh hoạt:Bướm thường chọn những cây bông xanh tốt, rậm rạp để đẻ trứng. Bướm có xu tính dương với ánh sáng yếu, thời gian sống của bướm là 10 ngày. Khi mới nở, sâu đục phần mềm của nõn, ăn biểu bì làm ngọn héo. Sâu di chuyển nhiều nên phá hại lớn. Từ tuổi 3 sâu đục vào quả ăn xơ, hạt. Sâu nằm trong quả bông thải phân làm hoen ố xơ bông.Thời gian phát dục của nhộng 7-25 ngày, mỗi năm sâu loang vạch xanh có từ 11-12 lứa, gây hại nghiêm trọng ở lứa 3-4. c. Biện pháp phòng trừ:Tiêu diệt cây kí chủ để hạn chế sâu cư trú trong thời gian chuyển vụ.Dùng thuốc hóa học diệt sâu mới nở ở tuổi 1-2. Dùng Dipterex, Sumicidin Phun chế phẩm vi sinh trừ sâu.2. SÂU HỒNG	Họ ngài mạch	Bộ cánh vảya. Hình thái:- Bướm cơ thể dài 6,5mm, sải cánh rộng 12mm, cơ thể màu nâu, ngực màu than đen, cánh trước nhọn màu đen.- Trứng gần như hạt gạo, màu hồng.- Nhộng: hình bầu dục, dài 6-9 mm, rộng 2,5mm, màu vàng nhạt.Sâu hồng trên bôngb. Tập tính sinh hoạt:Buớm cái thường đẻ 10-120 quả trứng, có khi lên tới 500-800 quả. Trứng đẻ phân tán hoặc thành cụm 4-5 quả. Trứng thường được đẻ ở đầu nõn, bao lá của nụ non, vỏ quả. Sâu non đục vào trong nụ, quả làm nụ rụng, héo, quả hư.Sâu non có thể hoá nhộng ở nụ, quả hoặc kẻ đất. Thời gian phát dục nhộng từ 8-23 ngày. Trưởng thành có khả năng bay xa tới 3000m. Bướm có xu tính dương của ánh sáng ngăn rất mạnh. Vòng đời từ 27-45 ngày ( tuỳ thuộc nhiệt độ).Bướm của sâu hồngc. Biện pháp phòng trừ:	Sâu non là đối tượng kiểm dịch quốc tế, thường nằm trong hạt giống, dễ dàng di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác.-	 Thu hoạch bông về đem phơi nắng, làm giàn cao 50cm. Sâu bò ra ngoài hại bông rơi xuống sân cho gà vịt ăn (phơi 3-5 ngày).Xử lý hạt: trước khi gieo có thể xử lý hạt bông bàng thuốc xông hơi (HCN) diệt sâu trong hạt hoặc sấy ở nhiệt dộ 55-60oC hoặc ngâm trong nước nóng 55-600C trong 30’ hoặc xử lý nhiệt độ thấp -10C trong 2h.Xử lý tàn: dư vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư của bông đem chôn sâu hoặc đốt.Dùng đèn bẫy bắt bướm.Dùng giống chống sâu, chọn giống không có tuyến mật để giảm tác hại của sâu.Dùng thuốc hỗn hợp: phun vào thời kỳ sâu mới nở sẽ đạt hiệu quả. Kiến làm thiên địch diệt sâu hồngDÒI ĐỤC LÁ ĐẬU TƯƠNG( Agromyza sp)Họ dòi đục lá (Agromyzidae)Bộ hai cánh ( Diptera)a. Triệu chứng:Dòi đục phá nhu mô lá, ban đầu tạo thành những vết hoặc đoạn ngắn nhỏ màu trắng hơi xanh sau dần dần tạo thành vết có hình tròn lớn lên nhanh chóng. Khi vết tròn bằng 1-2 đồng xu thì biểu bì lá rộp phồng lên, màu trắng rõ rệt.Các màng phồng rộp này sau 1 thời gian biến thành màu nâu, rách nát và toàn bộ lá bị khô cháy. Đối với lá bị hại, đang lúc phát triển thì bề mặt lá phát triển không đồng đều mà co cúm lại. Biện pháp phòng trừ:

File đính kèm:

  • pptXAY_DUNG_BG_CN7.ppt