Bài giảng Sinh học - Chương 3: Phân hữu cơ
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
CHƯƠNG 3: PHÂN HỮU CƠNHÓM 3: NGUYỄN CHÂU LINH NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN NGUYỄN THỊ THỦY Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.PHÂN HỮU CƠPHÂN HỮU CƠPHÂN CHUỒNGPHÂN XANHCÁC NGUỒN PHÂN HỮU CƠ KHÁCPHÂN RÁCPHÂN BẮC VÀ NƯỚC GIẢITHAN BÙNI.PHÂN CHUỒNG1. Vai trò của phân chuồng Phân chuồng là nguồn phân hữu cơ chính được dùng phổ biến hiện nay. Bộ nông nghiệp đã tổng kết hằng năm, nông dân miền Bắc sử dụng 18 – 25 triệu tấn phân chuồng. Vai trò của phân chuồng được thể hiện trên nhiều mặt:- Phân chuồng cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây trồng.- Cung cấp chất hữu cơ, mùn cho đất, góp phần cải tạo lý, hóa tính của đất.- Cải thiện sinh tính của đất : phân chuồng là nguồn thức ăn dồi dào của VSV, tăng hoạt tính của các loại VSV.2. Đặc điểm của phân chuồng:Có đầy đủ nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng (Đa lượng có N, P, K;.. Vi lượng có Bo, Cu, Mn..) nhưng tỉ lệ thấp.Những chất dinh dưỡng trong phân chuồng ở 2 dạng: dạng dễ tiêu cho cây, dạng dự trữ chiếm tỉ lệ lớn.Có khả năng cải tạo đất rất tốt. Bón phân chuồng làm tăng khả năng giữ nước cho đất, tăng khả năng hấp phụ và tính đệm của đất, làm cho đất tơi xốp, tăng sự hoạt động của nhiều VSV có íchCách sử dụng chế biến đơn giản, có thể bón ở bất kỳ loại đất nào cũng đều có hiệu quả.Nhược điểm:Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong phân chuồng tương đối thấp nên viêc chuyên chở cồng kềnhTrong phân chuồng có mầm móng sâu bệnh và cỏ dạiKhó bảo quản, đạm dễ bị thất thoátHiệu quả chậm so với phân khoángChuyên chở cồng kềnhSau đây là thành phần phân chuồng ở một số gia súc.Các loại phân chuồng có trộnNướcChất hữu cơN tổng sốP2O5K2OCaOMgOSO3ClSiO2Trâu, bò77,3020,300,450,230,500,400,110,060,100,85Ngựa, lừa77,3025,400,580,280,630,210,140,070,041,77Dê, cừu64,6031,800,830,230,670,330,180,150,171,47Lợn72,4025,000,650,190,600,180,090,080,171,083. Thành phần của phân chuồng: Trong phân chuồng gồm có các chất sau: Xenlulozo, Protit, các chất béo và nhiều hợp chất phức tạp khác.Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 gCu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g4.Sự phân giải phân chuồng trong quá trình ủ:4.1.Sự phân giải các hợp chất chứa N Phân chuồng chứa N dù ở điều kiện nào cũng giải phóng ra NH3.- urê bị phân hủy tạo CO2, NH3 nhờ VSVVSV tiết raUrê Amôn cacbônat NH3 + CO2 + H2OureazaPhân hủySự phân giải axit hypuric thì chậm hơn nhưng cuối cùng cũng giải phóng ra NH3 tự do. Sự phân giải axit hypuric gồm 2 giai đoạn:Giai đoạn 1: C6H5CONHCH2COOH + H2O = C6H5COOH + CH2NH2COOH Axit hypuric Axit benzoic glixerinGiai đoạn 2: CH2NH2COOH + H2O = CH2OHCOOH + NH3 Oxitoxy axetic2CH3CH2OH +2CO2Để hạn chế mất N khi ủ thường gia tăng than bùn hay CaSO4 vào: (NH4)2CO3 + CaSO4 = (NH4)2SO4 + CaCO3 H+ NH4+ Hay {than bùn} + NH3 = {Than bùn}4.2 Sự phân giải các hợp chất không chứa đạm:Sự phân giải đường bột:Phân giải Monosaccarit : chủ yếu là đường pento và hexo + Pento: C5H10O5 + 5O2 =5CO2 + 5 H2O Háo khí C5H10O5 + H2O =3CO2 + H2 + 2CH4 Yếm khí + Hexo: C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + 674Kcal Háo khí C6H12O6 Yếm khí CH3CH2OH +O2 = CH3COOH + H2O Rượu etylic Axit axetic - Sự phân giải Disaccarit: C12H22O11 C12H22O11 + H2O =C6H12O6 + C6H12O6 Sự phân giải polysaccarit : (C6H10O5)n Tinh bột được phân giải tương đối nhanh để tạo thành glucoza và mantoza.Riêng xenlulozo sự phân giải do nhiều VSV tham gia.- Sự phân giải chất béo:Chất béo trong quá trình ủ được phân giải thành glyxẻin và axit béo. Trong điều kiện yếm khí chất béo có thể phân giải tạo thành chất dầu ma dút nổi lên mặt nước. 5. Phương pháp ủ phân chuồng5.1 Sự cần thiết phải ủ phân và độn chuồng Ủ phân: là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón. Bởi vì trong phân chuồng tươi có nhiều hạt cỏ dại, nhiều bào tử ngủ nghỉ của xạ khuẩn,vi khuẩn gây bệnh.Tác dụng của ủ phân: + Tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng gây bệnh. + Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. + Làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. + Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ. - Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tùy thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân.- Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của VSV được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa.Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. 5. Phương pháp ủ Ủ nóng: lấy phân chuồng xếp thành từng lớp xen kẽ rơm rạ hay cỏ khô trong hố, không nén chặt; nếu có điều kiện thì trộn thêm vôi bột hay phân lân. Giữa hố phân đặt một ống thông lên trên và khoét những lỗ nhỏ để tưới nước giữ ẩm độ cho hố ủ. Cần làm mái che bên trên và tưới nước định kỳ; nhiệt độ hố phân có thể cao từ 50-60 độ và thời gian ủ ngắn từ 30-40 ngày. Ủ nóng diệt được một số mầm bệnh, hạt cỏ dại nhưng dễ mất chất đạmỦ phân chuồngTưới nước lên phân Ủ nguội: phân chuồng cũng được lấy ra chất thành từng lớp xen kẽ với rơm hay lục bình và các phụ phẩm khác nhưng phải nén chặt kết hợp rắc thêm khoảng 2% vôi và trét bùn kín lại, bên trên có mái che nắng. Tưới ẩm giữ nhiệt độ cho đống phân khoảng 15 - 35 độ, thời gian ủ dài từ 5-6 tháng. Ủ nguội thì ít mất đạm hơn nhưng lại chậm phân hủy. Ủ nửa nóng nửa nguội: giai đoạn 5-10 ngày đầu cũng tiến hành như ủ nóng để nhiệt độ tăng cao lên, sau đó trét bùn bình thường giống như ủ nguội, tưới nước và giữ ẩm. Cách ủ này sẽ khắc phục được hiện tượng mất đạm. Tùy vào điều kiện vật liệu, qui mô sản xuất cũng như thời gian cần bón phân mà chọn cách ủ cho phù hợp. Trong quá trình ủ cần tưới nước thường xuyên,tốt nhất là nước phân và nước tiểu.Trát bùn kĩ,che chắn cẩn thận,ủ nơi khô ráo,tránh hiện tượng mưa nhiều. 6. Cách sử dụng phân chuồng + Phần lớn dùng để bón lót, chỉ bón thúc khi nào phân thật hoai có tưới nhiều nước tiểu thì mới có hiệu quả. + Cần chú ý phương pháp bảo quản để hạn chế mất đạm tăng hiệu quả của phân + Đối với ngô,lúa,mía,bông có thể bón dạng phân đang phân hủy.Đối với rau cần bón phân thật hoai + Tùy đối tượng cây trồng và tính chất của đất để có lượng bón cho phù hợp (lúa:10-15-20 tấn/ha; lạc 8-12 tấn/ha)II. CÁC NGUỒN HỮU CƠ KHÁC PHÂN1. Phân bắc và nước giải:Nước giảiPhân bắc Phân bắc là loại phân được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo King (1957) cho rằng cứ mỗi triệu người hằng năm thải ra trung bình 5.000 tấn N, 1.500 P2O5, 2.000 tấn K2O. Nếu tình trên toàn thế giới thì phân này rất lớn. Ở nước ta, tập quán sử dụng phân bắc ngày càng nhiều. Nếu biết sử dụng lượng phân đáng kể này sẽ góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Vấn đề ở chỗ là phải biết bảo quản, chế biến và sử dụng hiệu quả phân này. Thành phần: 65-68% nước13-35% chất khô.Trong thành phần tươi có nhiều chất như mô sợi, mô cơ, xenlulozo, linhin, tinh bột, đường, mỡ.., một số muối khoáng, vô số vi trùng (trong đó có nhiều VSV)Trong nước giải thì nước chiếm 95% và 5% là chất khô. Trong đó có urê, axit uric và các dạng muối khoáng. Khi dùng cần pha loãng với lã để tưới. Khi ủ có thể ủ với tro, trấu và một số ít lá đậu tương hoặc ủ với than bùn tán bột có trộn supe lân.Tóm lại phân bắc và nước giải là nguồn phân tốt có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.2. Than bùnSử dụng than bùn làm phân bón Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.Than bùn nguyên khaiThan bùnThan bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn miền Đông Nam Bộ thu được như sau:%chất dinh dưỡngĐịa điểm lấy than bùnTây NinhCủ ChiMộc HóaDuyên HảiN0,380,090,16 – 0,910,64P2O50,030,1 – 0,30,160,11K2O0,360,1 – 0,50,310,42pH3,43,53,22,6Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ Đơn vị % Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được. Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây.Chế biến than bùnVận chuyển than bùn Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau được thực hiện trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các công đoạn sau đây: Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70oC. Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, ở nước ta có nhiều xưởng sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngoài các loại phân hữu cơ trên còn có:Phân gàXác mắm3. Phân rácPhân rác từ rơm, rạ Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi cho đến khi hoai mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây: Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được). Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây. Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).Tháp ủ phân rác Ủ phân rác : Có 2 cách: ủ dưới hố và ủ trên mặt đất. * Ủ dưới hố : thường được thực hiện ở nơi đất cao ráo, không bị ngập nước. Người ta đào hố với kích thước sâu 1.0 – 1.5 m, rộng 1.5 – 3.0 m; dài tuỳ theo địa thế. Đất ở đáy và ở các thành hố được nén chặt. Các chất thải được cho vào hố thành từng lớp. Mỗi lớp có chiều dày 30 – 50 cm. Sau một lớp rác lại rắc một lớp các chất phụ trợ. Cùng với chất phụ trợ có thể rắc thêm men vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ để thúc đẩy quá trình hoai mục của các loại rác. Sau khi rắc chất phù trợ, tiến hành tưới nước cho đủ ẩm lớp rác đã xếp rồi tiếp tục xếp lớp khác lên trên. Cứ xếp lần lượt như vậy cho đến khi đống rác cao hơn mặt đất 0.5 – 1.0 m thì trát bùn phủ kín. Chú ý cắm một vài cái cọc vào giữa đống phân để thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ ở giữa đống phân và khi cần thiết tưới nước cho phân nếu thấy đống phân quá khô. Nếu nhiệt độ trong đống phân lên đến 500C tiến hành đảo phân. Sau khi đảo, đống phân cần được nén chặt và trát bùn thật kín để hạn chế nhiệt độ trong đống phân tăng cao và làm mất đạm của phân.Cách ủ phân rácQuá trình ủ phân rác * Ủ phân trên mặt đất : được tiến hành ở những nơi thấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa. Người ta đắp một nền đất, lấy đầm đầm đất thật chặt, có điều kiện có thể láng một lớp xi măng để hạn chế nước phân ngấm vào đất. Rác được xếp thành từng lớp như ở cách ủ phân trong hố. Khi đống phân cao 1.5 – 2 m người ta nén chặt và lấy bùn trát phủ kín. Nếu đống phân bị khô thì tưới nước cho phân khi nhiệt độ trong đống phân cao hơn 50oC thì đảo phân, sau đó nén chặt lạiỦ phân. Những nông dân có điều kiện nên xây nhà ủ phân rác để đảm bảo chất lượng phân và dùng được nhiều lần. Nếu xây nhà ủ phân thì nên đắp nền nghiêng về phía hố trữ nước phân. Chung quanh nền cần có rãnh để thu nước phân chảy ra và gom vào hố. Khi đống phân bị khô dùng nước phân này để tưới. Nhà ủ phân rác nên xây tường bao quanh 3 mặt. Tường cao 2 m. Nhà phân được ngăn thành từng ô, mỗi ô 5 – 6 m2. Sau một thời gian ủ, khi đống phân xẹp đi chỉ còn lại khoảng ½ khối lượng ban đầu thì đem dùng. Mỗi hộ nông dân nên có 2 ô ủ phân luân phiên nhau để thường xuyên có phân dùng.III. Cây phân xanh Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bổi”. Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.Trồng cây phân xanh cải tạo đấtTrồng xen băng cây phân xanh Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Cây phân xanh có nhiều loài và phần lớn có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, chúng ta có tập đoàn cây phân xanh rất phong phú. Với điều kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao, quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra với cường độ lớn, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng. Các loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền thanh, đậu nho nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai, v.v..Tác dụng của cây phân xanh trong sản xuất nông nghiệp:Nâng cao độ phì của đấtCải thiện tính chất lý, hóa tính của đấtCải tạo đất trồng trọt2. Thành phần dinh dưỡng của một số cây họ đậu được dùng làm phân xanh (% chất khô)Cây phân xanhĐạm (N)Lân (P2O5)Muồng lá tròn2,740,39Điền thanh2,660,28Keo dậu2,850,62Cốt khí2,430,27Muồng sợi1,220,17Đậu đen1,700,32Bèo hoa dâu4,750,64Bèo tấm2,800,39Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh3. Một số lọai cây phân xanh chínhCây điền thanhThuộc bộ đậu. Ở Việt Nam có 2 loại là điền thanh tía và điền thanh xanh. Loại cây này chịu mặn khỏe, rễ ăn sâu, có nhiều nốt sần và có thể cố định đạm trong bất kỳ môi trường nào. Người ta gieo điền thanh với lúa, ngô khoảng 30 – 40 hạt/ha. Sau 3 tháng được vùi bón cho lúa, ngô đều có hiệu quảA. CÂY ĐIỀN THANHB. Cây muồng lá trònThuộc họ đậu, họ cánh bướm, có cành lá sum suê cho năng suất phân xanh cao tới 30-40 tấn/ha. Rễ ăn sâu hơn 1m, chịu chua, chịu hạn, chịu mặn kém, sức tái sinh cao. Thường trồng muồng xen kẻ với ngô, thầu dầu, chè.Muồng được vùi với Phân lân cho ruộng lúa hiệu quả rất tốt.C. Cây cốt khíCốt khí củ Thuộc họ đậu, họ cánh bướm. Thân cây cao từ 2-3m, thân gỗ màu nâu xám, bộ rễ phát triển khỏe, chịu hạn tốt. Cây sống tốt ở ngay cả đất đồi trọc hay bạc màu vừa có tác dụng chắn gió, chống xóa mòn và làm phân bón. Lượng hạt giốn gieo khoảng 10 – 15kg hạt/ha. Trước khí gieo nên ngâm hạt để chóng nảy mầmCây cốt khíD. Cây keo dậuCây còn được gọi là “keo ta” hay “táo nhân”. Cây bụi cao từ 1-4m, sống lâu năm, có lá xanh quanh năm, lá giàu đạm, canxi, kali. Mọc trên nhiều loại đất, chịu khô hạn, sức tái sinh khỏe, phát triền nhanh, ít sâu bệnhD. Cây keo dậuE. Bèo hoa dâuE. Bèo hoa dâuCây thuộc họ dương xỉ, họ bèo ong.Có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (1ha bèo hoa dâu tương đương với 200kg đạm suphat)Có thể điều hòa được nhiệt độ và hạn chế thoát hơi nướcLân và kali có tác dụng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng của bèo hoa dâuPhát triển tốt ở 18-220C, vào tháng 10 đến tháng 2. trong quá trình phát triển cần cho bèo ăn chống rét và diệt sâu hại.Ngoài ra nhân dân ta còn sử dụng cây sắn dây,cây ba bớpCây sắn dâyCây ba bớp4. Cách sử dụng phân xanh Có nhiều cách, nhưng chủ yếu là các cách sau đây: Khi cây phân xanh ra hoa, người ra cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau. Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng chính.
File đính kèm:
- phan_huu_co.ppt