Bài giảng Sinh học - Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

 A. mã di truyền B. bộ ba mã hóa (codon) C. gen D. bộ ba đối mã (anticodon)

** Mỗi gen mã hoá protein gồm 3 vùng trình tự nucleotit như sau:

Vùng điều hoà đầu gen Vùng mã hoá Vùng kết thúc

Sử dụng các dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 2, 3 và 4.

2. Vùng khởi đầu (Vùng điều hoà đầu gen):

 A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B. mang thông tin mã hoá các axit amin

 C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein

3. Vùng mã hoá:

A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã B. mang thông tin mã hoá các axit amin

C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

D. mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc

4. Vùng kết thúc:

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein

C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. mang thông tin mã hoá các axit amin

5. Mã di truyền có đặc điểm:

A. có tính phổ biến B. có tính đặc hiệu C. mang tính thoái hoá D. cả A, B và C

6. Mã di truyền là:

A. mã bộ một, tức là cứ một nucleotit xác định một axit amin

 B.mã bộ hai, tức là cứ hai nucleotit xác định một axit amin

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nucleotit xác định một axit amin

 D. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nucleotit xác định một axit amin

7. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. AUG, UGA, UAG B. AUU, UAA, UAG C. AUG, UAA, UGA D. UAG, UAA, UGA

 

doc17 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 dòng thuần chủng khác nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao hơn
chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao
người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ở thế hệ sau con lai thường không đồng nhất về kiểu hình
Câu 2. Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số các loài cây dưới đây mà các nhà khoa học VN đã sử dụng chất Cônsixin tạo giống mới đem lại hiệu quả cao?
 A. cây lúa	B. cây đậu tương	C. cây củ cải đường	D. cây ngô
Câu 3. Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:
cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng
chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
tạo dòng thuần chủng
 I → IV → II	B. III → II → IV	C. IV → III → II	 D. II → III → IV
Câu 4. Sự phát triển của ngành nào dưới đây đã có tác động sâu sắc, làm cơ sở đưa khoa học chọn giống lên một trình độ mới?
 A. di truyền học	B. công nghệ sinh học	C. kĩ thuật di truyền	D. cả A, B Và C
Câu 5. Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do:
F1 có tỷ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ
F1 có tỷ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ
Số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể
Ngày càng xuất hiện các đột biến có hại
Câu 6. Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do:
cônsixin ngăn cản quá trình hình thành màng tế bào
cônsixin ngăn cản khả năng tách đôi của các NST kép ở kì sau
cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào
cônsixin kích thích sự nhân đôi nhưng không phân li của NST
Câu 7. Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?
A. hiện tượng thoái hoá giống	B. tạo ra dòng thuần
C. tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm	D. tạo ưu thế lai
 Câu 8. Hiện tương ưu thế lai là
con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao
con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có đặc điểm tốt hơn
con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ	D. cả A, B Và C
Câu 9. Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
A. đột biến gen	B. đột biến lệch bội	C. đột biến đa bội	D. đột biến thể ba
Câu 10. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do:
các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về thể đồng hợp
xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại
tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau
Câu 11. Tác dụng của tia phóng xạ trong gây đột biến nhân tạo là:
kìm hãm sự hình thành thoi phân bào
gây rối loạn sự phân li NST trong quá trình phân bào
kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng xuyên qua các mô sống
làm xuất hiện đột biến đa bội
Câu 12. Trong kĩ thuật chuyển gen, vectơ là:
A. enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn	B. vi khuẩn E.coli
C. plasmit, thể thực khuân được dùng để đưa gen vào tế bào sống	D. đoạn ADN cần chuyển
Câu 13. Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là:
A. tế bào cho	B..tế bào nhận	C. thể truyền	D. enzim cắt nối
Câu 14. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lí do chính là:
A. E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi	B. E.coli có nhiều dạng trong tự nhiên
C. E.coli có cấu trúc đơn giản	D. Trong tế bào E.coli có nhiều plasmit
Câu 15. Trong kĩ thuật chuyển gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền?
A. plasmit và vi khuẩn E.coli	B. plasmit và thể thực khuẩn
C. vi khuẩn E.coli và thể thực khuẩn	D. plasmit, thể thực khuẩn và E.coli
Câu 16. Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kĩ thuật chuyển gen?
tách ADN NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
Câu 17. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen?
tạo cây bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu
sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
tạo giống lúa vàng	D. tạo ra cừu Đôly
Câu 18. Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật
chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận	B. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào E.coli
C.chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit D. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận
Câu 19. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm:
có khả năng sinh sản nhanh	B. có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN NST
mang rất nhiều gen	D. dễ nuôi trong môi trương nhân tạo
Câu 20. Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza được sử dụng để:
cắt ADN của tế bào cho ở những vị trí xác định	B. cắt mở vòng plasmit
C. nối ADN của tế bào cho với vi khuẩn E.coli D. nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit
Câu 21. Trong kĩ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của:
tế bào cho vào ADN plasmit	B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận
C. plasmit vào ADN của tế bào nhận	D. plasmit vào ADN của vi khuẩn E.coli
Câu 22. Vai trò của thể thực khuẩn trong kĩ thuật chuyển gen là:
tế bào cho	B. tế bào nhận	C. thể truyền	D. enzim cắt nối
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu 1. Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra:
tính chất của nước ối	B. tế bào tử cung của người mẹ
tế bào phôi bong ra trong nước ối	D. cả A và B
Câu 2. Những biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người là:
tạo môi trường sạch, tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến	B. sử dụng liệu pháp gen
C. sử dụng tư vấn di truyền y học	D. cả A, B, C
Câu 3. Hội chứng Down có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây?
phả hệ	B. di truyền phân tử	C. di truyền tế bào	 D. nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 4. Bệnh nào sau đây là do lệnh bội NST thường gây nên?
bệnh Đao	B. bệnh Claiphenter	C. bệnh ung thư máu	 D. bệnh Tocnơ
Câu 5. Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là
xác định số lượng NST đặc trưng ở người	B. xác định được số lượng gen trong tế bào
C. xác định được thời gian của các đợt nhân đôi NST
D. xác đinh được nhiều dị tật và bệnh di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc và số lượng NST
Câu 6. Việc ứng dụng Di truyền học vào y học đã có tác dụng:
giúp tìm hiểu được các nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền
giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, dự đoán khả năng xuất hiện các di tật trong những gia đình có phát sinh đột biến
đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa được một số bệnh di truyền ở người
cả A, B Và C
Câu 7. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ hai là bao nhiêu?
50%	B. 25%	C. 12.5%	D. 6.25%
Câu 8. Ở người bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn m nằm trên NST X quy định, alen trội M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố và mẹ lần lượt là:
XMXM và XMY	B. XMXm và XmY	C. XMXm và XMY	D. XMXM và XmY
Câu 9. Trong nghiên cứu di truyền học người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp nào?
sử dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen
phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST
tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và dịch mã
nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau
Câu 10. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không có gen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ ra con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là bào nhiêu?
12.5%	B. 25%	C. 50%	D. 100%
Câu 11. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế:
gây đột biến ở mức phân tử	B. gây bệnh ở mức độ phân tử
C. gây đột biến ở mức độ tế bào	D. gây bệnh ở mức độ tế bào
Câu 12. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường, con đầu lòng mắc hội chứng Đao, con thứ hai của họ 
chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền
không bao giờ mắc hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra
có thể mắc hội chứng Đao với tần số rất thấp
 không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến
13. Người chồng có nhóm màu B và người vợ có nhóm máu A có thể sinh son thuộc các nhóm máu nào dưới đây?
chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B	B. chỉ có nhóm máu AB
C.có nhóm máu AB hoặc nhóm máu O	D. có nhóm máu A, B, AB hoặc nhóm máu O
Câu 14. Trong các tính trạng sau đây ở người, những tính trạng trội là những tính trạng nào?
da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài	B. da trắng, tóc thẳng, môi mỏng
C. mù màu, máu khó đông	D. bạch tạng, câm điếc bẩm sinh
Câu 15. Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định:
tính trạng là trội hay lặn	B. tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định
C. tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính
D. tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp
Câu 16. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính là:
bệnh tiểu đường	B. bệnh máu khó đông	C. bệnh Đao	D. bệnh Tocnơ
Câu 17. Ở người các tật xương chi ngắn, 6 ngón, ngón tay ngắn:
là nhứng tính trạng lặn	B, được di truyền theo gen đột biến trội
C. được quy định theo gen đột biến lặn	D. là những tính trạng đa gen
Câu 18. Ở người, 3 NST 13 gây ra:
A .bệnh ung thư máu	B. sứt môi, tai thấp và biến dạng
C. ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé	D. hội chứng Đao
Câu 19. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là:
A. mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22	B. lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22
C. đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22	D. chuyển đoạn NST ở cặp 21 hoặc 22
Câu 20. Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có đặc điểm: tóc – da – lông trắng, mắt hồng. Những người này:
A. mắc bệnh bạch tạng	B. mắc bệnh máu trắng
C. không có gen quy định màu đen	D. mắc bệnh bạch cầu ác tính
Câu 21. Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen di hợp thì xác suất sinh con mắc bệnh chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
A. 0%	B. 25%	C. 50%	D. 75%
Câu 22. Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị có nhóm máu AB và thuận tay phải, người em là:
A. nam, có nhóm máu AB, thuận tay phải	B. nữ, có nhóm máu AB, thuận tay phải
C. nam, có nhóm máu A, thuận tay phải	D. nữ, có nhóm máu B, thuận tay phải
Câu 23. Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi:
chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ
chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính
chúng được hình thành từ một hợp tử
chúng được hình thành từ một phôi
Câu 24. Bệnh teo cơ là do đột biến gen lặn trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên NST Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới	B. bệnh chỉ xuất hiện ở nữ
C. bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới	D. bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới
Câu 25. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào do lệch bội NST thường gây nên?
A. bệnh Đao	B. bệnh mù màu	C. bệnh máu khó đông	D. bệnh ung thư máu
Câu 26. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên NST Y. Người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen gây bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen gây bệnh. Con của họ sẽ như thế nào?
tất cả con trai và con gái không mắc bệnh
tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh
 con gái mù màu, con gái không mù màu, con trai mù màu, con trai không mù màu
tất cả con gái không mù màu, con trai mù màu, con trai bình thường
Câu 27. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên NST Y. Người vợ có bố, mẹ đều mù màu. Người chồng có bố mù màu, mẹ không mang gen gây bệnh. Con của họ sẽ như thế nào?
A. tất cả con trai và con gái không mắc bệnh
B. tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. con gái mù màu, con gái không mù màu, con trai mù màu, con trai không mù màu
D. tất cả con gái không mù màu, con trai mù màu, con trai bình thường
BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Câu 1. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì:
chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay ko còn chức năng hoặc chức năng tiêu giảm
chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng
Câu 2. Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
I. xương cùng	II. ruột thừa	III. răng khôn
IV. những nếp ngang ở vòm miệng	V. tá tràng
I, II, III, IV	B. I, II, III, V	C. II, III, IV, V	D. I, III, IV, V
Câu 3. Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều điểm giông nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau
điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau
điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau
cả B và C
Câu 4. Câu nào trong các câu dưới đây nói về CLTN đúng với quan niệm của Đacuyn
CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể
CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen
CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau
Cả A, B Và C
Câu 5. Tiến hoá nhỏ là:
quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài
quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần xã	D. cả B và C
Câu 6. Tiến hoá lớn là quá trình:
biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài
biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
biến đổi trong loài dẫn đến hình thành loài mới	D. phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen
Câu 7. Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là
khẳng định vai trò của ngoại cảnh đối với sự biến đổi của sinh vật
chứng minh rằng, sinh vật ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp
đề xuất quan điểm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn
nêu ra xu hướng tệm tiến vốn có của sinh vật
Câu 8. Học thuyết Đacuyn:
chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
đi sâu vào con đường hình thành loài mới	D. cả A, B Và C
Câu 9. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
cá thể	B. quần thể	C. nòi 	D. loài
Câu 10. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbec là:
trong quần thể ngẫu phối, tần số tương đối các alenthuộc mỗi gen được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
tỷ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn đinh
tỷ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định
tỷ lệ dị hợp giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tử tăng dần
Câu 11. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là
phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau
phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể
quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 12. Sự tồn tại song song các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích bằng những nguyên nhân nào?
nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm
tổ chức cơ thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi tốt với hoàn cảnh sống đều tồn tại
cường độ CLTN là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm	D. cả B và C
Câu 13. Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi
thành phần KG hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ
tần số alen và tần số KG của quần thể duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau
có cấu trúc đa hình
14. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp
gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác
gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng trong môi trường khác có thể vô hại hoặc có lợi
đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại
I, II 	B. II và IV	C. I và III	D. II và III
 Câu 15. Đối tượng của quá trình CLTN trong tiến hoá là:
cá thể	B. loài và bộ	C. quần thể và quần xã	D. nòi và giống
Câu 16. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài	B. tốc độ sinh sản của loài
C. áp lực CLTN	D. cả A, B Và C
Câu 17. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai quần thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
khi hai quần thể sống trong hai sinh cảnh khác nhau	 B. khi hai quần thể có đặc điểm hình thái khác nhau
C. khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau D. khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau
Câu 18. Câu nào sau đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?
không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản
môi trương địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách li địa lí
Câu 19. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù sống chung trong hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài này lại giao phối với nhau và sinh con.
Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:
cách li tập tính	B. cách li sinh thái	C. cách li sinh sản	D . cách li đại lí
Câu 20. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì
quần thể cây 4n có sự khác biệt quần thể cây 2n về số lượng NST
quần thể cây 4n không thể giao phấn với các cây của quần thể cây 2n
quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ
quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái , kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của QT cây 2n
Câu 21. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52?
loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ
loài bông này có lẽ được hình thành bằng con đường cách li địa lí
loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm đa bội hoá
loài bông này được hình thành bằng con đương đa bội hoá
Câu 22. Động lực của CL nhân tạo là:
sự đào thải các biến dị không có lợi	B. nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người
C. các tác động của điều kiện sản xuất như: thức ăn, kĩ thuật chăm sóc,..	D. sự tích luỹ các biến dị có lợi
Câu 23. Động lực của CLTN là:
các tác nhân của điều kiện sống trong tự nhiên
sự đào thải các biến dị không có lợi và tích luỹ các biến dị có lợi
sự đấu tranh sinh tồn của các cơ thể sống
nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người
Câu 24. Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật 

File đính kèm:

  • doctracnghiem huongdan onTNtheochuanKT.doc