Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 50: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo)

- Tốc độ trao đổi chất của chuột chù nhanh nhất trong số các loài động vật, thậm chí còn nhanh hơn cả chim ruồi.

- Chuột chù rất thông minh. Trọng lượng bộ não của chúng chiếm 10% trọng lượng toàn cơ thể.

 

pptx55 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 50: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài 50: ĐA DẠNG LỚP THÚ(tt ) 
BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM-BỘ ĂN THỊT 
 I. 
Bộ ăn sâu bọ 
I. BỘ ĂN SÂU BỌ Một số đại diện của lớp sâu bọ 
 Chuột chù 
Chuột chũi  
- Đặc điểm cơ thể: 
+ Có kích thước nhỏ. 
+ Mõm nhỏ kéo dài thành vòi ngắn. 
+ Có tuyến hôi hai bên sườn. 
+ Có các răng đều, nhọn. 
=>Tập tính: Đào bới đất, đám lá rụng để tìm thức ăn. 
Chuột chù 
Cấu tạo ngoài của chuột chù? 
Chuột chù giúp loại bỏ côn trùng, sên và những loài sâu bọ có hại cho vườn tược. 
- Tốc độ trao đổi chất của chuột chù nhanh nhất trong số các loài động vật, thậm chí còn nhanh hơn cả chim ruồi. 
- Chuột chù rất thông minh. Trọng lượng bộ não của chúng chiếm 10% trọng lượng toàn cơ thể. 
- Bộ lông của chuột chù ngắn, mềm, dày, có màu nâu hoặc màu xám. 
Đa số chuột chù sống trên mặt đất. Một số vừa sống dưới đất , vừa sống trên cây trong khi một số khác sống gần nguồn nước .  
T hường ăn thức ăn ôi thiu nên có mầm bệnh gây hại con người . 
Các loại chuột chù thường phân bố ở đâu trên thế giới? 
10 
Trả lời: 
C huột chù có rất nhiều loại phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới , đặc biệt là khu vực châu Á (nhất là khu vực Đông Nam Á) và châu Phi. 
11 
- Đặc điểm cơ thể: 
 +Có kích thước nhỏ(9-16cm) 
 +Mõm nhỏ kéo dài thành vòi ngắn 
 +Chi trước ngắn 
 +Bàn tay to rộng 
 +Ngón tay to khỏe 
=> Tập tính : Đào hang 
Cấu tạo ngoài của chuột chũi ? 
Chuột chũi 
Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc. 
Thường ăn đồ ăn thiu nên có mầm bệnh trong cơ thể, gây hại cho con người. 
Sinh ra thì mù lòa, trưởng thành thì mù màu 
Câu hỏi: 
Tại sao khi bị ánh sáng mặt trời chiếu vào, chuột chũi có khả năng sẽ chết? 
- D o sống lâu trong đất, t rong cơ thể chuột chũi không có cấu tạo thích nghi với sự toả nhiệt, nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể biến đổi lớn, tần số hô hấp của nó sẽ tăng lên. => Nó sẽ chết. 
Trả lời 
Bộ răng và lông xúc giác của bộ ăn sâu bọ 
Răng của bộ ăn sâu 
bọ gồm những răng 
nhọn, răng hàm, có 
đến 3, 4 mấu nhọn  
  Lông xúc giác dài trên mõm 
Một số đại diện khác thuộcbộ ăn sâu bọ 
Chuột chũi mũi sao 
Chuột chù lùn răng trắng 
Chuột chũi Cuba 
Chuột chũi mũi sao 
Bộ ăn sâu bọ 
Đại diện: Chuột chù, chuột chũi. 
Đặc điểm: 
	+ Mõm dài, răng nhọn. 
	+ Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, đặc biệt là lông xúc giác. 
	+ Chi trước ngắn , ngón tay khỏe, bàn tay rộng. 
Có thể bạn chưa biết? 
 Chuột chù ( chuột xạ ) có mùi hôi rất đặc trưng được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân chuột. Nhưng đối với họ hàng nhà chuột chù, thì đây là “hương thơm” để chúng nhận ra nhau. Hương thơm này càng nồng nặc hơn về mùa sinh sản của chúng. 
 Chuột chũi sống đào hang trong đất, bộ lông dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn trong lông. Trong khi đi, đuôi va chạm vào thành đường hầm nhờ những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật nhận biết được đường đi. 
II. 
Bộ gặm nhấm 
II. BỘ GẶM NHẤM Hãy kể tên một số đại diện của bộ gặm nhấm mà bạn biết?  
Chuột đồng 
Sóc đỏ 
Nhím 
Sóc chuột 
Sơ lược về 
Bộ gặm nhấm 
- Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, chiếm 40%. 
- Người ta ước tính có khoảng 2277 loài động vật gặm nhấm. 
- Là bộ động vật có nhau thai duy nhất. 
- Thức ăn của thú gặm nhấm là gì? 
- Cách ăn như thế nào? 
Câu hỏi: 
Thức ăn của bộ gặm nhấm 
- Phần lớn động vật gặm nhấm ăn hạt hay thực vật, mặc dù một số có khẩu phần thức ăn biến đổi hơn. Một vài loài là những động vật phá hoại, ăn và tàn phá các kho dự trữ lương thực của loài người cũng như là nguồn gốc lan truyền dịch bệnh. 
Đặc điểm răng thích nghi với đời sống gặm nhấm 
Bộ răng của Bộ Gặm Nhấm có gì thích nghi với đời sống ăn gặm nhấm? 
Trả lời: Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh; răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống (gọi là khoảng trống hàm) 
Răng cửa 
Khoảng trống hàm 
Răng hàm 
Bộ răng gặm nhấm 
Tại sao có tên là bộ gặm nhấm ? 
II. Bộ gặm nhấm 
Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím 
Đặc điểm: Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: 
	+ Răng cửa lớn, mọc dài liên tục . 
	+ Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm. 
Em có biết?? 
- Tác hại ghê gớm của chuột: Đó là khả năng phát triển nòi giống của chuột nhanh một cách khủng khiếp. Một năm một đôi chuột có thể sinh sản 2-4 lứa, mỗi lứa để 2-15 con, tuổi trưởng thành sinh dục chỉ khoảng 1-3 tháng. Bằng cách tính toán người ta thấy rằng một đôi chuột sau một năm có thể sinh sản được 800 cháu chắt, ăn hết gần 200kg lương thực gây hại rất lớn cho mùa màng, nhất là tập tính gặm nhấm cây cỏ, các vật cứng ngay cả khi không đói, vì vậy răng bị mòn đi, nhưng răng lại có khả năng dài liên tục. Cũng may,, tuổi thọ của chuộ t thường chỉ dưới một năm và khi số lượng chuột phát triển quá lớn thì chúng sẽ mắc bệnh dịch mà chết bớt đi. Tuy nhiên phòng và diệt chuột vẫn luôn luôn là trách nhiệm quan trọng trong ngành nông nghiệp. 
Em có biết?? 
32 
III. 
Bộ ăn thịt 
III. BỘ ĂN THỊT Hãy kể tên một số đại diện của bộ ăn thịt mà bạn biết? 
Báo 
Hổ 
Chó sói lửa 
M èo 
Sơ lược về 
Bộ ăn thịt 
- Là bộ bao gồm trên 260 loài động vật có vú. 
- Hiện nay bộ Ăn thịt chia làm hai phân bộ là Phân bộ dạng mèo và Phân bộ dạng chó. 
Bộ Ăn thịt có những cách bắt mồi nào? 
Rình mồi và vồ mồi (Hổ, báo...) 
Đuổi mồi và bắt mồi (chó sói) 
Tập tính của một số thú ăn thịt 
* Hổ: thường săn mồi vào ban đêm, vuốt có thể giương ra khỏi đệm thịt, săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi. 
Tập tính của một số thú ăn thịt 
* Chó sói lửa: thường săn mồi về ban ngày, vuốt cùn không thu được vào trong đệm thịt, săn mồi theo đàn bằng cách đuổi mồi. 
Răng cửa 
Răng nanh 
Răng hàm 
Răng của bộ Ăn thịt có những đặc điểm gì? 
Vuốt cong 
Đệm thịt dày 
Chân của bộ ăn thịt có đặc điểm gì? 
Vì sao Chó và Mèo đều là thú ăn thịt, nhưng đặc điểm cấu tạo răng, hàm, vuốt của chúng lại khác nhau ? 
TRẢ LỜI 
Chó bắt mồi bằng cách rượt đuổi và dùng hàm răng để bắt mồi . Nên hàm phải dài và rộng , răng nanh phải lớn để giữ chặt mồi . 
Mèo bắt mồi bằng cách rình và vồ mồi nên vuốt của nó sắc dài,việc bắt và giữ mồi hoàn toàn phụ thuộc vào 2 chi trước . Nên răng nanh và hàm của mèo kém phát triển hơn của chó. 
Trình bày đặc điểm của bộ ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt? 
Trả lời 
Bộ răng: gồm răng cửa sắt nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹt. 
Móng chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. 
III. Bộ ăn thịt 
Đại diện: Mèo, chó sói, báo, 
Đặc điểm: Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: 
	+ Răng cửa ngắn, sắc. 
	+ Răng nanh lớn, dài, nhọn. 
	 + Răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc. 
- Móng chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày. 
- Sống đơn độc là chỉ t ậ p tính sống của thú tách rời đồng loại phần lớn thời gian trong năm. Nhiều loài thú ăn thịt như mèo rừng, báo, cầy hương, cầy giông chỉ thời kì động dục thú đực mới sống thành đôi. Thú cái cũng có thời gian sống đơn độc, đó là ngoài thờ i gian sinh sản và nuôi con. 
Em có biết?? 
NHỔ CÀ RỐT 
Giờ ta sẽ cho con tự nhổ cà rốt. 
Bác ơi! Cháu đói lắm ! Bác cho cháu củ cà rốt được không ạ? 
Được chứ! Nhưng để ta xem con ở trường có học hành đàng hoàng không thì ta mới cho. 
Con có dám thử không? 
Dạ. Con đồng ý. 
A : Con Sóc. 
Chuyền cành mau lẹ 
Có cái đuôi bông 
Hạt dẻ thích ăn 
Con gì thế nhỉ ? 
 A B C D 
B : Con Chuột Bạch. 
C : Con Khỉ. 
D : Con Nhím. 
Chuột đồng là đại diện của B ộ nào? 
 A B C D 
A : Bộ Ăn Cỏ. 
B : Bộ Gặm Nhấm. 
C : Bộ Ăn Thịt. 
D : Bộ Ăn Sâu Bọ. 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (): 
Đặc điểm bộ răng của bộ   : thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.  
 A B C D 
A : Ăn Sâu Bọ. 
B : Ăn Cỏ. 
C : Ăn Thịt. 
D : Gặm Nhấm. 
Đặc điểm bộ răng của B ộ thú Ăn sâu bọ  là: 
 A B C D 
A : Răng nanh nhỏ, răng cửa và răng hàm lớn. 
B : Răng cửa ngắn; răng nanh lớn, dài, nhọn; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc. 
C : Răng nhọn, răng hàm có 3, 4 mấu nhọn. 
D : Thiếu răng nanh , răng cửa rất lớn. 
Chọn từ chưa chính xác trong câu sau : 
Bộ thú Ăn sâu bọ có thị giác phát triển và khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi. 
 A B C D 
A : Và khứu giác rất phát triển. 
B : Thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.  
C : Đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm. 
D : Có thị giác phát triển. 
Cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_7_bai_50_da_dang_cua_lop_thu_tiep_the.pptx
Bài giảng liên quan