Bài giảng Sinh học - Một case lâm sàng

• Nữ, 6 tuổi, học lớp lá

• L con: 3/3.

• Từ khoa nội chuyển qua, đã khám tổng quát tại BV Vũng Tàu: Kết quả bình thường.

• Nơi đến trị liệu: Khoa Tm Lý bệnh viện Nhi Đồng 2

• Ngy bắt đầu trị liệu: 18/10/2006.

• Người đưa đến khm : ba thân chủ.

• Nơi chuyển đến: khoa nội Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM chẩn đoán rối loạn tâm lí

• Lí do đến khám: Có hiện tượng co cứng tay chân khi bị la mắng, đánh đập.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Một case lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MỘT CASE LÂM SÀNG Báo cáo viên: TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thơng tin về thân chủ 	Nữ, 6 tuổi, học lớp láLà con: 3/3.Từ khoa nội chuyển qua, đã khám tổng quát tại BV Vũng Tàu: Kết quả bình thường. Nơi đến trị liệu: Khoa Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 2Ngày bắt đầu trị liệu: 18/10/2006.Người đưa đến khám : ba thân chủ.Nơi chuyển đến: khoa nội Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM chẩn đoán rối loạn tâm líLí do đến khám: Có hiện tượng co cứng tay chân khi bị la mắng, đánh đập.Triệu chứng - Thân chủ khóc nức, co cứng tay chân, dọa ngất khi bị ai lớn tiếng la mắng, đánh đập. - Lười ăn, mẹ phải xúc cho thân chủ ăn. Aên rất ít. - Người gày gò và xanh xao. Gần 6 tuổi cháu chỉ nặng 15 kg. - Hiện nay cháu không thích đi học - Lần thứ 2 đến khám bé kêu đau bụng. TIỀN SỬ GIA ĐÌNH- Thân chủ đang sống chung với ba, mẹ, anh trai (12 tuổi) và chị gái (8 tuổi). - Khi chị gái của thân chủ được 9 tháng, người mẹ có bầu (thân chủ). Ba mẹ thân chủ đã có 2 con (1 trai và 1 gái), nên họ chưa muốn sinh con - Thân chủ nặng 2,3 kg lúc mới sanh. Người mẹ rất vất vả khi phải nuôi 2 đứa con gái (1 đứa 18 tháng và 1 đứa mới sanh- thân chủ). - Thân chủ phát triển bình thường về vận động và ngôn ngữ. Bé hay hờn dỗi và đánh nhau với chị gái. - Người cha lo mọi việc trong gia đình: Sáng dậy sớm cho heo ăn, cho ba anh em ăn sáng và chở đi học, lấy hàng về cho mẹ bán. Ba mua sắm mọi thứ trong nhà kể cả quần áo của 3 anh em. Ba rất nóng tính, hay nói to tiếng và quát tháo mọi người trong gia đình. - Người mẹ nói nhiều, bà tự nhận bà hay la và đánh các con. - Thân chủ thích chơi với chị gái, nhưng chị nó không thích chơi với nó. Người chị gái cũng gày gò. - Thân chủ hay bị ba, mẹ, anh trai và cả chị gái đánh. Khi thân chủ được 3 tuổi, nó nhõng nhẽo và hay ăn vạ, mỗi khi không đồng ý điều gì nó đều la khóc và lăn ra đất rãy đành đạch. Một lần nó và chị gái đánh nhau, ba quát rất lớn, (theo mẹ, chưa bao giờ ba la lớn như thế). Đứa bé khóc rất lâu nhưng không ai dỗ nó, bất ngờ nó lên lên cơn co cứng và co giật kế tiếp nhau. Ba mẹ sợ quá, vội vàng xoa tay chân cho nó, chừng 5-7 phút thì hết. Mẹ vội vàng bế bé đi bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán là thiếu canxi (có uống canxi). Sau đó một thời gian dài ba không la mắng nó. - Khoảng 1 năm sau, có chuyện với chị gái, nó khóc ăn vạ rất lâu, không ai dỗ, nó lại bị lên cơn co cứng tay chân, lần này mẹ cũng xoa tay chân của nó chừng 5-7 phút thì hết. - Cách đây 2 tuần, bé bị bạn ở lớp đánh khi dành chỗ của bạn, cháu khóc rất lâu, vì gần đến giờ ăn trưa cô giáo mải chia cơm cho các bạn và không dỗ nó. Bé lại lên cơn co cứng tay, chân. - Ba mẹ đều nói bé học giỏi, nhưng vì thấy cháu nhỏ quá nên khai thấp tuổi của bé xuống để cháu học lại lớp lá một năm nữa (bé đẻ ngày 25/12/2000 giấy khai sinh 25/1/2001). - Người cha nhận xét thân chủ rất điệu, ông hay mua quần áo cho cả 3 chị em, ba mua cái nào chị và anh nó đều mặc, còn nó thì phải đưa đi chọn, nếu không nó toàn bắt ba đi đổi nhiều lần mới vừa ý. - Thân chủ nói thương mẹ nhất, tối ngủ với mẹ, nhà trị liệu hỏi: Con có thương ba không? bé trả lời: “nỏ biết”, ba dỗ ngủ với ba, nó không chịu.NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ. - Thân chủ tỏ ra không sợ sệt, không lo lắng. - Thân chủ hiểu hết các câu hỏi của nhà trị liệu. - Bé Ít nói. Nhà trị liệu hỏi gì thì trả lời, hay dùng từ “nỏ biết”- Cháu nói: Ba hay la mắng, chị hay đập (đánh), nhà trị liệu hỏi ngay: “Vì sao chị đập con”, bé trả lời: “nỏ biết”. Cô giáo hay đập: “Vì sao cô giáo đập con”, bé trả lời “nỏ biết”. - Thân chủ có các cơn khóc nức kéo dài, các cơn cáu giận, các biểu hiện co cứng khi không đồng ý điều gì. - Cơ chế tự vệ: Co cứng vận động các chi, khó thở, khóc nức. CHẨN ĐỐNhysteri chuyển di có nguồn gốc tâm lí (khởi phát triệu chứng xuất hiện liên quan đến cảm xúc – giận hờn khi bị ba la mắng), xuất hiện lại khi bị người khác la mắng, đánh đập). MỤC TIÊU TRỊ LIỆU2. Thông báo cho ba mẹ thân chủ hiểu các nguyên nhân gây bệnh và tạo những điều kiện thuận lợi cho trẻ và loại trừ các yếu tố không thuận lợi gây nên tình trạng bệnh của trẻ 3. Giải thích để bé hiểu rõ mình không có bệnh gì. 4. Cần lưu ý đến việc giáo dục nhân cách của thân chủ: Tính nhõng nhẽo, đành hanh, bịa đặt. 1. Tìm hiểu thêm về trí tuệ và tình cảm của thân chủ. CÁCH TIẾN HÀNH1. Cho trẻ vẽ tranh để hiểu thêm về trí tuệ và tình cảm của trẻ 2. Trị liệu gia đình. Tư vấn cho ba mẹ về cách cư xử của gia đình: Gò ép học, ăn uống, lúc thì nuông chiều qúa mức, lúc lại la mắng đánh đập(Chú ý quan hệ giữa bé và từng thành viên trong gia đình). 3. Tư vấn ba mẹ trao đổi với cô giáo, qua cô giáo đến các trẻ khác trong lớp học. Tạo môi trường thân thiện xung quanh trẻ. Cô giáo tổ chức cho trẻ chơi, vẽ, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện trong lớp. CÁCH TIẾN HÀNH4. Trị liệu cá nhân: khẳng định thân chủ không có bệnh gì, khuyến khích thân chủ vẽ, hát, kể chuyện, đọc thơ, chơi các trò chơi đóng vai vơi các bạn . 

File đính kèm:

  • pptTam_benh_hoc.ppt
Bài giảng liên quan