Bài giảng Sinh học - Sinh lý hệ tiêu hóa

• Trình bày chức năng các cơ quan của bộ máy tiêu hóa.

• Nêu sự điều hòa hoạt động các cơ quan.

• Mô tả quá trình tiêu hóa, hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng.

• Trình bày chức năng sinh lý của gan và tụy.

 

ppt86 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học - Sinh lý hệ tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ùt acid sẽ gây đóng tâm vị, cho đến khi môi trường acid trong dạ dày được khôi phục... Nhờ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, cho thức ăn xuống dạ dày nhưng ngăn cách các chất từ dạ dày trào ngược vào thực quản.Date22Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀY	Cơ chế đóng mở tâm vị phụ thuộc vào bài tiết acid của dạ dày. Tăng bài tiết acid (viêm, loét dạ dày) làm tâm vị dễ mở gây ợ hơi, ợ chua. Tăng áp suất trong ổ bụng (vác nặng, mang thai) cũng có thể gây ợ hơi.Date23Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYThân và hang dạ dày:Sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, 5-10 phút sau sẽ xuất hiện những làn sóng co bóp theo kiểu nhu động lan truyền dọc thân dạ dày xuống đến vùng hang vị và môn vị. Sóng này có đặc điểm:Cứ 15-20 giây lại xuất hiện một đợt sóng nhu động.Càng lan xa sóng càng mạnh.Môi trường dạ dày càng acid thì nhu động càng mạnh.Date24Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYỞ vùng thân dạ dày, nhu động làm cho dịch vị ngấm sâu vào khối thức ăn, làm tan rã phần xung quanh khối này và kéo những mảnh thức ăn rời ra xuống vùng hang. Ở vùng hang, nhu động nghiền nát thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong dạ dày.Date25Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYMôn vị:Môn vị có cơ thắt riêng, khá mạnh.Bình thường ngoài bữa ăn, môn vị hé mở; bắt đầu bữa ăn môn vị đóng chặt lại. Khi thức ăn đã bị tiêu hóa thành vị trấp trong dạ dày, nhu động dạ dày mạnh lên đến mức mỗi khi có sóng nhu động lan tới phần đầu vùng hang thì nó ép vào khối thức ăn chứa đựng ở đây, làm mở môn vị dồn vị trấp xuống ruột tá; xuống đến đây vị trấp kích thích ruột tá gây phản xạ (phản xạ ruột) làm môn vị đóng lại cho tới khi môi trường kiềm của ruột tá được khôi phục. Như vậy sóng nhu động vừa là nguyên nhân làm mở môn vị, vừa là nguyên nhân gây đóng môn vị, do đó môn vị mở rồi đóng lại ngay khiến cho thức ăn xuống ruột từng ít một, được tiêu hóa và hấp thu triệt để.Date26Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYHoạt động cơ học của môn vị phối hợp cùng với chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày làm cho người ta ăn thành bữa nhưng tiêu hóa và hấp thu gần như liên tục cả ngày, cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ thể liên tục, phù hợp với tiêu hao liên tục do chuyển hóa.Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày phụ thuộc tuổi, giới, hoạt động thể lực, trạng thái tâm lý, nhưng phụ thuộc trước hết vào bản chất hóa học của thức ăn: glucid lưu lại trong dạ dày trung bình 4 giờ, protid 6 giờ và lipid 8 giờ.Date27Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYĐiều hòa hoạt động cơ học dạ dày:Hoạt động cơ học của dạ dày được thực hiện tự động dưới sự chi phối của đám rối Auerbach nằm giữa các lớp cơ của dạ dày. Đám rối được điều hòa bởi hệ thống thần kinh thực vật thông qua dây X.Kích thích đám rối làm tăng hoạt động.Gastrin, motilin, histamin cũng làm tăng hoạt động cơ học của dạ dày.Date28Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYHoạt động bài tiết của dạ dày:Dịch vị:Dịch tiêu hóa của dạ dày là dịch vị, được tiết từ các tuyến của dạ dày. Tuyến dạ dày có 3 loại tế bào:Tế bào chính: tiết enzym tiêu hóa.Tế bào viền: tiết HCl, yếu tố nội tại.Tế bào nhầy: tiết chất nhầy, NaHCO3 và các muối khoáng.Tỉ lệ các tế bào này thay đổi tùy từng vùng của dạ dày.Dịch vị tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu, quánh, pH  1. Thành phần dịch vị gồm:Date29Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀY Các enzym tiêu hóa:Pepsinogen: là dạng tiền men, trong môi trường có pH < 5,1 được chuyển thành pepsin là dạng hoạt động, có tác dụng phân giải protid thành polypeptid.Men sữa (presure): pH thích hợp 5-6, pH < 1,5 không còn tác dụng. Men sữa có tác dụng phân hóa sữa thành caseinat Ca kết tủa (sẽ được pepsin tiêu hóa như protid) và lactoserum được đưa ngay xuống ruột non tiêu hóa như glucid.Lipase dịch vị: pH thích hợp 5-6, có tác dụng tiêu hóa một số lipid đã được nhũ tương (lipid của sữa, trứng) thành acid béo và glycerol.Date30Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYHCl có tác dụng:Họat hóa pepsinogen thành pepsin.Tạo pH thích hợp cho pepsin họat động.Phá hủy màng bao cơ giúp pepsin tiêu hóa protid.Sát khuẩn thức ăn.Thủy phân cellulose của những thực vật còn non.Góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị.Date31Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYChất nhày: bảo vệ niêm mạc dạ dày chống sự phá hủy của HCl và pepsin.Yếu tố nội tại: là một glucoprotein có TLPT 60.000, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu vitamin B12.Date32Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYĐiều hòa tiết dịch vị:Cơ chế thần kinh: tác động thông qua dây X. Dây X phân nhánh vào đám rối thần kinh Meissner, từ đây có các sợi đi đến các tế bào chính, nhầy, viền. Kích thích dây X gây tăng tiết dịch vị, cả về thể tích lẫn hàm lượng HCl và pepsin. Chất trung gian dẫn truyền thần kinh là acetylcholin.Date33Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYCác yếu tố kích thích dây X:Phản xạ không điều kiện: các kích thích cơ học niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày nhất là vùng hang vị; trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng,...Phản xạ có điều kiện: các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn như hình ảnh, màu sắc, mùi vị thức ăn,...Date34Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYCơ chế thể dịch:Gastrin: được tiết ra từ tế bào G ở niêm mạc vùng hang dạ dày dưới tác dụng của các sản phẩm tiêu hóa protid, sự căng phồng của dạ dày hoặc thần kinh X. Gastrin vào máu và quay lại tác động trên dạ dày kích thích tế bào viền và tế bào chính tiết HCl và pepsinogen. Thời gian tác dụng của Gastrin kéo dài hơn thời gian tác dụng của thần kinh.Date35Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYHistamin: là sản phẩm chuyển hóa của histidin, tác động lên receptor H2 của tế bào viền gây tăng tiết HCl.Hormon vỏ thượng thận: glucocorticoid của vỏ thượng thận không phải là yếu tố sinh lý điều hòa bài tiết dịch vị nhưng khi được bài tiết nhiều cũng làm tăng tiết dịch vị.Prostaglandin A2: ức chế tiết dịch vị.Date36Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYCác giai đọan tiết dịch vị:Giai đọan tâm lý: xảy ra trong giai đọan đầu khi thức ăn chưa xuống đến dạ dày. Các xung thần kinh từ các phản xạ không điều kiện hoặc có điều kiện thông qua thần kinh X tác động lên dạ dày làm bài tiết 10% tổng lượng dịch vị trong một bữa ăn, còn gọi là dịch vị tâm lý.Giai đọan dạ dày hay giai đọan hóa học: khi thức ăn vào đến dạ dày, dưới tác động của Gastrin, dịch vị càng được tiết nhiều hơn, chiếm 60-70% tổng lượng dịch vị.Giai đọan ruột: khi thức ăn xuống tá tràng, các hormon do niêm mạc ruột tiết ra có tác dụng ức chế họat động bài tiết của dạ dày.Date37Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở DẠ DÀYHọat động hấp thu của dạ dày:	Tuy thức ăn ở dạ dày lâu nhưng sự hấp thu không đáng kể. Dạ dày chỉ hấp thu rượu và một ít nước.Date38Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT NONDate39Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT NON	Ruột non là đọan ống tiêu hóa dài nhất (từ 300-600 cm) và cũng có chức năng tiêu hóa mạnh nhất vì có khả năng hòan thành quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.HỌAT ĐỘNG CƠ HỌC CỦA RUỘT NON:Co thắt: do lớp cơ vòng co lại, khỏang 10 giây/đợt, làm dịch tiêu hóa ngấm sâu vào khối thức ăn trong ruột.Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc ở 2 bên thành ruột thay nhau co dãn làm cho các đọan ruột lật qua lại, gíup dịch tiêu hóa trộn lẫn vào khối thức ăn, tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn.Date40Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT NONNhu động: là những co thắt, lan truyền theo kiểu làn sóng từ dạ dày xuống ruột già với tốc độ 3m/giây, có tác dụng vận chuyển thức ăn.Phản nhu động: ngược với nhu động, làm kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong ruột non.Date41Sinh lý hệ tiêu hóaDate42Sinh lý hệ tiêu hóaDate43Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT NONHọat động cơ học của ruột non được thực hiện tự động dưới sự điều khiển của đám rối thần kinh Auerbach thông qua dây X. Kích thích dây X, motilin, kích thích tại chỗ do giun, do viêm ruột,... làm tăng nhu động của ruột non. Ngược lại kích thích thần kinh giao cảm làm giảm nhu động ruột non.Date44Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NON	Ruột non có 3 lọai dịch: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.Dịch tụy:Do các nang tụy của phần ngọai tiết tiết ra. Nang tụy có 2 lọai tế bào:Tế bào nang: tiết các enzym tiêu hóa.Tế bào trung tâm nang: tiết nước và NaHCO3Date45Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤYThành phần và tác dụng của dịch tụy:	Dịch tụy tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu, pH = 7,8-8,4. Thành phần dịch tụy bao gồm: Nhóm enzym tiêu hóa protid:Trypsinogen: được họat hóa thành trypsin bằng các cơ chế sau:Họat hóa bởi enterokinase, một enzym của dịch ruột.Họat hóa bởi chính trypsin vừa xuất hiện.Tự động họat hóa, ở pH = 7,9, khi có ứ đọng dịch tụy.Trypsin có tác dụng phân gỉai protid của thức ăn thành các chuỗi polypeptid, đồng thời họat hóa các enzym tiêu protid khác.Date46Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤYChymotrypsinogen: trong môi trường kiềm, được họat hóa thành Chymotrypsin, có tác dụng phân giải protid.Procarboxypolypeptidase: dưới tác dụng của trypsin, chuyển hóa thành carboxypolypeptidase có tác dụng phân giải chuỗi polypeptid thành các acid amin.Date47Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤYSự tác động phối hợp của các enzym này làm cho mọi protid của thức ăn đều bị phân giải thành acid amin, quá trình tiêu hóa protid hòan tất. Trong đó trypsin giữ vai trò đặc biệt quan trọng.Date48Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤY Nhóm enzym tiêu hóa lipid:Lipase dịch tụy: phân giải triglycerid của những lipid đã nhũ tương hóa thành monoglycerid, glycerol và acid béo.Phospholipase: phân giải phospholid thành phosphat và diglycerid.Cholesterol esterase: phân giải cholesteron thành acid béo và sterol.Các enzym nhóm này làm cho mọi lọai lipid của thức ăn đều bị tiêu hóa hòan tòan.Date49Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤY Nhóm enzym tiêu hóa glucid:Amylase dịch tụy: trong môi trường kiềm (pH = 7,1) có tác dụng phân giải tinh bột thành mantose.Mantase: phân giải mantose thành glucose.Hai enzym này phân giải tòan bộ tinh bột của thức ăn thành glucose.Date50Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤY NaHCO3: tuy không phải là enzym tiêu hóa nhưng NaHCO3 có một vai trò quan trọng, có thể sánh với HCl của dịch vị. NaHCO3 tạo pH cần thiết cho sự họat động của các enzym tiêu hóa của dịch tụy.Date51Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH TỤYĐiều hòa bài tiết dịch tụy:Cơ chế thần kinh: các phản xạ không điều kiện và có điều kiện kích thích dây X gây tăng tiết dịch tụy (giống như đối với dịch vị).Cơ chế thể dịch:Secretin: dưới kích thích của HCl từ dịch vị, niêm mạc đoạn đầu ruột non tiết secretin. Secretin theo máu tới kích thích các nang tụy làm tăng bài tiết nuớc và NaHCO3 (hepatocrinin).Pancreozymin (cholecystokinin = CCK): các sản phẩm tiêu hóa của protid và lipid kích thích niêm mạc đoạn đầu ruột non bài tiết CCK. CCK gây tăng bài tiết các enzym tiêu hóa của dịch tụy.Date52Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH MẬTThành phần và tác dụng của mật:Mật là sản phẩm bài tiết của gan, trung bình một ngày gan tiết được khoảng 500ml dịch mật. Dịch mật là một chất lỏng trong suốt, có màu thay đổi tùy theo mức độ cô đặc và thành phần của sắc tố chứa đựng, từ màu xanh tới màu vàng, pH = 7 – 7,7. Mật bao gồm muối mật (có tác dụng tiêu hóa), sắc tố mật và các chất khác bài tiết theo mật.Date53Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH MẬTMuối mật: có tác dụngNhũ tương hóa lipid trong thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid.Giúp hấp thu các vitamin tan trong lipid như vitamin A, D, E, K.Chống sự lên men thối và làm tăng nhu động của ruột.Kích thích bài tiết mật.Date54Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH MẬTSắc tố mật (bilirubin): là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin, không có tác dụng tiêu hóa nhưng nhuộm vàng những chất chứa nó.Các chất khác: cholesterol, acid béo,...Date55Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH MẬTĐiều hòa bài tiết mật:Cơ chế thần kinh: các phản xạ không điều kiện và có điều kiện kích thích dây X gây tăng tiết dịch tụy (giống như đối với dịch vị).Cơ chế thể dịch:Secretin: gây tăng sản xuất mật ở gan.CCK, MgSO4: gây co túi mật, tăng bài xuất mật vào ruột tá.Date56Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH RUỘT	Các thành phần của dịch ruột có nguồn gốc khác nhau.Tuyến ruột (tuyến Lieberkuhn): bài tiết nước và các muối vô cơ.Tế bào niêm mạc ruột: tiết các enzym tiêu hóa.Tế bào nhầy: tiết chất nhầy.Date57Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH RUỘTThành phần và tác dụng của dịch ruột:Dịch ruột là một chất lỏng, có độ quánh cao và đục vì có các tế bào bong ra và các mảnh tế bào vỡ. Thành phần chủ yếu là các men tiêu hóa.Nhóm men tiêu hóa protid: aminopeptidase, Iminopeptidase, tripeptidase và dipeptidase. Các men này hoàn tất quá trình tiêu hóa protid tại ruột, chỉ tác dụng sau khi các men của dịch vị và dịch tụy hoạt động.Nhóm men tiêu hóa lipid: lipase, phospholipase và cholesterol esterase (giống dịch tụy).Date58Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH RUỘTNhóm men tiêu hóa glucid: amylase, maltase, sacarase: phân giải sacarose thành glucose và fructose, lactase: phân giải lactose thành glucose và galactose.Phosphatase kiềm: phân giải các phosphate.Enterokinase: hoạt hóa trypsinogen thành trypsine.Date59Sinh lý hệ tiêu hóaHOẠT ĐỘNG TIẾT DỊCH Ở RUỘT NONDỊCH RUỘTĐiều hòa bài tiết dịch ruột:Thần kinh: dây XThể dịch: duocrinin, enterocrinin, secretin, pancreozymin, gây tăng bài tiết dịch ruột.Date60Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONTrong hoạt động tiêu hóa, vai trò hấp thu của ruột non xảy ra mạnh nhất so với các đọan ống tiêu hóa khác, vì ở đây hầu hết các chất dinh dưỡng đều được phân giải đến mức có thể hấp thu được. Diện tích hấp thu của ruột non rất lớn do cấu trúc mô học của chúng, làm diện tích hấp thu có thể tăng gấp 200 lần, tính sơ bộ diện tích hấp thu của ruột non ước khỏang từ 200-500 m. Ngoài ra, chúng có cấu trúc thuận lợi cho việc vận chuyển các chất từ lòng ruột vào bào tương.Date61Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONQuá trình hấp thu các chất ở ruột theo cơ chế: chủ động, thụ động và ẩm bào. Trong quá trình hấp thu làm tăng tiêu hao năng lượng rất nhiều, năng lượng này được lấy từ sự chuyển hóa của các chất. Vì vậy, những chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp tế bào nhu mô ruột như: Indoacetate, dinitrophenol sẽ làm giảm quá trình hấp thu ở ruột non.Date62Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONDate63Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONQuá trình hấp thu đường: Các C, H, O được hấp thu dưới dạng monosaccharide, quá trình hấp thu xãy ra rất mạnh, ngược bậc thang nồng độ, đa phần đường được hấp thu gần hết ở đọan đầu của ruột non.Hấp thu protide: Đa phần các protide được hấp thu nhờ chất tải, protide được hấp thu ở dạng a. amin- dipeptide và tripeptide, sự hấp thu peptide nhiều ở đọan tá tràng. Dipeptide, tripeptide vận chuyển qua niêm mạc nhanh hơn, khi dipeptide vào tế bào chất, tại đây chúng được tiếp tục phân cắt thành a.amin, sau đó mới được vận chuyển vào máu.Date64Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONHấp thu chất béo: Chủ yếu ở dạng a.béo, monoglyceride, glycerol, sterol tự do. Lipide được hấp thu bằng 2 đường: + 70% lipide theo đường bạch huyết đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái và vào tim.+ 30% theo tĩnh mạch cửa.Acid béo + monoglyceride + muối mật tạo thành những hạt mixen (3-10nm) gắn với những cảm thụ quan đặc biệt nằm ở gốc nhung mao, sẽ được vận chuyển tích cực vào bào tương. Trong bào tương a.béo-monoglyceride tách ra, phần lớn được tái tổng hợp thành triglyceride và phospholipide, chúng được bao bọc trong một lớp protide tạo thành phân tử chylomicron có đường kính khoảng 100-200nm, chylomicron được hấp thu theo hệ bạch huyếtDate65Sinh lý hệ tiêu hóaHẤP THU Ở RUỘT NONMuối khoáng:Natri: Trong một ngày có thể nhận 5g Na từ thực phẩm và bài tiết khỏang 20g vào khoang ruột, Na không được tái hấp thu hòa toàn, mà tùy thuộc vào nhu cầu cùa cơ thể. Na được vận chuyển chung với Clo. H2O được di chuyển theo Na.Clo được hấp thu theo cơ chế khuếch tán.Canxi phụ thuộc vào vitamin D, kích thích sự thành lập protein chuyển, có nhiệm vụ vận chuyển Ca ở bờ bàn chải.Fe hấp thu phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể.Date66Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀRuột già là đoạn cuối của ống tiếu hóa, có chức năng hoàn tất quá trình tạo phân và đào thải phân khỏi ống tiêu hóa bằng một hoạt động cơ học đặc biệt gọi là đại tiện.Date67Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀHoạt động tiết dịch ở ruột già:Ruột già không bài tiết các men tiêu hóa, chỉ bài tiết một ít chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Dịch ruột già không có tác dụng tiêu hóa thức ăn.Vi sinh vật chiếm 40% trọng lượng phân khô. Vi khuẩn lên men các sản phẩm không được hấp thu ở ruột non tạo thành một số acid, chất khí và chất độc làm cho phân có mùi đặc hiệu. Một số vi khuẩn khác có khả năng tổng hợp các chất như vitamin K, B12,Date68Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀHấp thu ở ruột già:Ruột già hấp thu nước bằng cơ chế tích cực với số lượng không hạn chế. Các rối loạn hấp thu nước ở ruột già có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.Ruột già còn có khả năng hấp thu một số chất khác như glucose, acid amin, vitamin, thuốc ngủ, kháng sinh,Date69Sinh lý hệ tiêu hóaTIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀHoạt động cơ học ở ruột già:Nhu động: tương tự ở ruột non nhưng không mạnh, nó chỉ dồn chất chứa đựng trong ruột đi từng đoạn ngắn. Mỗi ngày chỉ có 1-2 đợt nhu động mạnh lan khắp cả khung ruột già, dồn các chất chứa đựng x

File đính kèm:

  • pptsinh_ly_he_tieu_hoa.ppt