Bài giảng Sinh học - Sinh lý nội tiết

n Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ví dụ: hormon kích thích sự phát triển (STH), hormon kích thích tuyến giáp (TSH), thyroxin

n Hormon tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng: STH, thyroxin, glucocorticoid, insulin và glucagon

n Hormon tham gia điều tiết sự cân bằng nội môi: vasopressin (ADH), kích tố tuyến trên thận (ACTH)

n Hormon tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường: thyroxin của tuyến giáp tham gia điều tiết thân nhiệt; adrenalin, noradrenalin giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây stress của môi trường.

n Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Ví dụ nhóm androgen và oestrogen

 

ppt65 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học - Sinh lý nội tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ưởng.2.2. Tác dụng sinh lý của hormon Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ví dụ: hormon kích thích sự phát triển (STH), hormon kích thích tuyến giáp (TSH), thyroxinHormon tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng: STH, thyroxin, glucocorticoid, insulin và glucagonHormon tham gia điều tiết sự cân bằng nội môi: vasopressin (ADH), kích tố tuyến trên thận (ACTH)Hormon tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường: thyroxin của tuyến giáp tham gia điều tiết thân nhiệt; adrenalin, noradrenalin giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây stress của môi trường.Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Ví dụ nhóm androgen và oestrogen3. Cơ chế tác động của hormonHormon tác dụng thông qua “các chất truyền tin thứ 2” (The second messanger mechanism): những hormon có bản chất protein Các hormon tác dụng thông qua hoạt hoá gen (Gene activation mechanism): các hormon có bản chất steroid, thyroid và vitamin D4. Điều hoà sự tiết hormon5. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp lâm sàng: nghiên cứu sự rối loạn chức năng do các tuyến nội tiết gây ra (thiểu năng hoặc ưu năng qua xét nghiệm cơ sở) trong lâm sàng.Phương pháp cắt bỏ: cắt bỏ hẳn một tuyến nào đó rồi theo dõi sự thay đổi về chức năng của cơ thể.Phương pháp ghép: ghép thêm những tuyến mới, rồi theo dõi sự thay đổi về chức năng của cơ thểPhương pháp hiện đạiSự cắt và ghép tuyến sinh dục ở gàIII. Tuyến yênVị trí tuyến yên và tuyến tùng trong não1. Thuỳ trước tuyến yên	Các hormon của thuỳ trước tuyến yênKích tố phát triển (STH = SomatoTrophin Hormone) hay GH (hormon sinh trưởng)Kích tố tuyến giáp (TSH Thyroid Stimulating Hormone) Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH =Adrenocorticotrophic hormone) Kích tố nang trứng (FSH = Follicule Stimulating Hormone) Kích hoàng thể tố (LH =Luteinising Hormone) Kích nhũ tố (Prolactin) 1.1. Kích tố phát triển (STH)STH là một protein, trọng lượng phân tử thay đổi theo loài, ở người là 21.500, gồm 191 acid amin Cấu trúc phân tử có 2 cầu nối disulfua. Đã tổng hợp được từ năm 1971, có khả năng tạo kháng thểTác dụng chính của STH: thúc đẩy sự phát triển của cơ thể động vật. STH tác dụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về thể tích của hệ thống xương. Chuột bình thường và chuột bị cắt tuyến yên	Tác dụng của STH (GH) (tiếp)Tác dụng làm dài xương (khi mô sụn ở đầu xương không còn nữa thì xương không dài ra thêm được)Tác dụng làm dày xương, tác dụng này được thể hiện ngay cả khi cơ thể đã trưởng thành đặc biệt với các xương dẹt như xương hàm, xương sọ và những xương nhỏ như xương bàn tay, bàn chân.Tăng tổng hợp protein (đặc biệt ở cơ)Tăng phân giải lipit: lipit được sử dụng tạo năng lượng nhiều hơn là glucid và protein nên tiết kiệm được protein nhằm sử dụng nó cho phát triển cơ thểTăng dự trữ glycogen.ưu, nhược năng tuyếnKhi ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ, ưu năng sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón (đầu to, hàm và trán nhô ra, mũi to, môi dày, bàn tay, bàn chân to, phủ tạng to, đôi khi có sự biến dạng cột sống làm lưng gù)Nhược năng trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn, nhưng cơ thể cân đối, nhược năng sau tuổi dậy thì thì gây bệnh Simmonds: lờ đờ, chậm chạp, tăng cân, mất chức năng sinh dụcBệnh to đầu ngón (ưu năng tuyến yên sau dậy thì) và Simmonds (nhược năng sau dậy thì)1.2. Kích tố tuyến giáp (TSH)Là một glycoprotein, gồm hai chuỗi polypeptit, bị phân huỷ bởi protease hoặc khi đun nóng. Tác dụng chính: Kích thích tuyến giáp: tăng số lượng, kích thước tế bào tuyến giáp. Tăng khả năng bắt iot của TB tuyến giáp, tăng gắn iot vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp.Khi cắt bỏ tuyến yên thì tuyến giáp cũng teo lạiKhi tiêm TSH sẽ gây ưu năng tuyến giáp1.3. Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)Là một polypeptit gồm 39aa Tác dụng lên cấu trúc vỏ tuyến thượng thận, làm tuyến nở to. Thiếu ACTH, vỏ tuyến thượng thận sẽ teo lạiTác dụng lên chức năng vỏ tuyến thượng thận: làm tăng tiết hormon vỏ tuyến.Tham gia vào quá trình chuyển hoá: tăng tổng hợp glucid, tăng huy động lipid, gây thoái biến protein, tạo cân bằng nitơ âm. Tăng giữ nước và natri.Tác dụng lên não: làm tăng quá trình học tập và trí nhớ. Tuy nhiên ở một số động vật lại gây sự sợ hãi.Tác dụng lên tế bào sắc tố. Thiếu ACTH sẽ làm da không có sắc tố, thừa ACTH làm trên da có những mảng sắc tố.1.4. Kích tố nang trứng (FSH)Là một glycoprotein, gồm 236aa. Đối với động vật cái và nữ giới: FSH kết hợp với LH kích thích sự phát triển của nang trứng, đồng thời kích thích nang trứng tiết oestrogen.Đối với động vật đực và nam giới: kích thích sự phát triển của ống sinh tinh, tăng trọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sinh tinh trùng nhưng không kích thích làm tăng tiết hormon sinh dục đực1.5. Kích hoàng thể tố (LH)Là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 25000Đối với động vật cái và nữ giới: LH kết hợp với FSH kích thích sự phát triển của nang trứng, thúc đẩy sự chín của bao noãn de Graaf và làm rụng trứng. Kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể (thể vàng), duy trì thể vàng khi trứng đã được thụ tinh.Đối với nam và động vật đực: kích thích sự phát triển của ống sinh tinh, kích thích các tế bào kẽ (tế bào Leydig) tiết testosteron.1.6. Kích nhũ tố (Prolactin)Là một protein, gồm 198aa.Tác dụng chính: kích thích sự phát triển của tuyến vú và làm tăng tiết sữa. ở nam, hormon này kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.Bình thường, nồng độ prolactin rất thấp. Khi người phụ nữ có thai, thì nồng độ của nó tăng dần. Tuy nhiên, do oestrogen và progesteron có tác dụng ức chế bài tiết sữa nên trong khi có thai mặc dù nồng độ prolactin rất cao nhưng lượng sữa tiết ra rất ít. Ngay sau khi sinh, hàm lượng oestrogen và progesteron đều giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng. 2. Thuỳ giữa tuyến yên Bài tiết MSH (kích hắc tố), ở động vật có xương bậc thấp (cá, lưỡng cư...) MSH có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào sắc tố, kích thích sự tổng hợp và phân bố melanin cho da có màu thích nghi với màu tối của môi trường. Cắt tuyến yên, có sự biến đổi màu da.Đối với động vật bậc cao và người, MSH không có tác dụng rõ ràng, vai trò tổng hợp và phân bố sắc tố do ACTH đảm nhiệm3. Thuỳ sau tuyến yên (thuỳ thần kinh)	Đây là nơi tích trữ và giải phóng hai hormon do các tế bào thần kinh tiết của hypothalamus. Đó là vasopressin và oxitocin.	3.1. VasopressinCòn gọi là hormon chống bài niệu (antidiuretic hormone = ADH).Tác dụng chính: chống bài xuất nước tiểu, làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp.Làm tăng huyết áp, co cơ trơnNếu thiếu ADH sẽ làm giảm huyết áp, tăng bài niệu, gây đái tháo nhạt (khoảng 15-20 lít/ngày)	3.2. OxitocinLà một peptit gồm 9aa.Tác dụng chính: gây co bóp cơ trơn tử cung, làm tử cung co mạnh, gây hiện tượng thúc đẻ. Trong máu có enzym oxitocinase phân giải oxitocin, sau thụ thai 20 ngày thì xuất hiện enzym này và hàm lượng của nó tăng 80 lần trong thời kỳ mang thai, Trước khi đẻ, hàm lượng enzym này giảm đột ngột làm oxitocin phát huy tác dụngIV. Tuyến giáp1. Đặc điểm cấu tạoNằm trước sụn giáp, trong bao có nhiều nang giáp, đây chính là đơn vị chức năng của tuyến. Xung quanh nang là lớp tế bào nang tuyến, trong lòng nang có chứa chất keo.Tế bào nang tuyến tiết ra 2 loại thyroxin là T3 và T4. Cạnh nang có các tế bào C tiết ra calcitonin.2. Hormon tuyến giáp2.1. ThyroxinGồm 2 loại: T3 (triiodothyronin), T4 (tetraiodothyronin). Tác dụng của thyroxinChuyển hoá iodTác dụng lên sự phát triển cơ thể: 	Thực nghiệm nuôi nòng nọc trong nước có thyroxin thì nòng nọc mất đuôi trở thành ếch nhanh hơn bình thường. 	Thyroxin tham gia vào sự tăng trưởng và thành thục các chức năng của cơ thể. 	Trẻ ưu năng tuyến giáp: xương phát triển và cốt hoá sớm hơn bình thường. Trẻ nhược năng tuyến giáp: mức phát triển chậm lại, trẻ bị lùn.	Tác dụng của thyroxin (tiếp)	Thúc đẩy sự phát triển não trong thời kỳ bào thai. Nếu thiếu hormon này thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ chậm lại, não trẻ bé hơn bình thường. Nếu không được điều trị bằng hormon tuyến giáp sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.Tác dụng lên quá trình chuyển hoá: tăng phân giải glycogen, lipid, vừa làm tăng tổng hợp vừa làm tăng phân giải protein (tuỳ thời kỳ), tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin.Tác dụng lên hệ thống tim mạch: làm giãn mạch, tăng lượng máu đến da, tăng nhịp tim.Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ: tăng tính hưng phấn của hệ thần kinh, gây hoạt hoá synap nên người ưu năng thường căng thẳng, lo lắng quá mức, run cơ, rất khó ngủ.2.2. CalcitoninDo tế bào C tiết ra, gồm 32 aa, có 1 cầu nối đisunfua. Tác dụng Làm giảm nồng độ Ca2+ máu Tuy nhiên, tác dụng này mạnh ở trẻ đang lớn. ở người và động vật trưởng thành ít thấy tác dụng.3.ưu, nhược năng tuyến giáp3.1. ưu năng tuyến giápưu năng ở tuổi chưa trưởng thành: lớn nhanh, tăng chuyển hoá về mọi mặt, chuyển hoá cơ sở tăng 50-100%, giảm dự trữ lipid, glucid, tim đập nhanh mạnh, thần kinh hưng phấn, khó ngủ.ưu năng ở tuổi trưởng thành, tuy không làm tăng kích thước cơ thể nhưng hoạt động thần kinh và chuyển hoá tăng mạnh, phát sinh bệnh Basedow với các triệu chứng: kích thước tuyến giáp tăng 2-3 lần, số lượng tế bào nang giáp và khả năng tiết hormon của chúng tăng rất nhiều lần, nồng độ TSH trong huyết tương giảm, nồng độ T3, T4 tăng, mắt lồi, nhịp tim nhanh, tay run, khó ngủ, sút cân, chuyển hoá cơ sở tăng, thời gian phản xạ gân Achin giảm.3.2. Nhược năng tuyến giápNhược năng ở tuổi chưa trưởng thành: làm ngưng sự phát triển cơ thể, các chi ngắn, đầu to, thân nhiệt giảm, hoạt động thần kinh giảm sút, không trưởng thành sinh dụcNhược năng ở tuổi trưởng thành: phát sinh chứng bướu cổ địa phương, do thiếu iod trong khẩu phần ăn. Biểu hiện: hàm lượng TSH tăng, tuyến giáp nở to, có thể nặng tới 500g, người chậm chạp, phù, có thể bị xơ vữa động mạch, thấp lùn, đần độn.	Minh hoạ (trái-phải, trên –dưới)Bé gái 17 tuổi bị nhược năng tuyến giáp trước và sau khi điều trị bằng thyroxinNgười đàn ông bị bướu cổ địa phương. - Người đần độnNgười đàn bà bị Basedowưu, nhược năng tuyến giápV. Tuyến cận giáp (Parathyroid glands)1. Đặc điểmGồm 4 tuyến nhỏ nằm ở 2 đầu trên và 2 đầu dưới tuyến giáp. Kích thước nhỏ, tổng trọng lượng 0,05-0,3g.2. Hormon tuyến cận giápTB chính tiết ra parathormon là 1 polypeptid gồm 84 aa.Tác dụng chính của parathormon làm tăng calci huyết và giảm phosphat huyết.3. ưu, nhược năng tuyến cận giáp3.1. ưu năng tuyến cận giáp.Calci được huy động nhiều từ xương vào máu làm xương mềm, rỗng, dễ gãy.Lượng phosphat được đào thải qua thận nhiều dễ gây sỏi thận. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới (có thai, cho con bú thường kích thích tuyến cận giáp)3. ưu, nhược năng tuyến cận giáp (tiếp)3.2. Nhược năng tuyến cận giápCalci chuyển từ máu vào xương, xương ròn, dễ gãy.Calci huyết giảm gây rối loạn hoạt động thần kinh, thể nặng còn xuất hiện những cơn co cứng thường ở mặt, bàn tay, cẳng tay, chân nhưng nguy hiểm nhất là gây co thắt thanh quản làm ngừng thở. Do vậy, người ta gọi tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng và parathormon là hormon có tính sinh mạng.VI. Tuyến tuỵ nội tiết1. Đặc điểmTuyến tuỵ là tuyến pha. Phần tuỵ nội tiết gồm các tiểu đảo Langerhans, mỗi tiểu đảo có đường kính khoảng 0,3mm, xung quanh có nhiều mao mạch. Tuyến tuỵ ở người có khoảng 1-2 triệu tiểu đảo.Mỗi đảo gồm 3 loại tế bào chính là alpha, beta và delta được phân biệt nhờ hình thái và khả năng bắt màu.Tế bào alpha: chiếm 25% tổng số tế bào, tiết ra glucagonTế bào beta: chiếm 60-70% tổng số tế bào, tiết ra insulinTế bào delta: khoảng 10%, tiết ra somatostatin.Một số tế bào khác tiết ra chất gọi là polypeptid của tuỵVị trí tuyến tuỵLát cắt ngang tuyến tuỵ2. Hormon tuyến tuỵ2.1. InsulinHình thành qua các giai đoạn: preproinsulin proinsulin  insulin.Là 1 polypeptid với 51 aa, gồm 2 chuỗi, được nối với nhau bằng các cầu nối đisunfua, khi 2 chuỗi này tách nhau ra  insulin mất hoạt tính.Tham gia chuyển hoá glucid: giảm hàm lương glucose trong máu, tăng dự trữ glycogen ở cơ, gan, dị hoá glucose trong chu trình Krebs để hình thành protein và lipid dự trữ.Tăng dự trữ lipid 2.1. Insulin (tiếp)Tăng tổng hợp protein giảm sự phân giải protein ở gan và cơ, kích thích sự phát triển cơ thể (phối hợp cùng GH)Điều hoà nước – muối khoáng: giữ nước trong cơ thể, giúp K+ thấm vào trong và Na+ thấm ra ngoài tế bào dễ dàng hơn. 2.2. GlucagonDo tế bào alpha đảo tuỵ tiết ra, là 1 polypeptid gồm 29 aa.Tác dụng chính:Đối với glucid: chuyển glycogen thành glucose làm tăng đường huyếtĐối với lipid: tăng phân giải lipidĐối với protein: tăng cường dị hoá, làm tăng ure huyết.Kích thích tuỷ tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin, kích thích các tế bào beta tăng tiết insulin để duy trì sự cân bằng đường huyết.Nồng độ glucagon cao có thể tăng tiết mật, ức chế tiết HCl (ở dịch vị)3. ưu, nhược năng tuyến 3.1. ưu năng tuyếnKhi ghép tuyến hoặc do có khối u ở tế bào beta, lượng insulin được tiết ra quá mức, gây hạ đường huyếtBiểu hiện: bồn chồn, run rẩy, vã mồ hôi, nặng thì xuất hiện những cơn co giật, mất ý thức.Khắc phục: tiêm tĩnh mạch một lượng lớn glucose hoặc điều trị bằng glucagon để làm tăng hàm lượng glucose trong máu3. ưu, nhược năng tuyến 3.2. Nhược năng tuyếnKhi cắt bỏ tuyến tuỵ hoặc do những nguyên nhân khác làm tế bào beta giảm tiết insulin sẽ gây bệnh đái tháo đường (diabet)Các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh, mệt mỏi do glucose không được sử dụng để sinh năng lượng, glycogen dự trữ giảm, đường huyết tăng, rối loạn chuyển hoá lipid, protein, glucid, cân bằng nitơ âm, làm lắng đọng cholesteron ở thành mạch, gây xơ vữa động mạch và các bệnh về mạch vành.VII. Tuyến thượng thận1. Đặc điểm tuyến thượng thậnTuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên hai thận, mỗi tuyến nặng khoảng 4g, gồm 2 phần riêng biệt là phần vỏ và phần tuỷ.Phần vỏ tuyến thượng thận có nguồn gốc từ lá trung phôi, được cấu tạo bởi 3 lớp (từ ngoài vào là lớp cầu, lớp bó và lớp lưới). Lớp cầu là lớp tế bào ngoài cùng, rất mỏng tiết aldosteron. Hai lớp còn lại tiết cortisol và androgen. 1. Đặc điểm tuyến thượng thận (tiếp)Phần tuỷ tuyến thượng thận: chiếm 20% trọng lượng tuyến, có nguồn gốc từ lá ngoại phôi (cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm). Có thể coi hai tuỷ thượng thận như hai hạch giao cảm, trong đó neuron mất sợi trục và trở thành tế bào tiết. Tuyến thượng thận tuy nhỏ nhưng là tuyến sinh mạng. Trên động vật thực nghiệm thấy: nếu nạo bỏ hai phần tuỷ thượng thận, con vật sẽ bị rối loạn huyết áp một thời gian sau đó trở về bình thường, nhưng nếu cắt bỏ hai phần vỏ thượng thận thì con vật sẽ chết. Nếu cắt bỏ hoàn toàn một bên tuyến thì không nghiêm trọng vì phía còn lại sẽ to ra để bù trừ2. Hormon phần vỏ tuyến thượng thận 	Các hormon vỏ tuyến thượng thận đều có bản chất steroid	Nhóm hormon điều hoà muốiDo lớp tế bào cầu tiết raQuan trọng nhất là aldosteron, có tác dụng rất mạnh, chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. Tác dụng chủ yếu của aldosteron là điều hoà nồng độ ion natri và kali trong dịch ngoại bào. Không có hormon này nồng độ kali của dịch ngoại bào tăng lên, nồng độ natri và clorua lại giảm đi, lưu lượng tim giảm (khi K+ tăng 60-100% thì gây ngộ độc cho tim do cơ tim không co được nên không bơm được máu). Vì vậy, aldosteron cũng là 1 hormon có tính sinh mạng.2. Hormon phần vỏ tuyến thượng thận (tiếp)Nhóm hormon điều hoà đườngCortisol: tác dụng rất mạnh, chiếm 95% tổng hoạt tínhĐối với glucid: tăng tạo đường mới ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở tế bào do đó có thể gây ra đái tháo đường. Tuy nhiên, đái tháo đường do tuyến thượng thận chỉ cần dùng một lượng nhỏ insulin cũng làm giảm nồng độ glucose trong máu.Đối với protein: tăng nồng độ aa huyết tươngĐối với lipid: tăng dị hoá lipid do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết tương. Nhưng khi cortisol được tiết quá nhiều lại có tác dụng làm tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể (thường ứ đọng mỡ ở mặt, ngực, bụng).Nhóm hormon điều hoà đường (tiếp)Tác dụng chống stress, chống viêm.Tác dụng chống dị ứng.Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch: giảm bạch cầu ưa acid, BC lympho (đặc biệt lympho T), Làm tăng tiết HCl của dịch vị, do đó nếu dùng nhiều dễ gây viêm loét dạ dày.Nhóm hormon điều hoà sinh dục nam 	Androgen có tác dụng giống hormon sinh dục nam. Tác dụng chính là kích thích các đặc tính sinh dục phụ ở nam và động vật đực, ngoài ra nó còn tham gia tổng hợp protein, giảm bài xuất nitơ, giữ nước và NaCl, làm tăng thể trọng. 	ở nam giới với chức năng bình thường của tuyến sinh dục thì hormon này do tuyến thượng thận tiết ra chỉ chiếm 5% tổng lượng hormon sinh dục nam nên tác dụng của nó không đáng kể. 3. Phần tuỷ tuyến thượng thận Tiết ra adrenalin và noradrenalinTác dụng của adrenalin: làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp của cơ tim, làm co mạch máu dưới da, làm tăng huyết áp tối đa (không tăng huyết áp tối thiểu), giãn cơ trơn ruột non, dạ con, phế quản, bàng quang, giãn đồng tử, làm tăng chuyển hoá cơ sở, tăng tiêu thụ oxy và tăng sinh nhiệt do đó làm tăng hoạt động và sự hưng phấn của cơ thể, tăng đường huyết.Noradrenalin: tác dụng giống adrenalin, nhưng tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn, tác dụng chuyển hoá kém hơn.4. ưu năng tuyếnưu năng vỏ tuyếnGây bệnh Cushing (do u tế bào tiết cortisol hoặc u tế bào tiết ACTH của tuyến yên). Biểu hiện: ngực, bụng trên béo, tứ chi gầy, phù đặc biệt ở mặt, da dễ nứt do giảm protein và collagen ở da và cơ, huyết áp tăng, glucose huyết tăng, loãng xương.Hội chứng nam hoá: do tiết nhiều androgen. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, thường gặp ở trẻ trai, làm dậy thì sớm các em trai. Nếu trẻ nữ tiết nhiều androgen sẽ làm nam hoá các em gáiưu năng phần tuỷ tuyến thượng thận: biểu hiện là tăng cao nồng độ catecholamin, người bệnh có thể chết vì tăng huyết áp và suy tim.5. Nhược năng tuyếnNhược năng vỏ tuyến: gây bệnh Addison do thiếu hai hormon là aldosteron và cortisolNhược năng phần tuỷ tuyến thượng thận: ít gặpVIII A. Tuyến sinh dục đực	1. Tinh hoànở người, giai đoạn bào thai hai tinh hoàn phát triển trong hốc bụng, tháng 8 chuyển xuống đáy bừu.Mỗi tinh hoàn có màng xơ bao quanh, chia tinh hoàn thành 200-300 ngăn. Trong mỗi ngăn có các ống sinh tinh, xen kẽ các ống sinh tinh là các tế bào kẽ (tế bào Leydig). Thành ống sinh tinh là lớp liên bào sản xuất ra tinh trùng, tế bào kẽ sản xuất ra hormon  tuyến sinh dục là tuyến pha (ngoại tiết + nội tiết).	2. Hormon sinh dục đựcGọi chung là androgen, quan trọng nhất là testosteronHàm lượng testosteron trong huyết tương nam gịới trưởng thành: 700mg/100ml, ở trẻ em và nữ giới: 40mg/100ml. Tinh hoàn cũng tiết ra một lượng nhỏ oestrogen	Tác dụng của testosteronTrong thời kỳ bào thai (khoảng tháng thứ 7): kích thích phát triển đường sinh dục ngoài của bào thai (dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh), kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bừu.Tuổi dậy thì hàm lượng hormon testosteron tăng cao nhằm:Phát triển mạnh các đặc điểm sinh dục thứ cấp như mọc râu, giọng nói trầm, tính tình thay đổi (hung hăng...)Kích thích sinh tinh trùng và dinh dưỡng tinh trùng sang giai đoạn chín.Làm phát triển cơ thể, tăng tổng hợp protein, đặc biệt là khối cơ, tăng dị hoá lipid, tăng tổng hợp glycogen ở cơGiữ NaCl và nước, tăng chuyển hoá cơ sở.VIII A. Tuyến sinh dục cáiHormon sinh dục cáia. Oestrogen:Nang có các tế bào hạt tiết ra oestrogen. Một lượng nhỏ các hormon này cũng còn được tiết ra từ thể vàng, nhau thai, vỏ tuyến trên thận và tinh hoàn. Hàm lượng các hormon này trong máu khác nhau, phụ thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ thai nghén. Tác dụng của những hormon này là gây động dục và phát triển các cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở động vật cái và phụ nữ. Bắt đầu từ tuổi dậy thì có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy trứng phát triển, chín và rụng trứng. Phát triển niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, hóa sừng tế bào âm đạo.Oestrogen (tiếp)Tăng cường chuyển hóa: tăng dự trữ mỡ dưới da một cách vừa phải (làm đẹp giới tính, khi thiểu năng hay gây chứng béo phì do mỡ tích tụ quá nhiều không được phân giải do chính oestrogen), kích thích tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông, chậu hông.Có tác dụng giữ nước và muối (hàm lượng cao có 

File đính kèm:

  • pptBgiang noi tiet.ppt
Bài giảng liên quan