Bài giảng Sinh học - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

- Khác nhau:

+ Chọn lọc hàng loạt 1 lần: Gieo trồng giống khởi đầu (năm1) để chọn lọc cây ưu tú rồi lấy hạt trộn lại làm giống cho vụ sau. Năm 2 lấy giống chọn lọc hàng loạt đem so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu đạt yêu cầu thì không cần chọn lọc lần hai.

+ Chọn lọc hàng loạt 2 lần : biện pháp tương tự như chọn lọc 1 lần nhưng chỉ khác chọn lọc 2 lần trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN DỰ THISINH HỌC 9 KIỂM TRA BÀI CŨ:1. Hiện tượng ưu thế lai là gì?-Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng, phát triển tốt hơn các tính trạng về hình thái, năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.2. Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai. Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?-Đối với thực vật: Dùng phương pháp lai khác dòng.Đối với động vật: Dùng phương pháp lai kinh tế.Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì : ở F1 tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dầnTIẾT 39Bài 36: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌCI. VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG:Giống cũNăng suất thấpGiống mớiNăng suất caoKết hợp với thông tin SGK cho biết:Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là gì?Phục hồi lại các giống đã thoái hóa, đánh giá chọn lọc đối với các dạng đã tạo ra nhằm tạo ra giống mới hay cải tiến giống cũ.II. CHỌN LỌC HÀNG LOẠT: Kết hơp với thông tin SGK, Thảo luận:Tìm điểm giống và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc hàng loạt hai lần? - Giống nhau: Đều chọn cây ưu tú rồi trộn lẫn các hạt của cây ưu tú dùng làm gống cho vụ sau.- Khác nhau: + Chọn lọc hàng loạt 1 lần: Gieo trồng giống khởi đầu (năm1) để chọn lọc cây ưu tú rồi lấy hạt trộn lại làm giống cho vụ sau. Năm 2 lấy giống chọn lọc hàng loạt đem so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu đạt yêu cầu thì không cần chọn lọc lần hai.+ Chọn lọc hàng loạt 2 lần : biện pháp tương tự như chọn lọc 1 lần nhưng chỉ khác chọn lọc 2 lần trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu và nhược điểm gì?- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.- Nhược điểm: Chỉ đánh giá dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm lẫn với thường biến.Thảo luận nhóm Có hai giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu: Giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Giống lúa B có sự sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai đặc điểm ban đầu của hai loại giống nói trên. Vì sao? - Giống lúa A: Dùng phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần vì giống A mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. - Giống lúa B: Dùng phương pháp chọn lọc hàng loạt 2 lần hoặc nhiều lần vì giống B đã có sự sai khác nhiều về hai tính trạng nêu trên.III. CHỌN LỌC CÁ THỂ:Chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có gì khác so với chọn lọc hàng loạt?Kết hợp thông tin SGK, thảo luận:- Phương pháp chọn lọc cá thể: Trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn những cá thể tốt nhất rồi lấy hạt của mỗi cây gieo riêng từng dòng, sau đó đem so sánh từng dòng với nhau rồi so sánh giống khởi đầu với giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất, nếu chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc cá thể lần 2.- Khác với phương pháp chọn lọc hàng loạt: Chọn ở từng cá thể riêng lẽ và hạt của mỗi cây được gieo thành từng dòng. - Phương pháp chọn lọc cá thể có ưu và nhược điểm gì?+ Ưu điểm: Kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể.+ Nhược điểm: Tốn kém, mất thời gian.CÁC GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG ĐƯỢC TẠO RA TỪ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌCChỉ ra câu đúng trong các trường hợp sau khi viết về các phương pháp chọn lọc giống:a/ Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt, trứng, sữab/ Chọn lọc hàng loạt đem lại kết quả ổn định, nâng cao được năng suất vật nuôi cây trồng.c/ Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen nhanh đạt hiệu quả nhưng đòi hỏi công phu nhanh và chặt chẽ.d/ Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn cũng thích hợp với những cây nhân giống vô tính bằng cành, củ.. Đáp án: a, b và d Hướng dẫn học ở nhà:- Trả lời câu hỏi trong SGK trang 106- Học bài- Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm hình ảnh về thành tựu chọn giống ở Việt Nam.CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI!

File đính kèm:

  • pptTiet 39 Phuong phap chon loc.ppt