Bài giảng Sinh học - Tiết 47: Cấu tạo trong của thỏ

GV treo tranh bộ xương thỏ và thằn lằn yêu cầu HS quan sát tranh , tìm những điểm giống và khác nhau.

 * Gợi ý:

Những điểm khác nhau về:

+ Các phần của bộ xương

+ Xương lồng ngực

+ Vị trí của chi so với cơ thể

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Tiết 47: Cấu tạo trong của thỏ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
SVTT: NGÔ THÙY DƯƠNG
GVHD: PHẠM THỊ THANH CHÂU
TUẦN: 25
TIẾT: 49
BÀI 47
CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
–¯¯¯—
MỤC TIÊU
Kiến thức
HS nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ.
HS nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
HS chứng minh bộ não thỏ tiến hóa hơn não của các lớp động vật khác.
Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát hình, tìm kiếm kiến thức
Kỹ năng thu thập thông tin và hoạt động nhóm
Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
Tranh phóng to hình 47.1, 47.2, 47.3, 47.3, 47.4/SGK
Tranh phóng to bộ xương,não của thằn lằn
Bảng phụ
HS:
Ôn lại kiến thức “Cấu tạo trong của thằn lằn”
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Mở bài: Ở bài trước các em đã học cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu cấu tạot rong của thỏ.
HOẠT ĐỘNG 1: BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo bộ xương và hệ cơ của thỏ đặc trưng cho lớp thú và phù hợp với việc vận động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) BỘ XƯƠNG
- GV treo tranh bộ xương thỏ và thằn lằn yêu cầu HS quan sát tranh , tìm những điểm giống và khác nhau.
 * Gợi ý: 
Những điểm khác nhau về:
+ Các phần của bộ xương
+ Xương lồng ngực
+ Vị trí của chi so với cơ thể
- GV chốt lại kiến thức.
- GV hỏi:
Tại sao lại có sự khác nhau đó?
- GV chốt lại kiến thức.
- Cá nhân quan sát tranh, thu nhận kiến thức.
- Thảo luận → tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời:
Sự khác nhau đó do có liên quan đến đời sống.
Đặc điểm
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương thỏ
Giống nhau
- Xương đầu
- Cột sống: xương sườn, xương mỏ ác
- Xương chi:
+ Chi trên: đai vai
+ Chi dưới: đai hông
Khác nhau
Đốt sống cổ: 8 đốt
Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
Các chi nằm ngang (thằn lằn)
Đốt sống cổ: 7 đốt
Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành).
Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.
TIỂU KẾT:
Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2) HỆ CƠ
Yêu cầu HS đọc thông tin trang 152/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Hệ cơ của thỏ có đặc điểm nào liên quan đến sự vận động?
+ Hệ cơ của thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật trước ở những điểm nào?
 HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:
+ Cơ vận động cột sống, có chi sau liên quan đến vận động của cơ thể.
+ Cơ hoành, cơ liên sườn giúp thông khí ở phổi.
TIỂU KẾT
Cơ vận động cột sống phát triển.
Cơ hoành: tham gia vào hoạt động hô hấp.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
Mục tiêu: Chỉ ra được cấu tạo, vị trí và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK liên quan đến các cơ quan dinh dưỡng; quan sát hình 47.2, 47.3 hoàn thành bảng.
- GV treo bảng phụ lên
Yêu cầu cần đạt được:
+ Vị trí, thành phần các cơ quan trong hệ cơ quan.
+ Chức năng của hệ cơ quan.
- GV thông báo đáp án đúng để HS chép vào vở.
- Cá nhân tự đọc SGK trang 153, 154, kết hợp quan sát hình, ghi nhớ kiến thức.
- Từng HS lên điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hệ cơ quan
Vị trí
Các thành phần
Chức năng
Tuần hoàn
Tim trong khoang ngực(giữa 2 lá phổi). Các mạch máu phân bố khắp cơ thể.
Tim co 4 ngăn
Các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn.
Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Hô hấp
Trong khoang ngực
Khí quản, phế quản, 2 lá phổi
Dẫn khí và trao đổi khí
Tiêu hóa
Chủ yếu trong khoang bụng
Miệng, thực quản, (qua khoang ngực), dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già.
Tuyến gan, tụy 
Tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là xenlulô).
Bài tiết
Trong khoang bụng, sát sống lưng	
2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu
Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Sinh sản
Trong khoang bụng, phía dưới.
Con cái: buồng trứng, ống dẫn trứng sừng tử cung.
Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối
Duy trì nòi giống.
HOẠT ĐỘNG 3: HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm tiến hóa của hệ thần kinh và giác quan của thú so với các lớp động vật có xương sống khác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS quan sát hình não thỏ và thằn lằn trả lời câu hỏi:
+ Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não của thằn lằn?
+ Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?
+ Đặc điểm các giác quan của thỏ?
- GV chốt lại ý kiến.
- HS quan sát chú ý các phần đai não, tiểu nãorồi trả lời câu hỏi
+ Kích thước của bán cầu đại não, tiểu não phát triển hơn.
+ Có ý nghĩa trong đời sống:
* Đại não: tập tính phong phú (đào hang, đẻ con, nuôi con)
* Tiểu não: cơ quan thăng bằng và phối hợp vận động.
+ Giác quan phát triển (thính giác, khứu giác)
TIỂU KẾT:
Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác:
Đại não phát triển che lấp các phần khác
Tiểu não lớn nhiều nếp gấp à liên quan tới các cử động phức tạp.
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
DẶN DÒ
Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Tìm hiểu về thú mỏ vịt và thú có túi
Kẻ bảng trang 157 vào vở.

File đính kèm:

  • doccau tao trog cua tho.doc
Bài giảng liên quan