Bài giảng Sinh học - Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam

TÌNH HÌNH BỆNH LAO

1. Tình hình nhiễm lao- hít phảI vi trùng lao:

* 1/3 ds thế giới nhiễm lao (2,2 tỷ người ), trong đó:

- Trên 100 triệu người nhiễm VK Lao kháng thuốc

- Trên 30 triệu người đồng nhiễm Lao/HIV

Cứ 1 giây có thêm 1 người nhiễm lao

Mỗi năm ít nhất 1% dân số thế giới bị nhiễm lao

 

ppt40 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học - Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
tình hình bệnh lao trên thế giới và ở việt namTS. Phạm Quang TuệBệnh Viện LAO-Bệnh PhổI Trung ƯơngChương Trình Chống Lao Quốc Gia*Từ thời Hy lạp cổ đại người ta đã tìm thấy tổn thương lao ở các xác ướp. Có thể nói bệnh lao là một trong những bệnh cổ xưa nhất ở loài người. *Cuối thế kỷ 19 (1882), R.Berkoch tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao đó là vi trùng lao hay còn gọi là vi trùng Koch.*Từ năm 1944 - 1960, một loạt các thuốc chữa bệnh lao có hiệu quả được sản xuất và áp dụng, ngay lập tức bệnh lao bị khống chế ở các nước công nghiệp phát triển, từ đó loài người sinh ra chủ quan, ít chú ý tới căn bệnh lao.*Từ năm 1985 – 1990 bệnh lao gia tăng trở lại. Năm 1993, TCYTTG thông báo bệnh lao trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu.Sơ lược lịch sử bệnh lao*Từ thời kỳ tiền sử – đến đầu thế kỷ 20 bệnh lao đã trở thành bệnh dịch làm chết rất nhiều người ở khắp các châu lục.Tình hình bệnh lao1. Tình hình nhiễm lao- hít phảI vi trùng lao:* 1/3 ds thế giới nhiễm lao (2,2 tỷ người ), trong đó:- Trên 100 triệu người nhiễm VK Lao kháng thuốc- Trên 30 triệu người đồng nhiễm Lao/HIV Cứ 1 giây có thêm 1 người nhiễm laoMỗi năm ít nhất 1% dân số thế giới bị nhiễm lao 2. Tình hình mắc bệnh lao► Mỗi năm có:	* 8 - 10 triệu người mắc lao mới.	Cứ 4 giây có 1 người mắc bệnh lao* Gần 20 triệu bệnh nhân lao lưu hành.► Trên 95% số mắc lao thuộc các nước đang phát triển.► 75% số bn lao đang ở độ tuổi lao động3. Tình hình tử vong do lao► Mỗi năm có gần 2 triệu người chết do lao	 ► Trung bình 10 giây có một người chết do lao	 ► 98% số người chết do lao thuộc các 	 nước nghèoNguyên nhân làm gia tăng bệnh laoHệ thống cơ sở y tế xuống cấpDi dân tự do giữa các quốc gia, vùng-miềnNghèo đóiSự "lãng quên" của nhân loạiHivaidsBệnh laoTình hình bệnh laoDOTSĐại dịch HIVMối liên kết nguy hiểm của LAO - HIV/AIDSTác hại của bệnh lao đến sự phát triển bền vững của xã hội:1. Tác động của bệnh lao đến sức khỏe con người: 	► Những người mắc bệnh lao không điều trị:	- 50% chết trong vòng 5 năm	- 25% bị mạn tính-tàn phế	- 25% có khả năng tự khỏi.► 1bn lao phổi AFB(+) không được điều trị mỗi năm làm lây bệnh cho 10-15 người .Bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu các bệnh nhiễm trùng ở người từ 5 tuổi trở lênSố bệnh nhân tử vong (triệu) Báo cáo WHO 2002 NKHHCT AIDST. ChảyLAOS. RétB. Nhiệt đớiBệnh lao là nguyên nhân gây tử vonghàng đầu đối với phụ nữBáo cáo WHO 2000AIDSS.RétS. ĐẻLAOBệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người nhiễm HIV3. Bệnh lao và đói nghèo	Đa số bệnh nhân lao là người nghèo, 75% đang ở lứa tuổi lao động làm ra của cảI vật chất và trung bình mỗi BN mất 3-4 tháng không lao động làm giảm 30% thu nhập của gia đình làm cho họ ngày càng nghèo hơn.Mục tiêu chống lao toàn cầu của TCYTTG  Phát hiện 70% số bn lao phổi AFB(+) mới xuất hiện hàng năm trong cộng đồng. Điều trị khỏi 85% số bn phát hiện được.chiến lược chống lao toàn cầu của TCYTTG - Chiến lược DOTS .(Directly Observed Treatment Short course) Gồm 5 thành tố Cam kết chính trị của chính phủ Phát hiện nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp  Điều trị bệnh lao có kiểm soát bằng hoá trị ngắn ngày Cung cấp thuốc đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Hệ thống thống kê báo cáo tốt. Tình hình bệnh lao và  hoạt động chống lao  ở việt namTình hình bệnh lao ở việt nam► Tỷ lệ dân số bị nhiễm lao:	44%► Số bệnh nhân lao ước tính mỗi năm:	- Số mới mắc các thể	 : 154.000 	- Trong đó bn lao phổi AFB(+) :	 69.000► Bn lao các thể đang lưu hành : 232.000► Tử vong do lao ước tính: 20.000 ca /năm► Việt nam là 1 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên thế giới.	22 nước chiếm 80% số bệnh nhân lao trên toàn cầuVN xếp thứ 13 trong 22 nước trên, đứng thứ 3 ở Châu á sau TQ và PhillipineTình hình dịch tễ HIV/AIDS Việt Nam 30/9/2008* Luỹ tích nhiễm HIV/AIDS: 	 132.223	 * Luỹ tích các trường hợp AIDS: 	 25.661	 * Luỹ tích tử vong do AIDS: 	 15.469chiều hướng nhiễm HIV trong bệnh nhân lao ở VN: 94 – 0’6Tình hình lao kháng thuốc ở Bệnh nhân lao phổi AFB(+) .Bệnh nhân lao mới* Điều tra 1996-1997:Kháng bất kỳ: 32,5%	- Đa kháng: 2,3%* Điều tra 2005 – 2006:Kháng bất kỳ: 30,7%	- Đa kháng: 2,7%Bệnh nhân lao tái trị* Điều tra năm 2005 – 2006:- Kháng bất kỳ: 58,9%	- Đa kháng: 19,3%Đa kháng : là kháng với 2 thuốc chống lao quan trọng nhất là Rifampixin và Rimifontổ chức mạng lưới chống lao VNbô y tếBệnh viện lao và Bệnh Phổi TW-CTCLQGSở y tếBệnh viện lao và BP tỉnhTrạm y tế xãCán bộ chống laoT.t y tế huyệnTổ chống lao Mục tiêu của CTCLQG Phát hiện ít nhất 70% nguồn lây mới xuất hiện hàng năm. Điều trị khỏi bệnh ít nhất 85% bằng HTNN. Triển khai chiến lược DOTS trong phạm vi cả nước.Nếu đạt được các mục tiêu trên sẽ làm giảm mức độ lây nhiễm lao trong cộng đồng. Chiến lược của CTCLQG áp dụng phương pháp phát hiện thụ động, ưu tiên phát hiện nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp. áp dụng công thức HTNN thống nhất trong cả nước. Lồng ghép hoạt động chống lao trong hệ thống y tế chung. Tiêm chủng vác xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi.Triển khai DOTS trong cả nước đến năm 2003	 ► 100% số tỉnh	 	 ► 100% số huyện	 ► 99% số xã	 ► 99,8% dân số được bảo vệNgười ho khạc trên 2 tuần trong cộng đồng được Y tế thôn bản chuyển đếnQuy trình phát hiện và quản lý bệnh lao của CTCLQG Trạm Y tế xã Chuyển bệnh nhânVềđiều trị tại xãNgười ho khạc trên 2 tuần tự đếnTổ chống lao huyện +Khám , soi đờm phát hiện bệnh lao +Chỉ định điều trị, cấpthuốcNhững kết quả hoạt động của CTCLQGChúng ta đã đạt mục tiêu chống lao do TCYTTG đềra cho những nước có gánh nặng bệnh lao cao:	- Mỗi năm phát nhiện được 80 – 95 nghìn bệnh 	 nhân lao các thể.	- Đã chữa khỏi cho 95% số bệnh nhân được 	 phát hiện,Những thách thức trong tương lai Thiếu nguồn lực Triển khai DOTS ở vùng sâu, vùng xa và cho các nhóm người đặc biệt: Tù nhân, người vô gia cư... Kết hợp y tế công - tư hoạt động chống lao.  Tác động của đại dịch HIV/AIDS. Sự bùng phát của bệnh lao kháng đa thuốcMột số kiến thức cơ bản Cần biết về bệnh lao1. Nguyên nhân và tính chất của bệnh laoDo vi khuẩn lao, bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mạn tính.Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở phổi và bất kỳ cơ quan nào ngoài phổi	. Lao phổi hay gặp nhất chiếm 80 – 85% các trường hợp	. Lao ngoài phổi chỉ chiếm 20 - 25% ( Lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao hạch, lao xương khớp).Bệnh lao là bệnh lây, có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành.Bệnh lao không di truyền.2. Nguồn truyền bệnh*	Người mắc bệnh lao phổi ho khạc ra đờm có chứa vi khuẩn lao là nguồn lây bệnh chủ yếu cho cộng đồng.	*	 Một người mắc bệnh lao phổi nếu không được điều trị, mỗi năm có thể làm lây bệnh cho ít nhất từ 10 – 15 người khác.3. Đường lây truyền và xâm nhập của vi trùng lao vào cơ thể.Vi khuẩn lao lây truyền chủ yếu theo đường không khí.Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp.4. Nhiễm lao* Khi nào thì nhiễm lao ?+ Khi hít phải vi khuẩn lao mới chỉ bị nhiễm lao (44% dân số VN bị nhiễm lao, mỗi năm 1,7% dân số bị nhiễm lao)+ Khi nhiễm lao thường không có biểu hiện gì bất thường nên khó phát hiện.+ Đa số người nhiễm lao không bị mắc bệnh lao, vẫn khỏe mạnh suốt cuộc đời, chỉ có 5 – 10% số người nhiễm lao có thể trở thành mắc bệnh lao do sức đề kháng của cơ thể suy giảm. 5. Những yếu tố khiến dễ mắc bệnh lao1. Người có HIV/AIDS2. Suy dinh dưỡng3. Trẻ em dưới 5 tuổi.4. Trẻ em tiếp xúc với nguồn lây5. Mắc các bệnh mạn tính: Tiểu đường.* Những yếu tố trên làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh lao, khi đó sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh lao tuỳ theo cơ quan bị bệnh.6. Những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi (là thể bệnh lao hay gặp nhất)* Dấu hiệu toàn thân:Sốt nhẹ về chiềuMệt mỏi, gầy sút cân, chán ănĐổ mồ hôi trộm* Dấu hiệu của cơ quan bị bệnh ( Phổi ):Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm theo:	. Đau tức ngực	. Khó thở	. Ho ra máu7. Khám phát hiện bệnh lao ở đâu ?* Hiện nay chúng ta đã xây dựng được mạng lưới chống lao trong cả nước lồng ghép trong mạng lưới y tế chung từ tuyến Trung ương - tuyến tỉnh - tuyến huyện - tuyến xã.* Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến Trạm Y tế xã để được giới thiệu đến Trung tâm y tế huyện để khám phát nhiện bệnh lao.* Xét nghiệm 3 mẫu đờm là phương pháp phát hiện bệnh lao chính xác, đơn giản và nhanh nhất.8. Chữa bệnh laoBệnh lao chữa được, thuốc chống lao được miễn phí.Để chữa khỏi bệnh lao cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:Phối hợp thuốc chống laoDùng đủ liều thuốc mỗi ngày, uống cùng 1 lần. Dùng thuốc đều hàng ngày vào lúc đói.Dùng thuốc đủ thời gian 8 tháng.Bệnh nhân cần ăn uống đủ các chất, không uống rượu, không hút thuốc lá, thuốc lào.* Sau khi dùng thuốc 1-2 tháng, bệnh nhân lao sẽ không còn khả năng lây bệnh cho người khác nữa.9. Chữa bệnh lao không đúng nguyên tắc và hậu quả nguy hiểm.Chữa không đúng cách là:	- Không phối hợp thuốc	- Dùng thuốc không đủ liều hoặc chia thuốc uống làm nhiều lần trong ngày.	- Dùng thuốc không đều hàng ngày.	- Dùng thuốc không đủ 8 tháng, bỏ dở điều trị.Nguy hiểm là:	- Làm cho vi khuẩn lao kháng thuốc	- Bệnh không khỏi và tiếp tục làm lây vi khuẩn lao kháng thuốc cho cộng đồng.10. Bệnh lao và HIVHIV là loại vi-rút gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người, do đó khi nhiễm HIV sức đề kháng của cơ thể suy giảm mạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn lao ở người mới bị nhiễm lao có cơ hội phát triển mạnh gây bệnh lao. Người đồng nhiễm Lao và HIV có nguy cơ phát triển thành bệnh lao cao hơn 50 lần so với người nhiễm lao mà không nhiễm HIV.Đại dịch HIV đã làm tăng 30% số bệnh nhân lao trên toàn cầu mỗi năm.11. Phòng bệnh laoCác cách phòng bệnh lao:Phát hiện sớm người mắc bệnh lao và chữa cho khỏi để cắt đứt nguồn lây.Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ em sơ sinh hoặc khi trẻ em còn dưới 1 tuổi.Giữ gìn sức khỏe: Không để suy dinh dưỡng, không để bị nhiễm HIV.Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở phải thông thoáng, đủ ánh sáng.Bệnh nhân lao cần khạc đờm vào mảnh giấy hoặc cốc giấy có nắp đậy rồi đốt đi, thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân.Xin trân trọng cảm ơn !Bộ GD&ĐTCTCLQG

File đính kèm:

  • ppthoi_thao_phong_chong_lao.ppt
Bài giảng liên quan