Bài giảng Sinh lý cây lúa, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và phòng trừ dịch hại

3. Các yếu tố ảnh hưởng:

- Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây mạ. Đặc biệt là nhiệt độ thấp, dưới 14oC cây mạ ngùng sinh trưởng.

- Ánh sáng yếu kết hợp nhiệt độ thấp làm cho cây mạ trắng lá, nếu kéo dài mạ sẽ chết.

- Dịch hại: Giai đoạn mạ thường bị các loại dịch hại như sau

 + Bọ trĩ, chuột, bệnhLSĐ, VL,LXL.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 6436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh lý cây lúa, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và phòng trừ dịch hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 | 0 15 - 20ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngàyGieo Cấy 40 – 45 ngày Làm đòng 30 ngày Trỗ 30 ngày Chín | Mạ | Đẻ nhánh Làm đốt, làm đòng | Hỡnh thành hạt Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng Thời kỳ sinh trưởng sinh thựcChiều dài bụngChiều cao cõyTrọng lượng hạtKhả năng đẻ nhỏnhNhỏnh vụ hiệuSố bongSơ đồ sinh trưởng của cây lúa có TGST 120 ngàySinh lý cây lúa, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và phòng trừ dịch hại Mạ Cấy Đẻ nhánh Đòng Trỗ Thu hoạch 15 - 20 ngày 40 – 45 ngày 30 ngày 30 ngày Tuổi mạ TG ST I. CáC thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúaCây lúa từ khi nảy mầm đến thu hoạch được người ta chia làm 3 thời kỳ chính.1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này cây lúa hình thành nhánh, lá và một phần thân. Cần tác động tổng hợp các biện pháp kỹ tuật tạo cho cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh tập trung có nhiều dảnh hữu hiệu.2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông, nếu chăm sóc chu đáo, đủ dinh dưỡng và cân đối tời tiết thuận lợi thì số hoa trên 1 bông được hình thành tối đa, tiền đề cho việc có được nhiều hạt chắc trên bông.3. Thời kỳ trỗ - chín: ở thời kỳ này cây lúa thụ phấn thụ tinh, xẩy ra quá trình tích luỹ tinh bột và sự hoàn thiện của phôi lúa. Nếu thời tiết thuân lợi, đủ dinh dưỡng, không bị dịch hại phá hoại thì các lúa đã được thụ tinh phát triển thành hạt chắc và đây là sản phẩm thu hoạch chính của cây lúa.II. Dinh dưỡng khoáng của cây lúa.Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa cần rất nhiều yếu tố dinh dưỡng vi lượng và đa lượng (N, P, K, Ca, Mg, S, Cl, Si, Fe, Mn, B, Zn, Cu). Nhưng những nguyên tố đa lượng sau đây là không thể thiếu.1. Dinh dưỡng đạm.Đạm là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây trồng nói chung đặc biệt với cây lúa nói riêng, đạm giữ một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Đạm là yếu tố cơ bản trong trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá...- Thiếu đạm cây thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, lá vàng, bông nhỏ ít hạt năng suất thấp.- Thừa đạm lá có màu xanh đậm, thân vống gây hiện tượng lốp đỗ non, nhiễm nhiều loại sâu bệnh, tỷ lệ lép cao năng suất giảm và nhiễm nhiều loại dịch hại.- Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào 2 thời kỳ.+ Thời kỳ đẻ nhánh.+ Thời kỳ làm đòng.2. Dinh dưỡng lân.Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào. Lân có liên quan chặt chẽ đến hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Cùng với đạm, lân xúc tiến phát triển của bộ rễ lúa và làm tăng số nhánh đẻ, đồng thời làm cho cây lúa trỗ bông và chín sớm hơn, tăng cường kháng bệnh.- Cây lúa hút lân mạnh nhất vào giai đoạn đẻ nhánh.- Thiếu lân lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài mềm yếu mép lá có màu vàng tía. Cây lúa đẻ kém, thời kỳ trỗ bông, chín chậm và kéo dài, hạt lép nhiều vỏ hạt không sáng, năng suất giảm 3. Dinh dưỡng kaly.Kaly được cây hút dưới dạng K+ và được hút nhiều như đạm, nhưng thừa kaly không có tác hại bằng thừa đạm.- Cây lúa hút kaly nhiều ở thời kỳ đầu sinh trưởng, người ta thấy kaly có tỷ lệ cao ở thời kỳ lúa làm đòng.- Thiếu kaly không ảnh hưởng mấy đến đẻ nhánh, nhưng cây thấp, lá hẹp, màu xanh tối, lá khô nhanh. ở thời kỳ làm đòng thiếu kaly làm cho các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh và tỷ lệ bạc bụng cao, phẩm chất gạo bị giảm. Sinh lý cây lúa giai đoạn nẢY MẦM và các biện pháp tác động1. Thời gian. - Thời gian: 4-6 ngày tuỳ vào điều kiện thời tiết, giai đoạn này được tính từ khi ủ hạt giống đến khi nảy mầm.2. Đặc điểm cơ bản: - Sự phát triển của mầm nhờ vào dinh dưỡng có trong nội nhú, sự phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ, khả năng hút nước và không khí.- Giai đoạn này có nhiều hoạt động xảy ra trong hạt giống đang nảy mầm như: Hoạt động của men phân giải tinh bột thành đường gluco vận chuyển về nuôi phôi làm cho rễ phôi phát triển xúc tiến quá trình được tốt. Các hợp chất chứa protít, chứa lân cũng bị chuyển đổi thành các chất dễ tiêu vận chuyển về nuôi phôi phát triển.3. Các yếu tố ảnh hưởng:Nước là yếu tố cần thiết cho hạt nảy mầm, hạt đủ nước các quá trình biến đổi xẩy ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt. Nếu hạt giống ngâm quá lâu trong nước thì phôi sẽ phát triển chậm và nảy mầm sẽ mảnh và yếu. ủ giống làm cho hạt ẩm tăng sự phát triển của phôi và hạt nảy mầm đồng đều. Nhiệt độ quá cao hoặc thấp làm ảnh hưởng đến các hoạt động bên trong hạt giống làm tỷ lệ nảy mầm giảm hoặc chết mầm. ô xy rất cần thiết cho các phẩn ứng sinh hoá xảy ra trong hạt, đặc biệt là sự hoạt động của các men xúc tiến quá trình của hạt. Nếu hạt giống xấu cũng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và ngược lại.4. Các biện pháp tác động- Phải ngâm hạt giống đủ thời gian- Phải tạo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, đầy đủ để hạt nẩy mầm tốt. Nhiệt độ ấm áp rất cần thiết để tăng cường các hoạt động của các men trong hạt đẩy mạnh sự phát triển của phôi, nhiệt độ thích hợp 30 – 350CSinh lý cây lúa giai đoạn ma và các biện pháp tác động1. Thời gian. - Tính từ khi gieo đến khi có 3 lá thật khoảng 15 - 20 ngày tuỳ mùa vụ.2. Đặc điểm cơ bản: - Cây còn nhỏ lá ít không yêu cầu nhiều dinh dưỡng, giai đoạn đầu cây mạ sống chủ yếu nhờ dinh dưỡng có sẵn trong nội nhũ.3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây mạ. Đặc biệt là nhiệt độ thấp, dưới 14oC cây mạ ngùng sinh trưởng.- ánh sáng yếu kết hợp nhiệt độ thấp làm cho cây mạ trắng lá, nếu kéo dài mạ sẽ chết.- Dịch hại: Giai đoạn mạ thường bị các loại dịch hại như sau + Bọ trĩ, chuột, bệnhLSĐ, VL,LXL...4. Biện pháp tác động- Cường độ ánh sáng phải đầy đủ- Kỹ thuật canh tác: Làm đất nhuyễn, gieo mật độ thích hợp, Phân bón tưới nước đầy đủ cân đối, chọn giống tốt, bố trí thời vụ hợp lý, thăm đồng thường xuyên.Sinh lý cây lúa giai đoạn đẻ nhánh và các biện pháp tác độngI. Giai đoạn Đẻ nhánh1. Thời gian.Tính từ khi cây lúa có 3 lá thật (với lúa gieo thảng) hoạc sau cấy 7 - 10 ngày đến khi cây lúa bước sang giai đoạn đứng cái (TKSK). Thời gian này khoảng 30 - 45 ngày phụ thuộc vào giống, mùa vụ, điều kiện thâm canh và ngoại cảnh.2. Đặc điểm cơ bản:- Thân lúa bẹt số lượng dảnh lúa tăng lên rất nhanh, màu sắc lá xanh mượt- Tốc độ phát triển chiều cao cây lúa tăng mạnh.- Đây là giai đoạn này quyết định số dảnh lúa trên một đơn vị diện tích.- Tiếp tục ra thêm lá nhiều lá mới- Đây là giai đoạn cây lúa cần rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là đạm và kaky là giai đoạn tiền đề tạo năng suất lúa sau này.3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Giống và mật độ gieo cấy: Bản chất giống và mật độ gieo cấy là yếu tố quyết định cho quá trìh đẻ nhánh, giống đẻ nhiều cấy mật độ phù hợp cây lúa đẻ nhiều.- Nhiệt độ, ánh sáng: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng không đầy đủ đều ảnh hưởng tới quá trình đẻ nhánh của cây lúa.- Nước và chế độ nước: Thiếu nước và thừa nước đều làm giảm khả năng và tốc độ đẻ nhánh của cây lúa- Dinh dưỡng: Thời kỳ này cây rất cần dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kaly, bón phân cân đối đủ lượng làm cho cây lúa đẻ khoẻ, đẻ tập trung tăng số dãnh hữu hiệu, tăng năng suất.- Dịch hại: Đây là giai đoạn rất mẫn cảm của cây lúa với các loại dịch hại, cây lúa thường nhiễm một số loại sau.+ Sâu cuốn lá nhỏ, đục thân, + Bệnh LSĐ, nghẹt rễ,...4. Biện pháp tác động.- Thời vụ: Bố trí thời vụ thích hợp để giai đoạn đẻ nhánh trùng vào cung thời tiết thuận lợi nhất cho cây lúa đẻ nhánh.- Phân bón: Giai đoạn này rất cần dinh dưỡng do đó phải bón đủ đúng đặc biệt là đạm và kaly Tưới nước: Duy trì mực nước 3 - 5 cm trong ruộng, ở những vùng chủ động nước sau khi thúc đẻ 5 - 7 ngày tháo kiệt nước trong 7 - 10 ngày..- Phòng trừ dich hại: Thăm ruộng thường xuyên, xử lý kịp thời các đối tượng dịch hại khi mật độ, tỷ lệ cao.Sinh lý cây lúa giai đoạn TKSK và các biện pháp tác động1. Thời gian.Tính từ khi cây lúa kết thúc giai đoạn đẻ nhánh bước sang giai đoạn đứng cái - làm đòng. Thời gian này phụ thuộc vào giống, mùa vụ, điều kiện thâm canh và ngoại cảnh.2. Đặc điểm cơ bản:- Thân lúa bắt đầu tròn, lá đứng cứng, chóp lá có thắt eo, màu sắc lá chuyển sang màu xanh vàng.- Khi bóc cây lúa ỏ đầu điểm sinh trưởng có khối màu trắng mịn như bông.- Giai đoạn này quyết định chiều dài bông, số gié/bông, số hoa lúa/bông.- Tiếp tục ra thêm lá ( lá đòng và lá bao đòng).- Cây lúa vươn lóng mạnh cao lên nhanh.- Đây là giai đoạn cây lúa từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Nên có sự biến đổi rất lớn về chất do đó yêu cầu dinh dưỡng và nước rất lớn. Sản phẩm của quá trình quang hợp được vận chuyển về TKSK là tiền đề tạo năng suất lúa sau này.3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Giống: Bản chất giống là yếu tố quyết định cho quá trình phân hoá mầm hoa, giống có tiềm năng năng suất cao thì số mầm hoa được phân hoá nhiều và ngược lại.- Nhiệt độ, ánh sáng: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng không đầy đủ đều ảnh hưởng tới quá trình phân hoá mầm hoa.- Dinh dưỡng: Thời kỳ này cây rất cần dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kaly, bón phân cân đối đủ lượng tạo thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa, số hoa hoàn chỉnh tăng lên.- Dịch hại: Đây là giai đoạn rất mẫn cảm của cây lúa với các loại dịch hại, cây lúa thường nhiễm một số loại sau.+ Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, đục thân, nhện gié, rầy nâu - rầy lưng trắng. + Bệnh khô vằn, LSĐ, bạc lá...4. Biện pháp tác động.- Thời vụ: Bố trí thời vụ thích hợp để giai đoạn phân hoá đòng trùng vào cung thời tiết thuận lợi nhất cho sự phân hoá mầm hoa.- Phân bón: Giai đoạn này rất cần dinh dưỡng do đó phải bón đủ đúng đặc biệt là đạm và kaly.- Tưới nước: Sau thúc đòng 5 – 7 ngày tháo cạn ruộng trong 7 – 10 ngày, sau đó duy trì mực nước 3 – 5 cm trong ruộng. - Thăm ruộng thường xuyên, xử lý kịp thời cỏ dại và các đối tượng dịch hại khi mật độ, tỷ lệ cao.Sinh lý cây lúa giai đoạn ôm đòng và các biện pháp tác động1. Thời gian: Tiếp sau giai đoạn tượng khối sơ khởi.2. Đặc điểm cơ bản:- Là giai đoạn hình thành và hoàn chỉnh các bộ phận của hoa lúa ( vỏ trấu, hạt phấn, nhị, nhuỵ...).- Các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá được vận chuyển về đòng lúa.3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Giống là yếu tố quyết định số hoa và hoa hữu hiệu nhiều hay ít.- ánh sáng yếu hoa phát triển kém, tỷ lệ hoa hoàn chỉnh không cao.- Đủ phân bón, nước tỷ lệ hoa hữu hiệu cao và ngược lại.- Nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới thụ phấn thụ tinh tỷ lệ lép cao.- Các loại sâu bệnh như rầy nâu, cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh LSĐ, bệnh khô vằn, bạc lá gây hại làm giảm năng suất.4. Biện pháp tác động:- Luôn luôn duy trì mực nước 5 - 10 cm trong ruộng.- Bón phân nôi đòng (chỉ bón cho những chân ruộng xấu, cây sinh trưởng kém).- Theo dõi xử lý kịp thời các loại dịch hại.Sinh lý cây lúa giai đoạn trỗ bông phơi màu và các biện pháp tác động1. Thời gian:Từ khi hoa lúa đầu tiên chui ra khỏi bẹ lá đòng đến khi kết thúc quá trình phơi màu của bông lúa.2. Đặc điểm cơ bản:- Lóng cây vươn nhanh đẩy bông lúa ra khỏi bẹ lá đòng.- Hoa lúa đã phát triển thành thục.Rất mẫm cảm với thời tiết và các loại dịch hại.- Xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh ( 98% hoa lúa tự thụ ).3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Thời tiết: Nhiệt độ quá cao, quá thấp, ánh sáng yếu đều ảnh hưởng lớn đến quá trình phơi màu của bông lúa. Gió to mưa lớn quá trình phơi màu bị ảnh hưởng, tỷ lệ lép cao.- Nước: Nếu thiếu nước quá trình trỗ bông phơi màu gặp nhiều khó khăn vì cơ chế tách vỏ trấu nhờ nước, ẩm độ thấp không khí khô làm cho hạt phấn không nảy mầm được ảnh hưởng tới thụ phấn, thụ tinh.- Sâu bệnh: Trong giai đoạn này cây lúa thường nhiễm một số đối tượng sau+ Sâu đục thân, nhện gié, Rầy nâu - rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ.+ Bệnh khô vằn, bệnh LSĐ, bệnh bạc lá VK...4. Biện phát tác động:- Luôn duy trì mực nước trong ruộng 3-5 cm để cho cây lúa đủ nước thúc đẩy nhanh quá trình trỗ bông phơi màu.- Tránh tác động cơ giới khi không cần thiết.- Kiểm tra thường xuyên ruộng lúa xử lý kịp thời các loại dịch hại khi có mật độ tỷ lệ cao.Sinh lý cây lúa giai đoạn chín và các biện pháp tác động1. Thời gian. Hoa lúa sau phơi màu chuyển sang giai đoạn chín sữa - chín sáp - chín hoàn toàn.2. Đặc điểm cơ bản:- Chín sữa: Hoàn chỉnh các bộ phận như vỏ trấu, nội nhũ, hạt gạo dần dần được đầy lên.- Chín sáp: Vỏ gạo vẫn còn màu xanh, nội nhũ đặc nhưng còn mềm như sáp có màu trắng đục.- Chín hoàn toàn: Vỏ gạo có màu nâu, sự sắp xếp tinh bột trong hạt gạo sít nên hạt có màu trong.Đặc điểm chung của quá trình này: Quá trình quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh. Chất hữu cơ được vận chuyển về cơ quan dự trữ là hạt lúa.3. Các yếu tố ảnh hưởng:- Nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp, tích luỹ chất khô do đó ảnh hưởng tới sự vào chắc của hạt.- Dinh dưỡng và nước: Cần cho quá trình trao đổi chất đặc biệt là kaly đây là nhân tố tăng cường quá trình vận chuyển chất khô về hạt.4. Biện pháp tác động:- Duy trì mực nước 3 - 5 cm ở giai đoạn chín sữa, từ chín sáp - chín hoàn toàn có thể rút nước trên ruộng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chín của hạt. 

File đính kèm:

  • pptsinh_truong_cay_lua_va_quan_ly_dich_hai.ppt
Bài giảng liên quan