Bài giảng Tập đọc Lớp 3 - Bài: Tiếng đàn - Lưu Mai Dung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
GV: Khi nghe đoạn nhạc này con cảm thấy thế nào?
Các con ạ, âm nhạc mang lại cho con người biết bao điều kì diệu, nó giúp chúng ta thoải mái, dễ chịu và thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Bài tập đọc hôm nay chúng mình cùng làm quen với tiếng đàn của một bạn nhỏ và cùng cảm nhận xem tiếng đàn của bạn nhỏ hay như thế nào qua bài tập đọc Tiếng đàn của Lưu Quang Vũ.
- Các con mở vở ghi bài.
Giáo viên: L ưu Mai Dung Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Tiếng đàn Kiểm tra bài cũ GV: Tiết trước con đã được học bài Mặt trời mọc ở đằng Tây, cô kiểm tra bài cũ (1 bạn lên bảng đọc đoạn 1 và đoạn 2) GV: Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lý? (Mặt trời mọc ở đằng Tây là vô lí vì mặt trời thường mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây). GV: Nhận xét phần đọc bài và trả lời của bạn. Cô cũng đồng ý với ý kiến của ạn và thưởng cho bạn một điểm 10. GV: Bạn nào xung phong lên bảng đọc đoạn 2 và đoạn 3. (HS đọc bài) GV: Qua bài đọc, con thấy Pu-skin là người như thế nào? (Từ nhỏ Pu-skin là người có tài sáng tác thơ rất nhanh, không những thế, ông còn có tài ứng biến những tình huống bất ngờ) GV: Cô thấy bạn đọc hay, diễn cảm, trả lời đúng và đầy đủ, cô thưởng cho bạn 1 điểm 10. Qua phần KTBC cô thấy các con chuẩn bị bài rất tốt, cô sẽ thưởng cho chúng mình một đoạn nhạc, các con hãy chú ý lắng nghe nhé. Bài mới Giới thiệu bài. GV: Khi nghe đoạn nhạc này con cảm thấy thế nào? Các con ạ, âm nhạc mang lại cho con người biết bao điều kì diệu, nó giúp chúng ta thoải mái, dễ chịu và thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Bài tập đọc hôm nay chúng mình cùng làm quen với tiếng đàn của một bạn nhỏ và cùng cảm nhận xem tiếng đàn của bạn nhỏ hay như thế nào qua bài tập đọc Tiếng đàn của Lưu Quang Vũ. Các con mở vở ghi bài. Luyện đọc Đọc mẫu GV: Mở SGK trang 54 và lắng nghe cô đọc bài GV đọc mẫu Nối tiếp đọc mỗi bạn một câu, bắt đầu từ bạn GV: Các con quan sát bức tranh trên màn hình và cho cô biết bạn Thủy đang chơi loại nhạc cụ nào? (Violon) GV: Đúng rồi, Violon là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây hay còn gọi là vĩ cầm. Để cây đàn này phát ra âm thành thì cần có một vật dụng, vật dụng đó là gì? (ắc-sê) Giải nghĩa từ ăc-sê: cái cần có căng dây để kéo đàn violon. Nối tiếp đọc lần 2, để đọc đúng và lưu loát các con cần chú ý các từ khó đọc và dễ sai khi viết. (GV đưa từ khó cho HS đọc) (HS đọc nối tiếp, đồng thanh) Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn? (2 đoạn) Để đọc hay bài tập đọc này các con cần đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nối tiếp đọc 2 đoạn (2 HS đọc) Đọc lại đoạn 1, để thể hiện bài thật đúng thì ngoài việc ngắt nghỉ đúng thì các con cần lưu ý câu dài, trong đoạn 1 có câu dài, tìm và đọc câu dài đó lên. (GV đưa câu dài) Nhận xét, 1 HS đọc lại. - Các con đọc thầm đoạn 2, tìm câu dài và cách ngắt nghỉ. Bạn nào đã tìm được câu dài? Đọc lên. Bạn nào có thể thể hiện đúng cách ngắt nghỉ câu dài này? Đọc nối tiếp 2 đoạn của bài. Để giúp cho bạn nào cũng đọc hay như bạn .. và bạn .. thì các con sẽ luyện đọc nhóm đôi trong vòng 2 phút. 2 phút bắt đầu. (GV nhận xét phần đọc của các nhóm. Gọi 2 nhóm đọc bài) Nhóm nào muốn thi đọc? Gọi 3 nhóm thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất. HS nhận xét. Bài đọc này tương đối dài, các con chỉ đọc đồng thanh đoạn 2 nhé. HS đọc đồng thanh. Hiểu nội dung của bài sẽ giúp các con đọc bài hay hơn. Cô trò mình cũng qua phần tìm hiểu bài. Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi số 1. Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? HS trả lời: Thủy nhận cây đàn, lên dây và kéo thử. GV: Con hiểu lên dây có nghĩa là gì? (Chỉnh dây đàn cho đúng và chuẩn) GV: Đúng rồi, lên dây là việc làm quen thuộc của các nhạc công và chỉnh lại dây đàn cho âm thanh phát ra thật chuẩn, nhờ sự chuẩn bị ấy mà Thủy đã chơi đàn rất thành công và bản nhạc Thủy chơi đã vang lên những âm thanh thật tuyệt. GV: Vậy tiếng đàn của Thủy được miêu tả bằng những từ ngữ nào? (trong trẻo, vút bay lên) GV: Đúng rồi, khi chơi đàn dường như Thủy đã hòa quyện tâm hồn mình với bản nhạc. Con hãy tìm những từ ngữ miêu tả nét mặt của Thủy khi kéo đàn? (Vầng trán cô bé như tái đi, nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi cong dài cong khẽ rung động) GV: Vậy cử chỉ, nét mặt đó thể hiện điều gì? (hồi hộp, lo lắng) Trong tâm trạng của người đi thi cũng giống như các con, Thủy không tránh khỏi sự hồi hộp. Chuyển: Tuy nhỏ tuổi nhưng Thủy rất say mê với âm nhạc. Tiếng đàn bay bổng của Thủy dường như làm cho khung cảnh trở nên tươi đẹp hơn, thanh bình hơn. Để hiểu rõ hơn điều đó cô trò mình cùng chuyển qua đoạn 2. 1 HS đọc đoạn 2. Các con thảo luận nhóm đôi trong 30 giây để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 4. (vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. cao thấp) GV: Con hiểu dân chài là những người làm nghề gì? (làm nghề đánh cá) Tìm một từ nói về hoạt động của dân chài có trong đoạn 2 (tung lưới) Qua bài tập đọc này con thấy tiếng đàn của Thủy như thế nào? (rất hay, trong trẻo.) Chốt nội dung bài: Đúng đấy, tiếng đàn thật trong trẻo, hồn nhiên, nó phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Nhờ vậy người nghe như thấy yêu cuộc sống hơn. Để thể hiện được nội dung của bài, khi đọc các con cần chú ý các từ ngữ sau: GV đưa ra đoạn văn (đoạn 1) – GV đọc mẫu. GV: Cô mời 1 bạn thể hiện lại đoạn văn trên bảng. (Hs đọc) Bạn nào muốn nối tiếp thể hiện bài. (1 HS đọc lại đoạn 2 trong bài) GV: Cô mời một bạn đọc lại cả bài. Các con đọc rất tốt, cô cũng cảm thấy xúc động khi lắng nghe phần đọc của các con. Quà tặng hôm nay cô dành cho các con là một bản nhạc được chơi bởi nghệ sĩ chơi đàn vĩ cầm. Các con cùng theo dõi nhé. Liên hệ: Ở lớp mình có bạn nào biết chơi nhạc cụ nào không? (2-3 HS trả lời) Vậy con thấy khi chơi nhạc, hoặc nghe nhạc con cảm thấy thế nào? (thoải mái, dễ chịu) *Chốt bài: À đúng rồi đấy các con ạ, âm nhạc đã mang đến cho con người của chúng ta những điều kì diệu và làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, thoải mái hơn. Cô mong rằng các con sẽ có nhiều tiết học thú vị và bổ ích như ngày hôm nay.
File đính kèm:
- bai_giang_tap_doc_lop_3_bai_tieng_dan_luu_mai_dung.doc